Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

04/11/2016

Line con gái của Philippe với tiểu thuyết đầu tay ở Pháp

Cũng không nên kì vọng quá nhiều vào tác phẩm đầu tay của một nhà văn nào đó. Nhưng với một nhà văn, thì tác phẩm đầu tay (vùng Đông Á gọi là tác phẩm xử nữ) là rất quan trọng.

Quan trọng hơn nữa là bởi tác phẩm của một người Việt lai Pháp (hay Pháp lai Việt), được viết và được ấn hành ở Pháp. Nó được tôn vinh bởi văn chương Pháp năm 2016.

Đặc biệt, Line đã bắt đầu cầm bút là bởi trải nghiệm sống ở Hà Nội 10 năm đầu đời.

Line là cháu ngoại của nhà tâm lí học giáo dục Mạc Văn Trang. Cha của cô, thì không cần giới thiệu, nhưng chính thực là con rể ông Trang, và tác giả của một số cuốn sách nghiên cứu về Hà Nội.

Tin về tác phẩm này đã biết từ ít thời gian trước, bây giờ mới thấy giới thiệu bằng tiếng Việt trên báo chí.

Chép nguyên về từ TT&VH.



---




Thứ Ba, 01/11/2016 19:02
    (Thethaovanhoa.vn) - Năm 2016 nước Pháp có trên 500 cuốn tiểu thuyết xuất bản, trong đó giới phê bình chọn ra 5 gương mặt mới để vinh danh, thì đặc sắc nhất là tác phẩm đầu tay L'éveil (Thức dậy) của Line Papin - cô gái 20 tuổi, cha là sử gia nổi tiếng Philippe Papin, mẹ là dịch giả Mạc Thu Hương. Line Papin (tên bạn bè thường gọi là Linh) sinh ra ở Hà Nội năm 1995, sống tại đây cho đến năm 10 tuổi, sau đó mới về Pháp vì nhu cầu học tập.
    Cuốn tiểu thuyết L'éveil do nhà xuất bản Stock phát hành, đang thu hút độc giả tại Pháp. Nhân sự kiện này, nữ ký giả Par Anaïs Orieul của trangTerrafemina có cuộc trò chuyện thẳng thắn với Line Papin; tựa đề bài phỏng vấn do Thể thao & Văn hóa (TTXVN) đặt.
    * Cuốn sách của cô làm người ta mê luyến, thèm ngấu nghiến nó liền một mạch. Cô đã cần bao nhiêu thời gian để viết nó?
    - Tôi đã đặt vào đó 3 năm. Quả thực là khó khăn bởi tôi viết nó từng đoạn, chứ không phải trong sự liên tục. Tôi bò lê viết mỗi khi xúc cảm tràn ngập. Và thật gian nan để nối kết tất cả thành một chuyện kể liên tục.
    * Vậy câu chuyện này nảy sinh như thế nào?
    - Thực ra tôi quan tâm trên hết vẫn là cảm xúc của các nhân vật. Một bên là sự giận dữ, nỗi cô đơn, tang tóc, và bên kia là sự thức dậy của tình yêu. Chính những cảm xúc đó đã cưu mang truyện kể, cùng với Hà Nội nữa. Tất cả cái đó hình thành một khí hậu hơi nhiệt đới.


