Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn phủ-Tây-Hồ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phủ-Tây-Hồ. Hiển thị tất cả bài đăng

26/02/2019

Đầu năm 2019 nói chuyện về phủ Tây Hồ : ông Tiến đọc ông Giao

Sử dụng cách nói dân dã "ông Tiến" và "ông Giao", là để nói về nhà văn đàn anh Nguyễn Ngọc Tiến, và Giao Blog - chủ trang Giao Blog.

Anh Tiến là một nhà văn gắn bó với Hà Nội, có thể nói là chuyên viết về đấtngười Hà Nội. Ví dụ anh viết về doanh nhân nữ lừng danh đầu thế kỉ XX (ở đây), tức là Cô Tư Hồng đáng là hàng cô giáo về kinh thương của Bạch Thái Bưởi. Hay là anh viết về ông đốc học Đồ Mười người Pháp (ở đây).

11/02/2019

Phủ Tây Hồ nghẹt thở vào mùng 7 Tết (ngày đi làm đầu tiên)

Ngày đầu tiên đi làm sau một kì nghỉ Tết dài dài.

Rượu chúc Tết. Tiền lì xì. Lời chúc tụng. Không khí Tết vẫn lan tỏa. Tiết trời bỗng nhiên se se lạnh từ buổi trưa, rồi lất phất mưa bay (chả bù lại được kì Tết năm Hợi 2019 thì nóng như mùa hè, thường là trên dưới 30 độ).

Người Hà Nội vẫn tiếp tục đổ về Phủ Tây Hồ. Mùng 7 là trước lễ Thượng Nguyên một ngày (tức ngày mai, mùng 8 tháng Giêng).

31/12/2018

Phát hiện sau mấy chục năm : về sắc phong năm 1683 cho Liễu Hạnh công chúa (bài in chốt lại năm 2018)

Chắc là bài cuối cùng của năm 2018 rồi, vì hôm nay đã là 31 tháng 12.

phần 1 của một bài dài (bản thảo tới khoảng gần 80 trang A4; phần 1 chạy từ trang 24 đến trang 55).

Mấy chục năm, là tính từ năm 1993 với những đợt khảo sát đầu tiên về Phủ Tây Hồ ở Hà Nội (quãng các năm 1992-1993, đã đi kỉ niệm một lần năm 1993 ở đây).

Còn du lãng khu Phủ Giầy thì từ xửa xửa, lúc còn ở tuổi mười (10s).

10/12/2018

bài thơ "Hà Nội" của Trần Đăng Khoa qua lời bình Vũ Nho 2018

Mình có quan tâm đến bài thơ Hà Nội của bác Khoa, từ một góc nhìn khác, không phải từ văn học. Đã viết thành bài học thuật ở đây (năm 2016, trong bài có ghi lời cảm ơn bác Vũ Nho - một nhà phê bình đã viết về Trần Đăng Khoa từ nhiều năm trước).

Đại khái, về mặt văn bản học thì bài đó được Trần Đăng Khoa viết năm 1969 khi lần đầu tới thủ đô. Sau được in lần đầu năm 1970, cuối bài ghi "1969". Rồi cứ in tiếp. Đến khoảng năm 1999, sau 30 năm, thì bác Khoa mang ra sửa lại. Nhưng, đáng chú ý là: tuy có sửa thực sự năm 1999, nhưng bác Khoa vẫn ghi ở cuối bài là "1969".

20/11/2018

Thầy Nguyễn Tông Quai và nhân duyên 25 năm (1993-2018)

Năm 1993, khởi tính từ đó, thì bây giờ có nhiều mối nhân duyên đã 25 năm. Tức là một phần tư thế kỉ. Con số "1/4" đầy xúc cảm.

Lần trước, là một phần tư thế kỉ với Phủ Tây Hồ - Chùa Tây Hồ và Làng Tây Hồ, đã ghi nhanh ở đây.

