Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn qh-Việt-Pháp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn qh-Việt-Pháp. Hiển thị tất cả bài đăng

10/02/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : Tranh dân gian Việt Nam qua sưu tầm của Durand

Bộ sưu tập đáng quí của Durand (1914-1966) - một tác giả quen thuộc đối với giới nghiên cứu Việt Nam. Vốn đã được EFEO in từ nhiều năm trước. Nay thì vừa có một lần xuất bản mới.

Tôi thì vốn luôn đọc Durand một cách cảnh tỉnh. Với tôi, ông là một tay chơi hơn là một nhà khảo cứu.

01/12/2017

Vô ơn với công lao của Đắc Lộ, với từ điển Việt - Bồ - La và nhiều ấn phẩm của đầu thời 1650s

Vô ơn với nhiều nguyên nhân khác nhau. Bây giờ, khi xuất hiện đề án cải tiến quốc ngữ dạng như của ông Bùi Hiền (xem ở đây), chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về sự vô ơn.

Nếu không có các nhà sáng tạo như Đắc Lộ hồi đầu thế kỉ 17, thì người Việt có đủ sức tự mình làm ra được bộ chữ quốc ngữ như ngày nay hay không ? Với tư duy tầm lẹt đẹt như sáng tạo chữ Nôm (tạm tính dùng nhiều từ thời Trần, tới tận giữa thế kỉ 20, tức tới cả 8 - 9 thế kỉ), hay trước mắt như đề án cải tiến hóa bằng vạn lần cải lùi của Bùi Hiền 2017, đại khái với các tinh hoa của trí tuệ Đại Việt như vậy, ta đâm nghi ngờ. Hoặc không có được các căn cứ đảm bảo cho một niềm tin về sáng tạo Việt.

09/10/2017

Phan Bội Châu nổi cáu khi nói về "đấu tranh giai cấp", và buồn lòng trước việc Nhật Bản mở rộng xâm lược châu Á

Đó là năm 1938, khi cụ Phan bị chính quyền Pháp giam lỏng ở Bến Ngự (Huế). Chính xác là một buổi chiều ngày 22 tháng 9 năm đó.

Nguyên văn cụ nói về vấn đề đấu tranh giai cấp: "Hô hào đấu tranh giai cấp ở xứ này là một việc cực ngu".

21/09/2017

Điện thờ Phật Mẫu của tộc đạo Cao Đài Paris sẽ cử đại lễ vào ngày 1/10/2017

Về Phật Mẫu (Đức Phật Mẫu, Đức Diêu Trì Kim Mẫu, Cửu Thiên Huyền Nữ) cùng điện thờ Phật Mẫu của Cao Đài, và quan hệ giữa Phật Mẫu với Thánh mẫu Liễu Hạnh, đã được trình bày tổng quan trong một bài viết học thuật mấy năm trước (2014, 2016; xem lại ở đây).

03/08/2017

Một ngôi làng "cổ hủ" của người Việt ở Pháp : C.A.F.I sau cuộc chiến 1954

 "Thì phong tục bên nhà vẫn thế. Chúng em trọng khách"

"Bố tôi trước đi lính Pháp, chết trận ở Đông Khê, ông ấy là người Thổ Cao Bằng đấy...".


CAFI là tên viết tắt của khu trại tị nạn ở trên đất Pháp dành cho người Đông Dương sau năm 1954, mà phần đông là người Việt Nam.

Chúng tôi dự tính sẽ tới CAFI trong thời gian tới. Ở đó vốn có một cái Phủ Tây Hồ đúng như nhà văn Nguyễn Quang Thân viết (xem ảnh thứ 3 từ trên xuống).

22/07/2017

Vị đốc học kì lạ người Pháp G. Dumoutier (1850-1904), và di sản để lại

Trong bản tiểu sử công bố vào năm 1904, năm mà Dumoutier qua đời tại Việt Nam và được chôn cất trong một nghĩa trang ở Hà Nội, thì học giả đàn em của ông là Maitre (tác giả bản tiểu sử) đã cho biết về chức vụ của Dumoutier là Đốc học.

