Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

04/04/2014

Thành phố Nam Kinh (Trung Quốc) : Hướng đến bảo tồn nhà thổ lớn nhất châu Á phục vụ quân đội Nhật trước đây

Dạng nhà thổ này, nhiều năm trước, tôi đã đề cập đến trong một lần trao đổi qua mạng với một hậu duệ của cụ Trần Đông Phong (hiện mộ phần chí sĩ Trần Đông Phong của phong trào Đông Du đang ở Tokyo - Nhật Bản).


点击进入下一页
Khu nhà này, ở thành phố Nam Kinh, sắp tới sẽ được công nhận là di sản văn hóa 


1. Đã viết mấy năm trước về cụ Koyama


Cụ Koyama Katsuzo (92 tuổi vào năm 2007, sinh năm 1915): 
một cựu quân nhân Nhật Bản trong đại chiến thế giới 2, đã từng hành quân đến Nam Kinh



Cụ cũng là một nhà tôn giáo, tự nhận là người có khả năng giao cảm với một chí sĩ/anh hùng Đông Du người Việt Nam là Trần Đông Phong (đã tự sát tại Tokyo năm 1908, khi phong trào Đông Du bị Pháp – Nhật câu kết tiêu diệt)
Hôm nay, chỉ nói đến cụ Koyama trong tư cách là một cựu quân nhân của quân đội viễn chinh Nhật Bản trong đại chiến thế giới 2.

Tôi thực sự vui mừng thấy cụ Koyama hết sức thành thực nói về hiểu biết thực, kí ức thực của cụ về vấn đề "nô lệ tình dục" hay là việc cưỡng bức phục vụ tình dục cho quân nhân Nhật trong cuộc chiến nói trên.

Tôi đã gặp, tiếp xúc dài hạn (hàng 5 – 6 hay 10 năm trời) với nhiều cựu quân nhân Nhật Bản, hỏi họ nhiều lần về vấn đề "nô lệ tình dục", "gái làng chơi" thời chiến, nhưng phần lớn họ đều lảng tránh. Có người còn thề độc với tôi là "không làm gì xấu xa" cả.

Nhưng dần dần, tôi đã hiểu ra. Vì dần dần, tôi đã có trong tay nhiều hồi kí của các quân nhân Nhật, phần lớn là tài liệu viết tay hoặc mới chế bản sơ sơ (các tư liệu này, hiện nay tôi chưa hề công bố ở đâu, vả lại, cũng chưa được phép công bố). Trong các hồi kí, đã thấy những tâm sự thật, mà bình thường (lúc không uống rượu say, lúc không xúc động lớn) thì không ai buột ra miệng !

Thế mới biết, tâm sự bằng miệng khi không uống say sau đây của cụ Koyama là thành thực và trân quí !
Vào năm 2007, ở tuổi 92, rất khỏe mạnh và minh mẫn, cụ kể lại rằng:
"(Khi 20 tuổi, nhập ngũ, rồi đóng quân ở Nam Kinh). Ở gần chỗ đóng quân, tôi nhớ là có Nhà động viên (tiếng Nhật gọi là Ủy-an-sở, tức là chỗ-động-viên, chỗ-an-ủi — Giao chú thích: nói trắng ra, đó là Nhà thổ của quân đội Nhật). Cái Nhà động viên (Nhà thổ) ấy là do bộ đội của quân đội Nhật Bản quản lí, vì thế, tôi từng thấy cảnh: nhiều lính trở về từ chiến trường, lập tức ngày hôm sau sẽ đến Nhà động viên.
Cái dãy Nhà động viên ấy được thiết kế thành những phòng nhỏ ngăn vách, trông giông giống như là chuồng lợn, xung quanh rào dây thép gai, không được tự tiện vào hay ra !
Lính được tới đó, sẽ xuất trình thẻ quân đội ở bàn lễ tân, nhận số, rồi vào phòng theo số. Trong đó, thấy có rất nhiều "em" ở tuổi teen (10s) hay 20s, là người Trung Quốc hay Triều Tiên.
Họ bị lừa dẫn tới đây với lời rủ rê rằng "Đi vào vùng chiến sẽ có nhiều điều hay lắm", bị trông coi nghiêm cẩn để không thể trốn thoát, và bị cưỡng bức làm nô lệ tình dục cho binh lính. Đến bây giờ, Koyama tôi vẫn nhớ như in cảnh sầu thảm đáng thương của những phụ nữ bị đối xử như lợn/gia súc".
2. Quân đội Nhật trước đây duy trì hai hệ thống nhà thổ: loại phục vụ sĩ quan, loại phục vụ lính tráng. Nhà thổ ở Nam Kinh là loại thứ hai, với chủ yếu là phụ nữ Triều Tiên, Trung Quốc.

3. Hiện nay, cơ sở ở Nam Kinh đang trong quá trình chuẩn bị được phê chuẩn để trở thành di sản lịch sử văn hóa để được bảo tồn theo luật định. Đó là vận động của Trung Quốc.

Còn Nhật Bản thì lại nghĩ: Trung Quốc đang biến cơ sở này dưới hình thức "văn vật bảo hộ đơn vị" trở thành một tấm thẻ đối ngoại với Nhật Bản (trong liên danh với Hàn Quốc).

