Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-Pháp-thuộc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-Pháp-thuộc. Hiển thị tất cả bài đăng

14/10/2018

Lấy bãi biển 1500 mẫu của 13 xã cho tư nhân, 80 năm trước (vụ Tân Bồi 1938)

80 năm trước, chính quyền địa phương đã lấy luôn cả bãi biển của dân mà trao cho hai nhà tư sản. Một ông tên Phú, một ông tên Mậu.

Ông Phú (Ngô Văn Phú) là chủ nhiệm tờ Đông Pháp.

Dân chúng phải đệ đơn lên quan lớn người Pháp để mong đèn giời soi xét.

06/08/2018

Phải chăng là kết quả của "phản" phá trấn Cao Biền : tiểu long nữ xuất hiện ở sông Tô Lịch

Một dòng sông xú uế. Người ta thường bịt mũi mỗi lần đi ngang qua. Cao Biền và bùa trấn yểm ở đâu, thì không thấy, chỉ thấy mùi thum thủm không ngừng nghỉ bốc lên mà thôi. Đã rất nhiều chục năm rồi.

Tôi thì cho rằng, dòng sông Tô Lịch chết như hiện nay là thuộc về lỗi phá hoại của người Pháp xâm lược. Bộ mặt văn minh của người Pháp hiện ra sau khi họ đã tàn phá những chỗ đắc địa nhất của thành Thăng Long xưa: cạp lòng Hồ Gươm, phá bỏ chùa lớn để xây nhà thờ gần đó, phá tan dòng Tô Lịch, đập bỏ cả kinh thành thành gạch vụn để làm giàu nhanh chóng cho Cô Tư Hồng,...

03/08/2018

Nền giáo dục cho người bản xứ (về tác phẩm năm 1931 của Nguyễn Văn Vĩnh)

Trước khi đọc nguyên tác phẩm đã công bố gần 90 năm trước của học giả Nguyễn Văn Vĩnh (nguyên văn tiếng Pháp, gần đây đã được dịch ra tiếng Việt), thì tạm đọc một số bài viết liên quan.

Mà lẽ ra cần đọc nguyên tác phẩm trước thì sẽ thú vị hơn.

10/02/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : Tranh dân gian Việt Nam qua sưu tầm của Durand

Bộ sưu tập đáng quí của Durand (1914-1966) - một tác giả quen thuộc đối với giới nghiên cứu Việt Nam. Vốn đã được EFEO in từ nhiều năm trước. Nay thì vừa có một lần xuất bản mới.

Tôi thì vốn luôn đọc Durand một cách cảnh tỉnh. Với tôi, ông là một tay chơi hơn là một nhà khảo cứu.

22/12/2017

Phong trào Đông Du (bài Nguyễn Thúc Chuyên)

Có một số bài của cụ Nguyễn Thúc Chuyên ở Nghệ An đã đưa về Giao Blog, ví dụ ở đây (tháng 8/2016). Từ tư liệu địa phương và trải nghiệm thực tế của chính bản thân mình, trong một số vấn đề cụ thể, cụ đưa ra những lí giải hay suy nghĩ thú vị.

Bài Phong trào Đông Du của cụ mới được đưa lên trang Văn hóa Nghệ An nhân dịp tỉnh Nghệ An tổ chức 150 năm ngày sinh Phan Bội Châu (đã đưa tin nhanh ở đây, tháng 12/2017).

02/11/2017

Đọc tham khảo: Ngô Đình Diệm (1901-1963) từ góc nhìn của một người Nam Bộ (bài Lê Nguyễn)

Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về nhân vật lịch sử Ngô Đình Diệm. Chẳng hạn, trên Giao Blog, từ lâu đã thấy góc nhìn của ông Nguyễn Đắc Xuân (Huế) phê phán phong trào "hoài Ngô". Xem lại ở đây (tháng 1 năm 2015).

Nguyễn Đắc Xuân viết:

24/07/2017

Hồi kí của Trọng Lang Trần Tán Cửu : "Trước ngã ba lịch sử" - 1

Về hồi kí Trước ngã ba lịch sử của nhà phóng sự nổi danh hồi 1930-1954 là Trọng Lang Trần Tán Cửu, và mối quan hệ cha con Trần Tán Bình - Trần Tán Cửu hồi đầu thế kỉ 20, đã có một Lời dẫn đi một ít hôm trước (đọc lại ở đây, ngày 19/7/2017).

Từ hôm nay, Giao Blog sẽ đăng dần Trước ngã ba lịch sử, theo đúng bản đã lên Tronglang.com.

