Home
01/03/2024
Dòng họ Trần Vũ (họ Trần gốc họ Vũ) với Phủ Giầy Nam Định (bài Phạm Trường An, 2017)
Bài của tác giả Phạm Trường An về Đền Cây Đa Bóng (Nguyệt Du cung) và dòng họ Trần Vũ (họ Trần gốc họ Vũ) ở quần thể Phủ Giầy Nam Định, vốn đã đăng trên tạp chí Sông Hương vào năm 2017, sau đó đăng trên website của tạp chí vào năm 2018.
Có một số chi tiết trong bài chưa chính xác hay nhầm lẫn.
Về Đền Cây Đa Bóng và cụ đồng quan Trần Vũ Thực danh tiếng đầu thế kỉ XX, trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây hay ở đây.
29/02/2024
Cố đồng đền Phủ Chính - Phủ Dầy, cụ Trần Thị Duyên vừa tạ thế (1930-2024)
Cụ ông Trần Viết Đức và cụ bà Trần Thị Duyên được chính quyền xã Kim Thái cử ra trông coi Phủ Chính từ năm 1988 (xem thêm ở đây). Lúc bấy giờ, các cụ mới gần 60.
Trước đó, các năm 1986-1987, cụ Đức đã viết loạt đơn thư tay cho trung ương và Bộ Văn hóa trình bày nguyện vọng được khôi phục dòng tín ngưỡng thờ Mẫu từ thực tế Mẫu Phủ Giầy(Dầy).
28/02/2024
Maurice Durand (1914-1966) với công trình "Điện thần và hầu đồng ở Việt Nam" 1959 (giới thiệu của Đăng Thành)
25/02/2024
Lên Đồng đầu thế kỉ 20 - những bức tranh của nhóm Henri Oger 1909 (bản lưu ở Nhật Bản, lời giới thiệu của Hà Vũ Trọng)
Ở đây, giới thiệu những bức tranh của nhóm Henri Oger còn rất ít người biết đến (do có sự khác nhau giữa bản lưu ở Việt Nam và bản lưu ở Nhật Bản).
Theo Hà Vũ Trọng, thì bản lưu ở Nhật Bản của bộ tranh này có điểm đặc biệt như sau:
22/02/2024
Câu chuyện hơn 40 đạo sắc phong ở chùa Am (Đức Thọ, Hà Tĩnh) sau gần 20 năm (2006-2024) và 30 năm (1994-2024)
Câu chuyện cần nghe thông tin tư nhiều phía (thông tin của nhóm nhà báo Trần Đức Thọ đã thấy nhóm sắc phong vào năm 2006 và có chụp ảnh kĩ thuật số; thông tin của nhóm nhà báo Phan Văn Thắng đã thấy nhóm sắc phong vào đầu thập niên 1990 và có chụp ảnh bằng kĩ thuật cũ; thông tin từ địa phương,...).
1. Phán đoán bước đầu của tôi: đây là nhóm sắc phong của nhiều nơi (nhiều làng xã) ở xung quanh chùa Am, mà có thể không phải của chính chùa Am, đã được qui tập về sau năm 1954 - trước năm 1986. Sở dĩ nói 1954-1986, vì giai đoạn đó, sắc phong từ đình đền miếu hay nhà thờ đã phải gửi vào chùa lưu giữ giúp (sau này, sau Đổi Mới, nhiều nơi đi xin lại). Chùa giữ hộ sắc phong của cả một vùng vào thời kì 1954-1986 là câu chuyện chúng tôi thường xuyên thấy trên thực địa.
2. Chùa Am cũng đã được xếp hạng di tích quốc gia đầu thập niên 1990, nên chắc Bảo tàng hay Sở Văn hóa đã có hồ sơ di tích --- những hồ sơ này, như kinh nghiệm xem trực tiếp tại xứ Nghệ những năm qua, thì tùy từng nơi, có nơi làm tốt, có nơi làm sơ sài. Ví dụ, hồ sơ Đền Cờn (Quỳnh Lưu, Nghệ An) thì làm tương đối cẩn thận, có ảnh chụp và bản vẽ kèm theo,...