---







LƯU TƯ LIỆU

1. Tin của báo Nhật:

-  Tờ Miyazaki Nichinichi Shimbun

中国・南京市が「慰安所」保存へ 歴史問題で日本けん制  2014年04月04日13時15分

 【上海共同】中国江蘇省南京市が、同市内に残る旧日本軍の「慰安所」の建物を文化財として保存することを検討していることが4日、分かった。南京市当局者が明らかにした。ただ最終決定には至っていないという。


 これまで中国は、従軍慰安婦問題を対日外交カードとはしてこなかったが、最近は歴史問題で韓国と“共闘”し、日本に対する圧力を強めている。慰安所保存も日本けん制の動きとみられる。

 中国メディアによると、慰安所の敷地面積は4800平方メートルで、周辺の店舗などを含めた面積は8千平方メートルあったとされ、専門家は「アジアで現存する最大の慰安所跡」としている。


2. Tin của báo Trung Quốc:

http://www.chinanews.com/cul/2014/03-17/5957958.shtml

南京慰安所旧址将列为文保单位 亚洲规模最大(图)

2014年03月17日 10:54 来源:金陵晚报

点击进入下一页
利济巷“慰安所”旧址主体建筑群。
点击进入下一页
利济巷“慰安所”旧址内损坏严重的楼房。
记者近日从南京市文广新局获悉,位于南京利济巷的侵华日军慰安所旧址在空置约10年之后,即将被认定为文物保护单位。专家介绍,此处是经慰安妇指认、亚洲现存规模最大的日军“慰安所”旧址。
  慰安妇制度是第二次世界大战前和战时,日本政府及其军队强迫各国妇女充当日军性奴隶的制度,大量中国、朝鲜、东南亚和欧美各国的妇女惨遭日军的蹂躏。南京利济巷“慰安所”旧址现存建筑7幢。2003年,朝鲜“慰安妇”朴永心曾现场指认,此处是她被迫做了3年“慰安妇”的地方。南京师范大学经盛鸿教授的研究表明,这里是亚洲现存规模最大的“慰安所”旧址,侵华日军曾在这里设立了两处“慰安所”,南部的东云“慰安所”关押朝鲜籍妇女,主要接待日本士兵;北部的故乡楼“慰安所”住着日本籍慰安妇,主要接待日本军官。此前,也有日本学者研究称,此处“光是充当慰安所的楼就有4800平方米,加上外围的店铺有8000平方米”。
  2003年,该地块被南京国土局收储后一直空置,专家多次呼吁将此处建筑列为文物保护。南京市秦淮区于3月12日召开专家论证会,与会专家一致认为利济巷“慰安所”旧址具有极高的历史价值,应被认定为文物。南京市文广新局相关负责人表示,将尽快将此处认定为文物保护单位,实现更好的保护。据新华社
  回顾
  2年前,利济巷2号获免拆金牌
  南京利济巷2号是一座典型的民国风格建筑。据史料记载,利济巷2号始建于上世纪三十年代初,系民国政府杨善庆将军私有财产。侵华日军攻占南京后,利济巷2号成了“东云慰安所”。
  在2003年,南京长白街科巷地块作为以危旧房为主的旧城改造区,利济巷2号建筑也被划入拆迁范围。
  从当年起,南京师范大学史学专家经盛鸿教授和一些专家学者便开始呼吁保护利济巷2号。专家学者认为,利济巷2号建筑不仅是亚洲最大的慰安所以及记录日军罪行的重要证据,其本身也是民国文化的遗产。
  经过专家学者以及社会各方面数年的呼吁,在2007年有关部门根据专家的意见,当时形成了一份保护利济巷2号建筑的初步方案,即将利济巷2号建成纪念馆,交由侵华日军南京大屠杀遇难同胞纪念馆管理,将相邻的部分房屋建成收费较低的青年旅馆,供来参观的学生住宿。
  这么多年下来了,利济巷2号如何了?据了解,这里的建筑曾遭受火灾,而后各类垃圾成堆,常年无人维护,房屋的门窗基本是破损殆尽,一些房顶、天花板、楼梯都有坍塌,看起来如同“危房”。
  在2012年,利济巷2号和其他十多处民国建筑一起被列为太平南路控制保护建筑,这一批建筑有了“控制保护建筑”标志牌,这也就意味着有了“免拆金牌”。
  调查
  南京现存慰安所旧址都未进“文保”
  经盛鸿教授在对抗战时期“南京地区沦陷八年史”研究中证实:侵华日军在占领南京期间共设立了40家慰安所,是其实施慰安妇制度最完善、慰安所与慰安妇数量最多的城市。
  经盛鸿曾提及,1937年12月侵华日军“华中方面军”在攻占上海、南京之际,即开始实施慰安妇制度。侵华日军在南京设立慰安所,主要有三种途径。
  首先是日军各部队自行设立临时慰安所,在《魏特琳日记》中,就提到日军某师团一名高级军事顾问,来到金陵女子文理学院的难民所,向该所负责人魏特琳教授要求挑选100名中国妇女充当日军的慰安妇;第二种途径是由中国的地痞流氓与伪政权共同设立的;第三种途径则是由日本军部自行开办,主要为日军高、中级将校服务。
  据了解,目前南京现存的慰安所旧址,除了利济巷2号外,目前尚存的还有青南楼慰安所旧址(文昌巷19号)、浪花楼慰安所旧址(中山东路四条巷树德里48号)、松下富贵楼慰安所旧址(常府街细柳巷福安里)也都没有被列为文物保护单位。记者 于峰 许军
-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.