22/07/2017

Vị đốc học kì lạ người Pháp G. Dumoutier (1850-1904), và di sản để lại

Trong bản tiểu sử công bố vào năm 1904, năm mà Dumoutier qua đời tại Việt Nam và được chôn cất trong một nghĩa trang ở Hà Nội, thì học giả đàn em của ông là Maitre (tác giả bản tiểu sử) đã cho biết về chức vụ của Dumoutier là Đốc học.

Không biết tên Việt Nam của cụ là gì. Tôi xin kính cẩn gọi cụ là cụ Đồ Mười cho thân mật (hệt như cách chúng ta vẫn thường gọi các cụ khác là Đắc Lộ, Cố Cả,...).

Đồ Mười là "ông đồ" tên là "Mười". Người Trung Quốc chuyển tên Dumoutier sang chữ Hán là Đỗ Mục Thê Gia ! Quả là nghe loang loáng thành Tu-mu-tie-ya.

20/07/2017

Bộ tạp chí BAVH và Cố Cả

Cố Cả là tên gọi Việt Nam của linh mục Cadiere (1869-1955). Về tuổi, Cố Cả là cùng một lứa với các cụ Phan Bội Châu, Trần Tán Bình, Asaba,...(những người sinh sàn sàn trong khoảng các năm 1868-1869).

Cố ở Việt Nam khoảng nửa thế kỉ, chủ yếu là tại vùng Huế và các tỉnh lân cận.

Một di sản lớn mà Cố Cả để lại cho khoa học Việt Nam là bộ tạp chí BAVH khoảng 120 số. 

19/07/2017

Chuyến đi Pháp hồi đầu thế kỉ XX của nhà khoa bảng Trần Tán Bình

Đó là những năm 1905-1906. Tức ngang với thời điểm cụ Phan Bội Châu bắt đầu xuất du sang Nhật, khởi động phong trào Đông Du.

Lúc đó cụ Trần Tán Bình  đang giữ chức Tri phủ Hoài Đức. Cụ là một trong những vị quan Việt Nam đầu tiên sang Pháp theo chương trình của chính phủ bảo hộ. Mới tầm khoảng 40 tuổi (Trần Tán Bình sinh năm 1868, mất năm 1937).

Mấy năm sau nữa thì cụ Phan Chu Trinh mới có điều kiện tới Pháp.

01/05/2017

27/03/2017

Di sản trước tác của Nguyễn Văn Tố (thư mục của nhóm Ngô Thế Long)

Về học giả Nguyễn Văn Tố, trước đây, Giao Blog đã đăng một đoạn hồi ức của Nguyễn Thiệu Lâu. Xem lại ở đây (tháng 11/2016).

Bây giờ là thư mục Nguyễn Văn Tố, được thực hiện bởi nhóm Ngô Thế Long.

Mình thì đang đọc một ít về Hồ Tây của cụ Tố. Nhưng mà cụ viết thì đơn sơ quá. Hầu như chỉ làm việc trên bàn giấy mà thôi. 

24/03/2017

Doanh nhân đất Việt : chuyện khởi nghiệp của Bạch Thái Bưởi, qua lời kể của con cháu

Hồi đầu thập niên 1990, chúng tôi đã viết ngắn về Bạch Thái Bưởi. Chủ yếu lúc đó viết để cổ vũ tinh thần doanh nhân đất Việt, trong không khí hồ hởi của Đổi Mới, mà dựa theo tài liệu cũ của Nam Phong tạp chí là chính.

Một trong những doanh nhân đất Việt hồi đó đang nổi lên là Tăng Minh Phụng.

Khi chấp bút lúc đó, đã nghi vấn là bài trên Nam Phong tạp chí đã được viết với đặt hàng của chính doanh nhân họ Bạch. Một dạng bài PR của thời trước năm 1945. Bây giờ vẫn bảo lưu nghi vấn ấy.

08/03/2017

Chuyện về Bà chúa Lối ở huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) : một thứ phi của Thái tổ Mạc Đăng Dung

Bà chúa Lối, tức là Bà chúa ở làng Xuân Lôi. "Lối" chính là đọc chệch từ "Xuân Lôi". Đến nay, bà vẫn được thờ phụng tại làng Xuân Lôi, suốt trong mấy trăm năm qua.

Có ảnh chụp ngôi đền Bà chúa Lối ở dưới. Công phát hiện gần đây là của nhóm Nguyễn Hữu Hạnh - Phan Đăng Nhật (và một số người khác). Tôi chưa từng tới ngôi đền này, mà chỉ xem tư liệu do nhóm trên chụp về.

Còn đang phân vân, về độ xác thực của tư liệu.