Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

31/07/2018

MH370 vẫn bí ẩn sau 4 năm tìm kiếm : báo cáo ngày 30/7 của chính phủ Malay

Hơn 4 năm về trước, ngay sau khi tai nạn MH370 xảy ra, các nhà tâm linh người Malay đã làm lễ cầu hồn để gọi MH370 trở về (xem lại ở đây và ở đây), nhưng từ đó đến nay vẫn vô vọng.

Ngay sau khi MH370 mất tích, thì từ Việt Nam, các nhà tâm linh Đại Việt đã đưa ra những lời phán quyết, ví dụ của cô Vũ Thị Hòa (ở đây và ở đây).

30/07/2018

Buồn nhỉ, thêm một nghi án đạo văn kì lạ : thư pháp gia Lê Quốc Việt lên tiếng về "Lịch sử thư pháp Việt Nam"

Gần đây, có cuốn Lịch sử thư pháp Việt Nam được xuất bản. Tác giả sách là một nhà nghiên cứu trẻ thuộc viện nghiên cứu lân cận, là Viện Nghiên cứu Tôn giáo, là ông em Nguyễn Sử (tức Nguyễn Hữu Sử). Sách in bởi Nhã Nam, về hình thức thì rất đẹp. 

Bây giờ là lên tiếng về cuốn sách ấy, của một ông bạn là Lê Quốc Việt - một họa sĩ tốt nghiệp Mĩ thuật Yết Kiêu, và đặc biệt là một thư pháp gia Hán Nôm hàng đầu của Việt Nam hiện nay (là đánh giá của riêng Giao Blog).

Nhìn lên Đèo Gió ở Ngân Sơn : lại chuyện "ăn" và "lợi ích nhóm" trên biển quảng cáo nông thôn mới

Đèo Gió ở Ngân Sơn (thuộc tỉnh Bắc Cạn) là một địa danh nổi tiếng ở mạn Đông Bắc. Có rất nhiều kỉ niệm với Đèo Gió, nhất là hồi xe khách cà tàng đi như bò trên đường rồi hay dừng lại ở đỉnh đèo cả tiếng đồng hồ. Hình như cánh lái xe ngày đó vẫn ở trong tiềm thức mà nghĩ rằng, lên đến Đèo Gió là coi như hành trình đã qua được ải khó nhất, cần phải nghỉ ngơi để xả hơi chút.

29/07/2018

Một ngôi chùa Việt trên đất Nhật : "Chùa Việt Nam" tại tỉnh Kanawaga

Tỉnh Kanagawa nằm bên cạnh thủ đô Tokyo. Ngôi chùa được một nhà sư lưu học Nhật Bản ở lại và kiến thiết vào cuối thập niên 1990.

Hiện tại, trên khắp nước Nhật có khoảng năm sáu ngôi chùa Việt. Nhưng nếu mang tên "Chùa Việt Nam" (tên chùa lấy luôn tên nước) thì là duy nhất, tọa lạc ở tỉnh Kanagawa. Bản thân cái tên cũng cho thấy sự "mở đầu" của chùa Việt trên đất nước Phù Tang.

Thú vị là hoành phi (đại tự), câu đối đều viết bằng chữ quốc ngữ. Không sử dụng chữ Hán.

Minh triết dân gian Việt Nam theo cái nhìn của cố Cả (Léopold Cadière)

Bài đã hoàn thành vào năm 2010 của cố học giả Trần Văn Toàn (có thể đọc lại ở đây). Lần gặp gỡ đầu tiên với ông cùng phu nhân người Bỉ là tại Hà Nội, vào quãng năm 2008. Trong các câu chuyện dài dài khi đó, ông có nói đến việc chuẩn bị viết bài về cố Cả.

Trong lúc ông viết, qua e-mail, ông có thảo luận về chữ "linh thanh" hay "thanh linh". Rồi đi đến tạm kết rằng, đó là một cách viết khác của "thiêng". Tôi vẫn trở đi trở lại nói rằng, cách viết về tôn giáo Việt Nam của cố Cả rất độc đáo nhưng là khó khi sử dụng cho tôi (ví dụ trích dẫn), còn khi đọc như tác phẩm văn học thì rất thích.

27/07/2018

Bóng ma của Hà Minh Thành : trang Phạm Viết Đào loan tin Hà Minh Thành đã mất 2 năm trước

Trong bài viết vừa đưa lên trang của mình, ông Phạm Viết Đào có viết:
"Tài liệu này Hà Minh Thành dịch gửi cho blogger Phạm Viết Đào và được đưa lên blog 30/07/2010.
Xin chú thích thêm: Hà Minh Thành tên thật là Hà Chính Quang, quê ở Phú Yên, anh sang Nhật từ trước 1975 lấy vợ Nhật và là con rể của ông của ông Ishii Hajime người đứng đầu lực lượng cảnh sát Nhật thời điểm năm 1994.
Hà Minh Thành đã mất cách đây 2 năm…Hà Minh Thành là người từng gửi cho blogger Phạm Viết Đào nhiều thông tin về cuộc chiến Lão Sơn và anh cũng đã cộng tác với BBC năm 1984…".

26/07/2018

Dân Nhật biểu tình phản đối Olympic Tokyo 2020, với lí do : tuyển thủ các nước sẽ chết thiêu do quá nóng !