    Nhà văn Line Papin rời Hà Nội từ năm 10 tuổi
    * Cô sinh ra ở Việt Nam, nhưng cô sống ở nước Pháp từ khi lên 10 tuổi. Tại sao cô lại chọn đặt cốt truyện ở Hà Nội hơn là ở Paris?
    - Thực ra tôi đã không cố tình chọn lựa. Tôi gần như đã viết trong một tâm thái vô thức, và tôi để nó cuốn mình theo. Tôi không hề tự nhủ: Mình sẽ đặt câu chuyện ở Hà Nội. Tôi cứ viết, viết tiếp, và rồi cuối cùng, chính tôi cũng ngạc nhiên là nó diễn ra ở Hà Nội, bởi vì khi sang Pháp, chính là một chút phần đời tôi đã tẩy xóa đi, là thứ tôi không nói tới. Có lẽ cuối cùng tôi cần giải “bùa mê” này.
    * Cô xuất thân từ một gia đình say mê văn học. Cô có cho rằng việc viết là chí nguyện nơi cô không?
    - Kể từ xa xăm nhất mà tôi nhớ được, tôi luôn viết. Ngay cả trước khi biết viết, tôi cũng đặt ra những câu chuyện, tôi vốn thích tạo cho mình một thế giới riêng. Buổi tối trước khi đi ngủ, chính là tôi kể chuyện cho cha tôi, chứ không phải ngược lại. 
    Khi biết viết, tôi bắt đầu ru ngủ bằng những câu chuyện nhỏ trên giấy. Rồi khoảng năm 16 tuổi, tôi có một giai đoạn hơi khép kín, đó là thời điểm u tối phần nào trong đời tôi, và chính khi đó tôi khởi sự viết một cách nghiêm túc.

    Tiểu thuyết được giới phê bình chọn là tiểu thuyết đặc sắc nhất của mùa văn học Pháp năm 2016
    * Có bốn nhân vật trung tâm trong cuốn tiểu thuyết của cô. Hai cô gái và hai chàng trai. Nhưng chàng trai kể lại câu chuyện phần lớn thời gian là kẻ duy nhất không có tên gọi. Tại sao?
    - Đó là một hình tượng siêu hư huyễn. Đó là người đàn ông mà Juliet mơ tưởng. Và sự việc cho anh ta một tên gọi, tôi thấy rằng điều đó khiến anh ta rơi thành một cá nhân thay vì để anh ta như một huyễn tưởng. Nếu bất chợt anh ta mang tên là Pierre, tất cả sẽ sa xuống đất! Vậy nên tôi đã không tìm một tên cho anh ấy. Tôi thích hơn rằng chỉ là “Anh” với một chữ A. Phần nào giống như Thượng đế.
    * Việc thức dậy trong tình yêu của Juliet có một cảm thụ khá đặc thù. Nhưng cô có nói rằng những nhân vật khác cũng thức dậy với những tình tự khác chăng?
    - Vâng, tôi nghĩ rằng có một sự thức dậy với nhục cảm. Cũng là một sự thức dậy với những cảm xúc của Hà Nội nữa. Tất cả họ đều là những người nước ngoài, họ tới đó và khám phá cái thành phố ấy. Khi khám phá Hà Nội, họ thu nhận ngập tràn. Đó không phải là một sự thức dậy với tình yêu, mà là sự thức dậy của những xúc cảm, những tình tự mạnh mẽ.
    * Hiện nay cô là sinh viên khoa lịch sử nghệ thuật. Nhưng cô có các dự án khác không? Có cuốn sách nào khác trong đầu chăng?
    - Chuyện đó, tôi hơi bị căng thẳng, tôi có ấn tượng rằng việc viết đã trở thành một thứ nghĩa vụ. Vậy là tôi tự đặt cho mình một chút áp lực. Trước kia tôi viết ở một xó nhà, còn bây giờ tôi tự nhủ là người ta sẽ đọc tôi, rằng cái đó trở thành quan trọng. 
    Vậy nên tôi đã lên sơ đồ một cuốn tiểu thuyết thứ nhì. Không nói quá nhiều về nó, tôi đã quyết định chọn một thành phố lớn khác. Tôi ham thích rằng những thành phố nơi diễn ra những câu chuyện của tôi cũng có một vị trí quan trọng như chính cốt truyện. Lần tới, sẽ là một thành phố châu Âu.


