Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

29/12/2015

Nô lệ tình dục thời Nhật chiếm đóng Hàn Quốc : Thủ tưởng Abe xin lỗi và đạt thỏa thuận đột phá

Vào chiều Chủ Nhật vừa rồi (27/12), trong câu chuyện cuối năm với những người bạn Nhật, đã thấy ý kiến của quốc dân Nhật với tư thế ngoại giao gần đây của Thủ tướng Abe. Sự tiến triển theo chiều hướng ấm lên trong quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc, với vai trò đạo diễn chính của ông Abe, đã có phần làm quốc dân Nhật ngạc nhiên.

Hôm nay, báo chí đã loan lời xin lỗi của ông Abe về vấn đề "nô lệ tình dục" đối với các nạn nhân người Hàn Quốc. Hai nước đạt thỏa thuận đột phá về vấn đề này.

Cùng về chủ đề này, có thể đọc thêm các entry cũ trên blog này, ở đây và ở đây.


Dưới là tin từ các nơi.

---

安倍総理「責任果たせた」 日韓首脳が電話会談(15/12/28)

韓国の朴槿恵(パク・クネ)大統領と電話で会談しました。

 安倍総理大臣:「最終的、不可逆的な解決を(戦後)70年目の節目にすることができた。今を生きる世代の責任を果たすことができたと考えています」
 電話会談のなかで、安倍総理は「日韓関係が未来志向の新時代に入ることを確信している」と述べ、朴大統領も「安倍総理が直々におわびと反省の気持ちを表明したことは元慰安婦の心の傷を癒やすのにつながる」と評価しました。
http://news.tv-asahi.co.jp/news_politics/articles/000065278.html


社説

慰安婦問題合意  日韓関係の新たな出発点に
 戦後70年、国交正常化50年の節目の年が終わる間際になって、日韓両政府は最大の懸案で大きく歩み寄った。
 従軍慰安婦問題の決着を目指す日韓外相会談がソウルで開かれ、日本側が政府の責任やおわびを表明し、元慰安婦への支援として新たに10億円を拠出することなどで合意した。
 双方は、この合意を慰安婦問題の「最終的かつ不可逆的な解決」と宣言し、国連など国際社会で互いを批判、非難しないことを確認したと明言した。これまで日韓関係の進展を阻んできた慰安婦問題の壁を取り払う重要な前進と言っていいだろう。
 ただ、1991年に韓国で元慰安婦が名乗りを上げて問題が表面化してからでも四半世紀になる。既に多くの元慰安婦が亡くなり、生存者も高齢化が著しい。費やした時間の長さが悔やまれる。
 これら歴史問題をめぐる両政府の冷えた関係は、両国の国民感情もきしませてきた。政府間で最終決着と言っても、関係者、国民の間でただちに受け入れられるわけではないだろう。
 合意で慰安婦問題は消え去るのではなく、今後の日韓関係の中でも互いに心に留め、向き合っていかねばならない歴史である。両政府は合意の実現に向けた誠実な対話と行動を通じて信頼を積み上げ、両国民の融和に向けて努力し続ける必要がある。

 「玉虫色」で折り合い

 慰安婦問題をめぐっては、これまで日本は65年の日韓請求権協定で「解決済み」との立場を通してきた。一方の韓国側は協定の対象外として日本政府の法的責任の明確化や賠償を求め、平行線が続いてきた。だが先月、約3年半ぶりに実現した日韓首脳会談で関係改善の流れを本格化させるため「早期妥結」に向けて合意。双方が受け入れ可能な決着へ政治決断を図った形だ。
 慰安婦問題の責任について、岸田文雄外相は「軍の関与」「政府の責任を痛感」と認め、安倍晋三首相が「心からのおわびと反省」を伝えた。さらに元慰安婦への支援として、韓国政府が設立する財団に日本政府の予算で10億円を拠出するとした。
 岸田氏は「歴代内閣の立場を踏まえた」「日韓が協力して事業を行う」とし、あくまで法的責任や賠償を認めない従来姿勢は変わらないと説明する。一方、韓国側は日本政府による責任への言及や資金拠出を捉え、安易な妥協ではなく「実質的に要求をのませた」と国内向けに説明できる。これまでの戦後処理を覆さず、他の補償問題にも波及させないために、「玉虫色」で折り合うのはやむを得ないとの双方の判断だろう。