3. Việc hoàn trả (từ phía nhà chùa) hay xin lại (từ phía các địa phương) tư liệu cũ (bao gồm cả sắc phong) sau Đổi Mới là điều hoàn toàn dể hiểu, thấy ở nhiều nơi.
Dĩ nhiên, sau năm 2001, Việt Nam đã có Luật Di sản văn hóa, thì việc hoàn trả hay xin lại đều cần làm theo luật và các nghị định liên quan.
4. Đi vào cụ thể hơn, qua đọc nhanh 3 bài báo vừa lên trên tạp chí mạng Văn Hiến Việt Nam (TBT Nguyễn Thế Khoa), lại trao đổi nhanh với một trong các nhân chứng phát hiện ra nhóm hơn 40 đạo sắc phong vào năm 2006, thì hiện tôi đã tạm biết được mạch chuyện đại khái như sau của nhóm nhà báo này.
20/02/2024
Chuyện cũ đọc tiếp (từ 2012) : thương nhân Hội An cưng chiều ông Thần Tài "mê gái"
Chuyện đã lên mặt báo chính thức từ năm 2012 (đã lưu ở đâu đó trên blog cũ thuộc hệ thống Yahoo).
Dân gian là vậy, Thần Tài, rồi Thần Mày Trằng, là vậy mà. Hoàn toàn bình thường. Sẽ dẫn văn liệu từ dân tộc học sau.
Bây giờ, riêng Hội An, bổ sung thêm một video mới thấy trên mạng xã hội vào tháng 2 năm 2024.
18/02/2024
Tướng quân Bùi Tá Hán và đảo Phú Quý (qua 3 đạo sắc phong thời Nguyễn)
Thông tin mới, từ bài viết của Đỗ Thành Danh.
10 năm nhìn lại di tích Tổng Chúp và cuộc chiến 1979 ở mặt trận Cao Bằng (2014-2024)
Tháng 3 năm 2014, tôi du lãng đầu năm ở quê hương Cao Bằng, lúc ra thành Mục Mã ngày xưa (nay là thành phố Cao Bằng), lúc về bản, lúc lại ra biên giới,...
Lần ấy, vào một buổi sáng, tôi đi bộ vu vơ bên dòng sông Hiến để nghĩ lại về cảnh cũ người cũ chuyện cũ nhiều năm và thậm chí là nhiều thế kỉ trước đó ! Xa xôi thì là những câu chuyện tận thời 1593-1683 gắn với vương triều Mạc, mà gần thì là những năm tháng của thập niên 1990 - tôi bắt đầu làm điều tra điền dã dân tộc học ở Cao Bằng.
Rất ngẫu nhiên, lúc đi vơ vơ ấy, tôi lại có cơ hội vào thăm nhà cũ của ông Trại trưởng Trại Chăn nuôi Đức Chính - gắn với cái tên Tổng Chúp trong chiến tranh biên giới tháng 2 và tháng 3 năm 1979.
Ngẫu nhiên gặp được người vợ góa của ông Trại trưởng ở cạnh dòng sông Hiến, chỉ sau mấy phút nói chuyện, bà đồng ý đưa tôi về nhà riêng của ông bà để hàn huyên. Bà kể lại chuyện Tổng Chúp năm 1979, cho tôi xem nhiều tư liệu liên quan.
Bây giờ, vào tháng 2 năm 2024, qua thông tin các nguồn khác nhau, đã biết Tổng Chúp có khu tưởng niệm các nạn nhân của thảm sát tháng 3 năm 1979.