Có nhiều lí do được đưa ra, và người ta lập riêng một trang web để phản đối, các hoạt động biểu tình trên đường phố đang được diễn ra.

Trong đó, một lí do chính được nêu là: Olympic Tokyo 2020 sẽ khai mạc vào hạ tuần tháng 7, tức là dịp nóng nhất ở Nhật Bản (nhất là gần đây, cái nóng như thiêu liên tục diễn ra, ví dụ năm nay 2018 thì đọc ở đây). Người ta phê phán rằng: sinh mệnh của các tuyển thủ không hề được tính toán đến trong khi quyết định thời gian khai mạc. Ai lại ấn định khai mạc vào hạ tuần tháng 7 ?

25/07/2018

"Thông tin mạng chất lượng cao" : trường hợp tướng Hùng nhận thủ lãnh Bộ 4T

Toàn người không xa lạ. Là tướng Nguyễn Mạnh Hùng thì đã thấy ở đây khá lâu trước (từ tháng 7 năm 2016). Đó là người vừa được cử nhận chức thủ lãnh Bộ 4T thay cho ôngTrương Minh Tuấn (đang nóng ở đâyở đây).

Để thay một con trên bàn cờ, phải đưa vào đó một con tướng. Nhưng mà, bây giờ nhìn đâu, cũng thấy nhóm Lã Bất Vi ở gần hoặc rất gần. Tướng, , và vua, đều có thể buôn được với họ Lã. 

Cô gái Đồ Long Hương Trà thì đã đưa tin về việc thay tướng cho từ khá lâu, vào ngày 17/7/2018, đọc toàn bộ ở đây (mục 3 và nhận xét 1).

24/07/2018

Lễ hội mùa hè ở thành phố quê : ngày 24 và 25 tháng 7

Một người bạn vừa gửi mail hôm qua bảo rằng, chỗ anh ấy ở miền trung Nhật Bản đang thời điểm nóng như thiêu như đốt, không khác gì Hà Nội, hàng ngày cứ kéo dài liên tục chính là cái nhiệt độ khoảng 38 - 39 độ ngoài trời. Bạn đã sinh sống trong một thời gian rất dài tại Hà Nội, như thành người Hà Nội, giờ trở lại Nhật là để quen với cái nóng Hà Nội tại Nhật !

Ở vùng thành phố quê thuộc miền nam Nhật Bản thì cũng nóng không kém. Chính lúc nóng thế này, thường là đợt nóng đỉnh nhất hàng năm, thì lễ hội mùa hè sẽ được tổ chức. Ngày 24 và 25 tháng 7. Ngày xưa là theo lịch âm (nông lịch), còn bây giờ là tính lân sang lịch Tây.

Cập nhật 2018 : đâu chỉ có tỉnh Hà Giang, giáo dục đang mục từ nóc và khắp nơi (2)

Entry mở đầu là ở đây (bài đã bắt đầu từ 18/7/2018, với tiêu đề Cập nhật 2018 về "nhìn lại truyền thống Hiếu Học của người Việt" : đâu chỉ có tỉnh Hà Giang, giáo dục đang mục từ nóc và khắp nơi). Vì dung lượng đã quá đầy, khó khăn cho việc bổ sung, nên mở entry mới.

Cơn bão bắt đầu từ Hà Giang, và công phát hiện đầu tiên thuộc về một nhóm giáo viên trẻ (phân tích các bất thường, và lựa chọn Hà Giang với những biểu hiện bất thường nhất mà đưa thông tin). Nếu có khen thưởng, thì cần khen thưởng nhóm giáo viên trên, mà không phải là Bộ Giáo dục.

Cập nhật tiếp từ hôm nay, ngày 24/7/2018.

23/07/2018

Câu chuyện về Hà Giang, nhâm nhi với nhà văn Tô Hoài (qua bài của Xuân Ba)

Hà Giang địa đầu của tổ quốc, với những địa danh như Vị Xuyên, Mèo Vạc,... bỗng độ này trở nên nổi bật trong "hệ thống" giáo dục quốc gia. Những thông tin chính thống của báo chí thì đang theo dõi ở đây, dĩ nhiên là có tham khảo các nguồn khác, cả những mảnh nho nhỏ về gia tộc họ Triệu hiện nay.

Còn câu chuyện gia tộc họ Vương, thì hồi tháng 5 năm nay, tôi đã được nghe trực tiếp từ một người thực sự là có quan hệ với họ, bằng những sự thực kể bởi người trong cuộc, là anh Lô (đã nhắc qua ở đây). Gia tộc Lô với gia tộc Vương có quan hệ nhiều chiều.

22/07/2018

1973-2018 : hòa nhạc kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Nhật, nhà vua Bình Thành và hoàng hậu giá lâm

Nhà vua Bình Thành đã có lịch làm việc đầu tháng 7 năm 2018 tới viếng thăm bia đá do cụ Phan Bội Châu dựng năm 1918, tức đúng 100 năm trước, để tưởng niệm bác sĩ ân nhân phong trào Đông Du là Asaba (tại thị trấn quê hương của bác sĩ), nhưng do lũ lụt lớn ở các miền Nhật Bản, nên kế hoạch đó đã bị hoãn. Đã đi ở đâyở đây.

Vừa rồi, một buổi hòa nhạc kỉ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt - Nhật được tổ chức tại Tokyo. Nhà vua và hoàng hậu đã giá lâm.