 着実な合意の実行を

 一方、日本側が最もこだわったのは、韓国政府が再び問題を蒸し返さないという確約だ。慰安婦問題の表面化後、日本政府は93年に旧日本軍の関与とおわびを記した河野洋平官房長官談話を発表。95年には民間募金で「アジア女性基金」を設立し、元慰安婦に「償い金」を支払ったが、韓国では国家賠償でないとの反発から一部の支給にとどまり、決着につながらなかった苦い経験がある。
 このため基金解散後のフォローアップ事業として年1千万円台で続けてきた元慰安婦の医療、福祉支援を大幅拡充。10億円の一括拠出とともに韓国政府に事業に関与させ、問題を再提起しないとの約束を取り付けた。
 また、ソウルの日本大使館前に市民団体が設立した被害女性を象徴する少女像をめぐっても、韓国側は「関連団体と話し合い、適切な解決に取り組む」と前向きな姿勢を見せた。
 ただ、今回の合意について韓国の元慰安婦や支援団体、与野党からは一定の評価をする一方で、「日本は法的責任を回避した」との批判も強い。朴槿恵(パククネ)大統領は国民向けメッセージを出したが、両国の着実な合意実行を通じ、粘り強く理解を広げていく必要があろう。

 背景に米国の意向も

 長く日韓関係のトゲだった慰安婦問題が急転した背景には、国交正常化50年の節目に加え、いずれも同盟国である米国が早期解決へ強く背中を押したことがある。北朝鮮の核開発問題、中国の軍事、経済的な影響力拡大に対し、アジアの安定のために相互協力が不可欠との日韓双方の共通認識が歩み寄りにつながったと言えよう。
 だが両国間には他にも領土問題を含め難しい課題が残されている。これまで両国それぞれが、歴史問題への強硬姿勢によって一部のナショナリズムに訴え、外交の駆け引き材料にするなど政権維持・強化に利用してきた側面があったことは否めない。それが互いの反感をあおり、複雑化させてもきた。いかなる問題でも対話を閉ざさず、真摯(しんし)に解決への道を探る姿勢が求められよう。
 日韓関係は50年の曲折を経ながらも人の行き来は当初2万人から500万人を超え、経済や文化の相互交流・依存も進んでいる。今回の合意を次の50年への新たな出発点に、あらゆる分野で善隣友好の輪を広げたい。
[京都新聞 2015年12月29日掲載]
http://www.kyoto-np.co.jp/info/syasetsu/index.html

2.

Nhật – Hàn đạt thỏa thuận về vấn đề “phụ nữ giải khuây”

By The Observer29/12/2015
24616387

Nguồn: “South Korea and Japan reach landmark deal on comfort women”, Today Online, 29/12/2015.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hơn 70 năm sau khi kết thúc Thế Chiến II, Hàn Quốc và Nhật Bản đã đạt được một thỏa thuận mang tính bước ngoặt vào hôm qua để giải quyết mâu thuẫn song phương về vấn đề phụ nữ Hàn Quốc buộc phải làm nô lệ tình dục cho quân đội đế quốc Nhật.

Theo thỏa thuận này, Nhật đã đưa ra một lời xin lỗi và hứa đền bù một khoản 1 tỷ yên (11,7 triệu đô la) nhằm loại bỏ một trong những trở ngại khó khăn nhất trong quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Những “phụ nữ giải khuây” là di sản đau đớn nhất từ chế độ thuộc địa của Nhật Bản tại Hàn Quốc, kéo dài từ năm 1910 cho đến khi Nhật thất bại trong Thế Chiến II vào năm 1945.

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản và Hàn Quốc khi công bố các thỏa thuận tại Seoul đã cho biết mỗi bên coi đó là một “giải pháp cuối cùng và không thể rút lại” đối với vấn đề này.

Cả Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã hoan nghênh thỏa thuận này và bày tỏ hy vọng rằng nó sẽ mở ra một chương mới trong quan hệ song phương. Nhưng thỏa thuận này đã bị chỉ trích là không đủ bởi một số cựu nô lệ tình dục còn sống cũng như các chính trị gia đối lập ở Hàn Quốc, nơi tình cảm chống Nhật đang trở nên sâu sắc.

“Do sự tham gia của quân đội mình, Chính phủ Nhật Bản nhận trách nhiệm chân thành đối với vấn đề phụ nữ giải khuây, vấn đề đã làm tổn thương nghiêm trọng danh dự và nhân phẩm của nhiều phụ nữ”, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết hôm qua.

Ông Kishida nói thêm rằng ông Abe đã thể hiện “sự xin lỗi và hối hận từ trái tim của mình đối với tất cả những người đã phải chịu nhiều nỗi đau và những vết sẹo vốn rất khó chữa lành cả về thể chất lẫn tinh thần”.

Ông Abe sau đó cũng đã gọi điện cho bà Park để nói lời xin lỗi tương tự, Văn phòng của bà Park cho biết. “Tôi hy vọng rằng hai nước sẽ hợp tác chặt chẽ để xây dựng lòng tin dựa trên thỏa thuận này và mở ra một mối quan hệ mới”, bà Park nói với ông Abe.