17/02/2024
Chợ Viềng - hội chợ Thánh năm 2024
Về chợ Viềng, trong một mục từ viết cho Bách khoa toàn thư Việt Nam, tôi đã viết mấy năm trước như sau:
"Hội chợ Viềng còn được gọi là chợ Phủ, chợ Trời, chợ Thánh, chợ Thiên Tiên. Chợ chỉ họp một phiên duy nhất trong cả năm, vào đêm mùng Bảy và cả ngày mùng Tám tháng Giêng, mà trung tâm là đoạn trước mặt Phủ Chính. Đây là hoạt động tiếp ngay sau lễ hạ nêu kết thúc Tết Nguyên Đán, nhân dân ở Nam Định và các tỉnh lân cận đổ về chợ với ý nghĩa mong cầu may mắn cho một năm mới. Người ta tới chợ mà ăn uống để lấy may, chơi cũng để lấy may, kiêng nói thách và cũng kiêng kì kèo giá."
Năm 1932, ngày hội chợ Viềng nhắm vào Chủ Nhật ngày 13 tháng 2 dương lịch |
Bây giờ là cập nhật hình ảnh và thông tin về Hội chợ Viềng năm 2024 (đêm qua và cả ngày hôm nay - Thứ Bảy, ngày 17/2/2024).
15/02/2024
Điền dã và tư liệu - về Trung tâm Nghiên cứu Nhân loại học Lịch sử (Đại học Trung Sơn, Quảng Châu)
Trung tâm được thành lập từ năm 2001. Mình đã ghé thăm nhiều lần.
Đi một ít tư liệu từ chính website của Trung tâm trước.
09/02/2024
Đồ án Rồng trong lịch sử Việt Nam (sưu tập từ năm Giáp Thìn 2024)
Các sưu tập được đưa dần lên.
Mở đầu là bộ Đại Việt lịch đại long văn đồ của bạn Sên trên Fb.
06/02/2024
Học giả Suenari Michio với "điểm nhìn Đông Á" thường trực và quán triệt - Mở đầu
Một chủ đề quan trọng, mà tôi dự tính viết dài dài về thầy Suenari Michio (1938-2024). Sẽ vừa viết bài học thuật vừa viết những đoạn ngắn mang tính ghi chép trên Giao Blog.
Bài này, viết nhanh nhân nhớ lại một giải thường năm 2022 của học giả trẻ tuổi Kawase Yoshitaka 川瀬 由高 (hiện là giảng viên thuộc Khoa Xã hội học - Đại học Edogawa, ở tỉnh Chiba, Nhật Bản).
Tin về giải thưởng của Kawase đã có từ năm 2022, nhưng tôi do bận mải mà chưa kịp giới thiệu ra xung quanh (chỉ biết mang tính cá nhân mà thôi).
04/02/2024
Cây đại thụ của dân tộc học Đông Á - thầy Suenari Michio 末成道男 của chúng tôi đã đi xa (1938-2024)
"Thầy đã đi xa vào ngày 4 tháng 1 năm 2024, hưởng thọ 85 tuổi".
Đó là tin báo của gia đình thầy ở Tokyo (Nhật Bản) tới các học trò sau tang lễ.
Tang lễ được cử hành trong phạm vi gia đình. Sau tang lễ, gia đình mới báo tin cho chúng tôi. Giao Blog đưa tin chậm lại, sau đúng một tháng ngày thầy rời xa cõi tạm (4/1 - 4/2/2024).
Thầy nguyên là Giáo sư Đại học nữ Thánh Tâm (Tokyo, 1972-1990), Giáo sư Đại học Tokyo (1990-1998), Giáo sư Đại học Toyo (Tokyo, 1998-2004).
Thầy là nhà dân tộc học Đông Á lừng danh (hiện nay, "dân tộc học" được chuyển thành "nhân loại học văn hóa" tại Nhật Bản). Ông làm điều tra điền dã ở tất cả các quốc gia Đông Á: làng xã Nhật Bản, làng xã Okinawa, vùng tộc người thiểu số ở Đài Loan, vùng làng xã ở Hàn Quốc, vùng người Khách Gia ở Mai Huyện (Quảng Đông, Trung Quốc), vùng Nội Mông (Trung Quốc), vùng nông thôn Hương Cảng, vùng làng xã Việt Nam. Sau này, để so sánh với Việt Nam, ông có tới khảo sát nhanh tại Mianma.