    Nguyễn Tiến Văn (lược dịch theo bản tiếng Pháp)
    Thể thao & Văn hóa

    http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/nha-van-line-papin-su-thuc-day-voi-nhung-cam-xuc-cua-ha-noi-n20161031062922565.htm



























    Line Papin : rencontre avec l'auteure de "L'éveil", éditions Stock
    Line Papin : rencontre avec l'auteure de "L'éveil", éditions Stock

    On n'est pas sérieux quand on a 20 ans. Mais on peut être exalté, enfiévré même, par le seul sentiment amoureux. Line Papin a 20 ans, et quand elle parle d'amour, elle le fait avec une sensualité folle. Alors que sort "L'éveil", son premier roman chez Stock, on a rencontré la jeune auteure pour évoquer avec elle sa rentrée littéraire, et bien sûr, parler sentiment.
    A LIRE AUSSI
    "C'est drôle parce que ça a commencé comme ça, par moi fascinée qui découvre cet homme voilé ; et ça a continué, tout le temps, comme ça, avec moi fascinée qui soulève les voiles un à un sans trouver jamais, en dessous, aucun visage". Line Papin a beau être jeune - 20 ans à peine - sa jeunesse est loin d'être une entrave aux sentiments, aux sensations qui la parcourent. Son premier roman,L'éveil, n'est que ça : une prose toute en intensité, des mots qui dansent, s'épousent, dont on se délecte. Et puis une histoire d'amour. Un triangle amoureux dans un Hanoï moderne mais sans âge.
    Juliet, expatriée australienne, rencontre un garçon fascinant, mystérieux. Mais le garçon est encore marqué par la présence de Laura, une fille explosive, "explosée" même selon Line Papin. Pendant 250 pages, l'auteure franco-vietnamienne déroule leur histoire, s'insinue dans leurs pensées et désirs les plus secrets. A cet enfièvrement, vient se greffer Hanoï, ville étouffante, tumultueuse et gorgée de sensualité. S'il est ambitieux et abouti, le roman de Line Papin n'est pas mature. Ode à la jeunesse, à l'énergie et la mélancolie qui s'y rattachent, L'éveil, c'est l'âge des sentiments forts et absolus. Rencontre avec l'une des plus jeunes plumes de cette rentrée 2016, l'une des plus inoubliables aussi.

    Terrafemina : Votre livre est assez envoûtant, on a envie de le dévorer d'une traite. Il vous a fallu combien de temps pour l'écrire ?

    Line Papin : J'ai mis trois ans. Ça a été très difficile parce que je l'ai écrit par fragment, et non pas dans la continuité. Je me penchais dessus quand les émotions me submergeaient. Du coup, ça a été dur de tout lier pour que ça fasse un récit continu.

    Comment est née l'histoire ?

    L.P : En fait je me suis surtout intéressée aux émotions des personnages. D'un côté la colère, la solitude, le deuil, et puis de l'autre, l'éveil à l'amour. Ce sont ces émotions-là qui ont porté le récit, avec Hanoï aussi. Tout ça a formé un climat un peu tropical.

    Vous êtes née au Vietnam, mais vous vivez en France depuis l'âge de 10 ans. Pourquoi avoir choisi de placer votre intrigue à Hanoï plutôt qu'à Paris ?

    L.P. : Je n'ai pas choisi exprès en fait. J'ai presque écrit dans un état d'inconscience, je me laissais porter. Je ne me suis pas dit : je vais placer le récit à Hanoï. J'ai écrit, écrit, et au final, je suis même surprise que ça se passe à Hanoï car en arrivant en France, c'est un peu une partie de ma vie que j'ai gommée, dont je ne parlais pas. Peut-être que j'avais besoin d'exorciser au final.

    Il y a un mot qui vient tout de suite à l'esprit quand on pense à votre roman, c'est "sensuel". Comment avez-vous composé cette atmosphère ?

    L.P. : Je me suis laissée porter par mes souvenirs. Mais le pays lui-même laisse une grande place à la sensualité, le climat, les sensations etc. Après, ce n'est pas du tout cru. La sexualité est effleurée.

    Vos personnages sont jeunes, ils s'éveillent à la vie et à l'amour. Pourtant, dans leur fièvre de vivre, il y a quelque chose de très sombre, voire parfois nihiliste. Est-ce que c'est un sentiment que vous avez l'impression de retrouver dans votre génération ?

    L.P. : Je ne sais pas si c'est générationnel. Mais c'est quelque chose que je ressens personnellement et que je peux ressentir chez certains de mes amis, effectivement. Après, est-ce que c'est propre à aujourd'hui ? Lorsqu'on lit les romantiques du 19e siècle, on se rend compte qu'ils étaient aussi un peu sombres. Cette espèce de spleen, je ne sais pas s'il est propre à aujourd'hui. Mais c'est peut-être aussi une question d'âge, tout simplement.