Bà Park, người đã từ chối gặp ông Abe cho đến tháng trước, đã nhiều lần kêu gọi Nhật Bản giải quyết vấn đề đau khổ của các phụ nữ giải khuây trước khi hai nước láng giềng có thể cải thiện quan hệ.

Phát biểu với các phóng viên sau khi gọi điện cho bà Park, ông Abe cho biết thỏa thuận này báo trước một “kỷ nguyên mới” trong quan hệ song phương và nói thêm: “Chúng tôi không thể ép buộc con, cháu, và các thế hệ tương lai của chúng tôi phải gánh vác số phận khi họ phải tiếp tục xin lỗi.”

Mặc dù Nhật trước đó đã từng xin lỗi, bao gồm cả trong một tuyên bố năm 1993 qua đó thừa nhận trách nhiệm về vấn đề này, nhưng thỏa thuận ngày hôm qua báo hiệu một sự thỏa hiệp từ phía ông Abe.

Ngay vào năm ngoái, dưới áp lực từ phía cánh hữu đòi loại bỏ những lời xin lỗi, ông Abe và các đồng minh chính trị bảo thủ của mình đã đồng ý xem xét lại các chứng cứ dẫn đến lời xin lỗi đó.

Ông Tsuneo Watanabe, một nghiên cứu viên cao cấp tại Tokyo Foundation, cho biết ông Abe đã chọn một cách tiếp cận thực dụng vì các mối quan hệ ổn định với Hàn Quốc là rất quan trọng đối với mục tiêu chính sách đối ngoại được ông Abe ưu tiên: Nuôi dưỡng các liên minh để chống lại sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc.” Cuối cùng, Abe cũng tin tưởng vào sự cân bằng quyền lực”, ông Watanabe nói.

Theo thỏa thuận, chính phủ Nhật Bản sẽ cung cấp 1 tỉ yên cho một quỹ mà chính phủ Hàn Quốc sẽ thành lập để giúp đỡ những phụ nữ giải khuây này.

Việc Tokyo sẽ cung cấp tiền trực tiếp từ ngân sách quốc gia là một sự thay đổi đáng kể. Một quỹ trước đó được tạo ra sau lời xin lỗi năm 1993, Quỹ Phụ nữ châu Á, đã dựa vào đóng góp từ các nhà tài trợ tư nhân và không bao giờ được chấp nhận hoàn toàn tại Hàn Quốc.

Nhật Bản cũng giành được một sự nhượng bộ quan trọng từ Seoul: một lời hứa không chỉ trích Tokyo về vấn đề phụ nữ giải khuây nữa. Những phụ nữ Hàn Quốc sống sót sau cuộc chiến đã chủ yếu sống trong sự im lặng vì bị kỳ thị cho đến khi một số người bắt đầu lên tiếng đầu những năm 1990.

Tổng cộng có 238 phụ nữ giải khuây trước đây đã lên tiếng ở Hàn Quốc, nhưng chỉ có 46 người giờ còn sống, hầu hết trong số họ đã 80 – 90 tuổi.

Phản ứng ban đầu từ các cựu phụ nữ giải khuây Hàn Quốc đối với thỏa thuận này là không hề hài lòng.
“Thỏa thuận này không phản ánh quan điểm của các cựu phụ nữ giải khuây”, bà Lee Yong-soo, 88 tuổi, cho biết trong một cuộc họp báo. “Tôi sẽ bỏ qua nó hoàn toàn.” Bà cho biết thỏa thuận này chưa đáp ứng được đòi hỏi lâu nay của họ là Nhật Bản phải thừa nhận trách nhiệm pháp lý và chi trả bồi thường chính thức.

Nhật Bản đã duy trì quan điểm rằng tất cả các vấn đề pháp lý phát sinh từ chế độ cai trị thuộc địa tại Hàn Quốc đã được giải quyết thông qua một điều ước quốc tế năm 1965 nhằm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Các nhà đàm phán từ cả hai quốc gia đã đưa ra một thỏa hiệp thông qua thỏa thuận có chữ nghĩa mơ hồ ngày hôm qua, trong đó không chỉ rõ liệu các trách nhiệm mà chính phủ Nhật Bản công nhận là về mặt pháp lý hay đạo đức. Ông Kishida khẳng định rằng số tiền Nhật Bản hứa cung cấp không phải là một sự bồi thường pháp lý.

http://nghiencuuquocte.net/2015/12/29/nhat-han-dat-thoa-thuan-ve-van-de-phu-nu-giai-khuay/#more-13287

3.



4.

慰安婦問題で日韓が最終決着 日本の責任認める(15/12/28)

1 nhận xét:

  1. Cái này gọi là đời cha ăn mặn đời sau trả nợ đây. Phát xít Nhật gây ra những hệ quả và tội ác chiến tranh và giờ thì chính phủ thực tại của Nhật phải đứng lên xin lỗi và đền bù những điều đó

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.