Không biết tên Việt Nam của cụ là gì. Tôi xin kính cẩn gọi cụ là cụ Đồ Mười cho thân mật (hệt như cách chúng ta vẫn thường gọi các cụ khác là Đắc Lộ, Cố Cả,...).

Đồ Mười là "ông đồ" tên là "Mười". Người Trung Quốc chuyển tên Dumoutier sang chữ Hán là Đỗ Mục Thê Gia ! Quả là nghe loang loáng thành Tu-mu-tie-ya.

20/07/2017

Bộ tạp chí BAVH và Cố Cả

Cố Cả là tên gọi Việt Nam của linh mục Cadiere (1869-1955). Về tuổi, Cố Cả là cùng một lứa với các cụ Phan Bội Châu, Trần Tán Bình, Asaba,...(những người sinh sàn sàn trong khoảng các năm 1868-1869).

Cố ở Việt Nam khoảng nửa thế kỉ, chủ yếu là tại vùng Huế và các tỉnh lân cận.

Một di sản lớn mà Cố Cả để lại cho khoa học Việt Nam là bộ tạp chí BAVH khoảng 120 số. 

19/07/2017

Chuyến đi Pháp hồi đầu thế kỉ XX của nhà khoa bảng Trần Tán Bình

Đó là những năm 1905-1906. Tức ngang với thời điểm cụ Phan Bội Châu bắt đầu xuất du sang Nhật, khởi động phong trào Đông Du.

Lúc đó cụ Trần Tán Bình  đang giữ chức Tri phủ Hoài Đức. Cụ là một trong những vị quan Việt Nam đầu tiên sang Pháp theo chương trình của chính phủ bảo hộ. Mới tầm khoảng 40 tuổi (Trần Tán Bình sinh năm 1868, mất năm 1937).

Mấy năm sau nữa thì cụ Phan Chu Trinh mới có điều kiện tới Pháp.

29/03/2017

Quốc lộ và nghề mại dâm ở Đàng Trong hồi thế kỉ 18, qua ghi chép của một thương gia Pháp

Thương nhân đó là Pierre Poivre với tác phẩm Les voyages d’un philosophe (Những chuyến du hành của một nhà hiền triết, 1768). Có lẽ đây là một trong những tác phẩm sớm nhất đề cập đến nghề bán hoa ở Đại Việt.

03/12/2016

Về khoa học cơ bản của Việt Nam hiện tại (bài Hoàng Tụy)

Bài rất đáng đọc, mới xuất bản, của cụ Hoàng Tụy - nhà toán học danh tiếng của Việt Nam. 

Gần đây, cụ có cho biết: họ Hoàng của cụ, tức của dòng Hoàng Diệu, cũng là gốc Mạc. Khoảng 6 - 7 năm về trước (đại khái thế), cụ đã từng tới dự một cuộc họp của họ Mạc, nhưng kêu là thính lực yếu, không ở được lâu, và chào tạm biệt giữa buổi.

04/11/2016

Line con gái của Philippe với tiểu thuyết đầu tay ở Pháp

Cũng không nên kì vọng quá nhiều vào tác phẩm đầu tay của một nhà văn nào đó. Nhưng với một nhà văn, thì tác phẩm đầu tay (vùng Đông Á gọi là tác phẩm xử nữ) là rất quan trọng.

Quan trọng hơn nữa là bởi tác phẩm của một người Việt lai Pháp (hay Pháp lai Việt), được viết và được ấn hành ở Pháp. Nó được tôn vinh bởi văn chương Pháp năm 2016.

Đặc biệt, Line đã bắt đầu cầm bút là bởi trải nghiệm sống ở Hà Nội 10 năm đầu đời.

07/06/2016

80 năm trước, vua hề Sác-lô trả lời phỏng vấn một tờ báo tiếng Việt

Vua hề sống mãi đến năm 1977 (sinh năm 1889). Đúng 80 năm trước, vào năm 1936, vua có sang xứ An Nam chơi. Nghe mấy anh em nhà ông Nhất Linh đồn thổi như vậy, ngay từ hồi năm 1936.

Một tờ báo hài của An Nam khi đó đã cử phóng viên tới phỏng vấn vua hề.