Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

10/01/2017

Những ngôi làng Nghe Lớn, Nghe Nhỏ ở huyện Kông Chro : bây giờ đang đối mặt với vấn nạn tự vẫn

"Kông Chro" hay "huyện Kông Chro", một cái tên tiêu biểu của vùng đất Tây Nguyên, vùng đất gắn với tộc người chủ yếu là Bana. 

Đối với người Việt Nam bình thường, cái tên Bana cũng thật thân quen, từ lúc bé tí có bài Kinh và Bana là hai anh em trong sách giáo khoa. Người Bana ở Kông Chro chủ yếu mang họ Đinh.

Ở Kông Chro, có những ngôi làng thân quen như "Nghe Lớn", "Nghe Nhỏ". Trước đây, blog đã đăng một cái ảnh về làng Nghe Lớn, chụp vào khoảng năm 2007, tức 10 năm về trước, ở đây.  

Bây giờ, vấn nạn tự tử đang xuất hiện ở Kông Chro. Xuất hiện với tỉ lệ cao nhất nước !

09/01/2017

Linh lực của chị em gái, so sánh Việt - Nhật - Đông Á (bài Suenari, 2010)

Một bài quan trọng, không thể bỏ qua khi nói về gia đình và văn hóa Việt Nam. Kết quả của khoảng 15 năm làm điều tra điền dã ở Việt Nam, lại với nền tảng khoảng 30 năm điền dã ở các vùng khác trong khu vực Đông Á. Bản dịch tiếng Việt của BTC hội thảo hiện nay thì dùng tạm.

Vào tháng 2 năm 2010, tức khoảng 7 năm về trước, có một hội thảo về đề tài phụ nữ được tổ chức tại Huế. Khi ấy, nhà dân tộc học/nhân loại học văn hóa Nhật Bản Suenari Michio (nguyên Giáo sư Đại học Tokyo, nguyên Giáo sư Đại học Toyo) đang điều tra điền dã dài hạn tại Huế. Ông đã tham gia hội thảo ấy.

Bản tiếng Việt bài tham luận của ông dưới đây là tài liệu dịch vội từ bản tiếng Anh dùng trong hội thảo, được một học giả Việt Nam cùng tham gia hội thảo đưa lên blog vào năm đó (blog Chi).

06/01/2017

Khai bút 2017 : Hầu chuyện người thầy viết văn, tác giả chùm ca dao trong sách giáo khoa

Do mình mải du lãng, còn thầy một dạo vào nam với người con trai, nên tới cả hai mươi năm, hai thầy trò không có điều kiện gặp nhau.

Ông là thế hệ đàn em, đồng thời cũng là bạn thân thiết của cả Tô Hoài (Hà Nội) và Chu Văn (Nam Định).

Đó là Bút Ngữ, tác giả của bài ca dao mới in trong sách giáo khoa cấp 1 ngày trước và tiểu học bây giờ. Bài ấy có tiêu đề là Làm mưa, như sau:

30/12/2016

Cụ Hiền mang cơm hộp đi địa phương, không phiền hà cỗ bàn đón tiếp

Cụ Hiền là một biệt danh của Hồ Chủ tịch, do các đầu bếp ở khu vực nhà sàn Ba Đình "tự qui định".

Có nhiều ghi chép về việc Cụ Hồ với đoàn nhỏ gọn đi thăm địa phương, đến trưa thì tự lấy cơm hộp ra ăn, không gây phiền hà cho địa phương phải đón tiếp linh đình.

Ở một mẩu đã đưa lên blog này trước đây, có nói về một bữa trưa như vậy, có sự "góp vui" của ông Kim Ngọc và nhà báo Sơn Tùng.

Bây giờ là qua lời kể của một người đầu bếp (phục vụ Cụ Hiền 9 năm, từ 1960-1969). 

Di cư nội địa Việt Nam hiện nay, dưới góc nhìn công an


29/12/2016

Khoa học công nghệ Việt Nam 2016 : nhìn lại của Hiệu Minh

Về chuyến viếng thăm các Viện Hàn lâm của Thủ tưởng Nguyễn Xuân Phúc vào dịp cuối năm 2016, đã tạm điểm tin ở đây.

Nô lệ tình dục thời quân đội Nhật chiếm đóng : Thông tin mới về vụ kiện liên quan

Về nô lệ tình dục thời quân đội Nhật chiếm đóng, đã đi một số entry trước đây, ví dụ ở đây (năm 2011) và ở đây (năm 2014).

Gần đây, đương kim Thủ tướng Nhật Abe cũng đã lên tiếng xin lỗi (ở đây, năm 2015).

Thủ tướng 2016 nói : "Tết này, các đồng chí không phải đi thăm Thủ tướng, Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng nữa"

Phải bắt đầu từ nói đã.
"Đoàn xe ngắn gọn hơn, đón tiếp đơn giản hơn, không phải qua biên giới hai tỉnh đón tiếp, bắt tay, chụp ảnh này khác mất thời gian, vất vả.
Mình đi thế này phải đơn giản hơn, tình cảm anh em, đồng chí trọn vẹn nhưng gần gũi với nhân dân và người dân sẽ rất chú ý vấn đề này", Thủ tướng nhấn mạnh.
"Không đến thì băn khoăn, đến thì xếp hàng chờ khổ cực vô cùng, nhưng lần này, anh em tình nghĩa, thu gọn lại. Mình gương mẫu là rất cần thiết và làm như vậy sẽ nhẹ nhàng cho tất cả các đồng chí.
Có đồng chí nói với tôi, tặng quà Tết anh em băn khoăn lắm, lo lắng lắm nên giờ giảm đi thì sẽ vui vẻ hơn. Chúng ta gặp nhau hàng ngày, các đồng chí ở các tỉnh đi vào, đi ra, lên, xuống xếp hàng đến Hà Nội làm xe nhiều quá, chạy chật cả đường.
Mình làm gương cho nhân dân và nhất là làm giảm việc đi mua hóa đơn, xuất ngân sách ra làm dối trá, rồi phong bì đụng đầu nhau...", Thủ tướng nói.

Luận bàn về Văn hóa giao thông Đại Việt 2016

27/12/2016

Hậu di sản UNESCO : Loạt bài của báo Văn Hóa cuối tháng 12 năm 2016

Mình không biết sự kiện này cho đến sáng nay.

Quả thực, đến tận sáng nay, sau khi sự kiện đã xong mấy ngày, thì mới biết.

Cũng bây giờ mới biết là nhà thơ Trần Đăng Khoa hiện đang là Tổng Biên tập của báo Văn hóa.