    Vous venez d'une famille où on est férus de littérature. Diriez-vous que l'écriture était une vocation chez vous ?

    L.P. : Du plus loin que je me souvienne, j'ai toujours écrit. Même avant de savoir écrire, j'inventais des histoires, j'aimais me créer un monde à moi. Avant de me coucher le soir, c'est moi qui racontais des histoires à mon père et non l'inverse. Quand j'ai su écrire, j'ai commencé à coucher des petites histoires sur le papier. Puis vers 16 ans, j'ai eu une période où je me suis un peu renfermée, c'était un moment un peu sombre dans ma vie. Et c'est là que je me suis mise à écrire sérieusement.
    "L'éveil", de Line Papin, éditions Stock
    "L'éveil", de Line Papin, éditions Stock

    Votre livre est riche en émotions. Avez-vous insufflé des sentiments personnels dedans ?

    L.P. : Oui, forcément. Pour chaque personnage, je me suis servie de mes expériences. Mais en même temps, je n'ai pas voulu écrire quelque chose sur moi. Je ne veux pas qu'on rattache ce qu'ils vivent à moi. Je me suis servie de ce que j'ai vécu, de mes sensations, mais ce n'est pas autobiographique.

    Il y a quatre personnages centraux dans votre roman. Deux filles et deux garçons. Mais le garçon qui narre l'histoire la plupart du temps est le seul à ne pas avoir de prénom. Pourquoi ?

    L.P. : C'est une figure super fantasmée. C'est l'homme dont rêve Juliet. Et le fait de lui donner un prénom, je trouvais que ça le faisait retomber dans un individu au lieu de le laisser comme un fantasme. Si d'un coup il s'était appelé Pierre, tout tombait par terre ! Du coup, je ne lui ai pas trouvé de prénom. J'ai préféré que ce soit " Lui " avec un grand L. Un peu comme Dieu.

    L'éveil à l'amour de Juliet se ressent particulièrement. Mais diriez-vous que les autres personnages s'éveillent à d'autres sentiments ?

    L.P. : Oui, je pense qu'il y a un éveil à la sensualité. Un éveil aux sensations d'Hanoï aussi. Ils sont tous étrangers, ils arrivent là-bas et ils découvrent cette ville. Et en la découvrant, ils en prennent plein la gueule. Ce n'est pas qu'un éveil à l'amour, c'est un éveil des sensations, des sentiments forts.

    Quels sont les auteurs qui vous portent et vous inspirent ?

    L.P. : Je ne lis pas beaucoup d'auteurs contemporains. Je préfère les auteurs classiques comme Hugo, Camus, Duras, Balzac, Zola. Après, je pense aussi à des auteurs russes comme Nabokov. Là, je viens de finir Cent ans de solitude. C'est bête mais j'ai l'impression qu'il faut commencer par là avant de passer aux contemporains. Je me dis que c'est une espèce de garantie. Que je vais lire du lourd, que je vais apprendre auprès de maîtres.

    Vous êtes actuellement étudiante en Histoire de l'art. Mais avez-vous d'autres projets ? Un autre livre en tête ?

    L.P. : Là, je suis un peu stressée, j'ai l'impression qu'écrire est devenu une sorte d'obligation. Donc je me mets un peu la pression. Avant j'écrivais dans mon coin, mais maintenant je me dis qu'on va me lire, que ça devient important. Donc je planche déjà sur un deuxième roman. Sans trop en dire, j'ai décidé de choisir une autre grande ville. J'ai envie que les villes où se déroulent mes histoires aient une place aussi importante que l'intrigue elle-même. La prochaine fois, ce sera une ville européenne.
    L'éveil de Line Papin, 256 pages, ed. Stock, 18,50€

    http://www.terrafemina.com/article/-l-eveil-de-line-papin-le-roman-le-plus-enfievre-de-la-rentree-litteraire-2016_a318862/1

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

    LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

    Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.