Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thiên-chúa-giáo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thiên-chúa-giáo. Hiển thị tất cả bài đăng

23/07/2017

Cố Từ và từ điển Việt - Latinh mang đậm phong vị Nam Bộ, với bảng tra hiện đại

Cố Từ là tên Việt Nam của giám mục Taberd.

Vào thập niên 1830, cố Từ đã chỉnh sửa tập bản thảo từ điển Việt - Latinh (gồm cả chữ Hán và chữ Nôm) của giám mục Bá Đa Lộc soạn xong thời thập niên 1770. Rồi đem in ở Ấn Độ.

11/06/2017

Ba ngôi, ba tòa, là ba nhưng vẫn là một (một thuyết giải từ Ki-tô giáo)

Ba ngôi, ba tòa, liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam, đang được chúng tôi quan tâm. Ví dụ ở một bài mới nhất về Thánh mẫu Liễu Hạnh, tôi đi đến kết cấu kép ở trung tâm của hệ thần Liễu Hạnh, cũng là chuẩn bị cho những luận giải tiếp theo về ba ngôi, ba tòa (xem lại ở đây).

24/03/2017

Đất Việt và người Việt mến yêu hồi thế kỉ 17, từ tấm lòng của cha Đắc Lộ (1593-1660)

Đang viết nhanh một thiên ngắn về Đắc Lộ (một vài thiên ngắn khác, mà thấy ở trên mạng do tôi viết về Đắc Lộ, thì tạm thời thấy ở đây hay ở đây).

Vẫn cảm động với những dòng mà Đắc Lộ viết khi phải miễn cường rời khỏi đất Việt khi đó. Ông bị cả hai chúa Đàng Trong và Đàng Ngoài trục xuất.

15/02/2017

Ngày 14 tháng 2 năm 2017 : giáo dân vùng Quỳnh Lưu và vụ kiện Formosa về ô nhiễm môi trường

Vùng Quỳnh Lưu, trong tư liệu của mình, là vùng gắn bó với cha Đắc Lộ, hồi các thập niên 1620-1630. Những cộng đồng giáo dân đầu tiên ở Quỳnh Lưu tương truyền được chính Đắc Lộ tổ chức ngay từ thời đó.

Quan tâm của mình về vùng Quỳnh Lưu, trong liên quan với Đắc Lộ, chủ yếu là thiên về phần lịch sử. 

Vụ Formosa gây ô nhiễm môi trường ở miền Trung thì vốn vẫn quan sát từ lâu, ví dụ ở đây hay ở đây.

11/01/2017

Nhân vật Trương Vĩnh Ký, các góc nhìn khác nhau

Đã có một vài entry ngắn liên quan đến cụ Trương Vĩnh Ký, ví dụ ở đây, hay ở đây.

Sẽ viết một bài học thuật về chuyến du lãng Hà Nội (để lại một du kí bằng cả quốc ngữ và Pháp văn), và năng lực Nhật ngữ của cụ. 

25/12/2016

Văn nghệ Thứ Bảy - Noel 2016 : cụ già lặng lẽ dò gậy bước xiên lên thềm thánh đường

Nhớ bạn xưa, đúng đêm Noel. Đúng ngày Thứ Bảy. Lại rất nhớ những ngày Thứ Bảy mùa đông lạnh giá. Những buổi đi làm về khuya, tĩnh lặng, đường nhòa nhạt sương đêm. Thơ bạn khi ấy. Vâng. Thơ, bạn, khi ấy.

Đêm nay, đọc lại một bài thơ bạn viết đúng 10 năm về trước. 

Dưới cùng, bài thơ ghi "Tokyo, tháng 12.2006". Phải vậy, cũng vào dịp Noel như bây giờ.

28/12/2015

Chữ quốc ngữ và Đắc Lộ (bài Đào Trinh Nhất, năm 1932)

Học giả Đào Trinh Nhất (1900-1951) từng khai thác tài liệu của Đắc Lộ để viết về trận hải chiến của người An Nam với người Hòa Lan thời 1640s. 

Ở thập niên 1930, có thể nói, Đào Trinh Nhất đã đọc Đắc Lộ tương đối kĩ lưỡng.

28/04/2015

Hùng Vương : bản kể sớm nhất bằng tiếng Việt, giữa thế kỉ 17

Người ở thế kỉ 17 (đại khái là vào những thập niên 1630-1660), tức ngang thời điểm cha Đắc Lộ ở Việt Nam, thì người Nam ta bắt đầu viết được quốc ngữ.

Hãy thử tượng tượng: hơn 300 năm trước, cha ông mình đã bắt đầu dùng quốc ngữ. Và trong số đó, có một số vị còn xuất sắc là ghi lịch sử nước Nam bằng quốc ngữ.

07/03/2015

Tranh nhau quệt máu ngài lấy phúc, uống nước chảy ra để chữa bệnh

“Mọi người chen đến đông lắm, ai cũng đòi quệt máu của ngài nhưng cha sứ không cho. Chỉ đến khi cha hứa là sẽ lấy bông thấm máu rồi chia cho mọi người thì mọi người mới chịu, chứ chen lấn, xô đẩy kinh lắm