Hôm nay, ngày nhà giáo Việt Nam, thì nói về nhân duyên đã một phần tư thế kỉ với thầy Nguyễn Tông Quai (1693-1767). Một người thầy không thụ giáo trực tiếp, nhưng là qua một phương cách thay thế, như Mạnh Tử đã nói (đọc lại ở đây). Chúng tôi thụ giáo thầy Quai qua các trước tác, và rất nhiều tư liệu mang tính gốc gác liên quan tới thầy còn lưu giữ được đến ngày hôm nay, qua hơn 300 năm.

28/10/2018

Vừa đi vừa đọc lại : 25 năm nhân duyên với Phủ Tây Hồ (từ thời là cán bộ Đoàn, chuyên xe đạp)

Đó là hồi tháng 3 năm 1993.

Vậy là đã 25 năm nhân duyên với Phủ Tây Hồ và làng Tây Hồ (bao gồm cả các làng xung quanh Hồ Tây như Nghi Tàm, Yên Phụ, Quảng Bá,...). 25 năm là tính cho tròn (1993-2018), chứ thực ra là hơn thế. 25 năm, rất nhanh qua đi, ấy là 1/4 của thế kỉ !

Ngày ấy, phương tiện chính để đi lại là xe đạp. Ăn cơm máng nhà bếp có chị Thường hay cho thêm miếng cháy (xem lại video ở đây), đọc sách thư viện Mễ Trì có bác Vần thủ thư tốt bụng (thường giữ cho một số tíc-kê để có chỗ ngồi), và đi thì là xe đạp mà về cơ bản thì không phanh và rất hay tuột xích ! Loại xe căng hải cũng là phương tiện phổ cập.

22/10/2018

Hát văn thi 2018 : cụ nghệ sĩ Trọng Kha gần 100 tuổi vẫn tráng kiện

Cụ Trọng Kha là một nghệ sĩ hát văn nổi tiếng ở Hà Nội trong khoảng nửa thế kỉ nay, nhất là từ khoảng năm 1990 (hát văn được tự do trở lại). Ở khoảng thời gian những năm 1990, lớp nghệ sĩ ngang cụ đã yếu sức khỏe hoặc qui liễu, nhưng cụ thì đến nay, tháng 10 năm 2018, vẫn rất tráng kiện.

Tiệc mẫu tháng Ba và tháng Tám năm nay tại Phủ Tây Hồ, cụ vẫn hát văn như bình thường (không khác mấy so với 10 năm trước).

Từ lúc tôi bắt đầu tới khảo sát Phủ Tây Hồ, khoảng các năm 1992-1993, khi còn là sinh viên, đã thấy cụ ở đó. Mà nay, sau khoảng 25 năm, vẫn là cụ hát văn dâng thánh mẫu.

16/10/2018

Bức tranh hiện tại của quê hương Phật giáo : cứ 15 phút có một vụ xâm hại phụ nữ !

Lần trước, đã đưa hình ảnh hiện thực về đất nước Ấn Độ với hoạt động hành hương và làm từ thiện của nhà sư trụ trì chùa Tây Hồ (Hà Nội, bên cạnh Phủ Tây Hồ). Xem lại ở đây.

Đất nước Ấn Độ với những điều khiến người ta sợ hãi. 

Đất nước đã khai sinh ra Phật giáo.

10/10/2018

Một tay gây dựng phủ, đền (bài Bùi Quang Thanh, về bà Vân Phủ Nấp)

Một bài vừa xuất hiện trên tờ Lao Động.

Bác Thanh viết theo trí nhớ, nên nhiều điểm không chuẩn. Trí nhớ là cái rất dễ làm người ta mắc lừa hay tự mắc lừa. Trong một bài viết học thuật khoảng 12 năm trước, tôi đã phê phán cái gọi là "theo ông bà kể lại". Cái đó, nói kĩ sau.

Nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa cũng do nhớ láng máng, nên đã đinh ninh là đến viếng Phủ Tây Hồ (Hà Nội) vào năm 1969, lúc mới lên mười ! Làm gì mà biết Phủ Tây Hồ năm đó cơ chứ ! Tôi đã phê nhè nhẹ bác Khoa ở điểm này trong bài học thuật (xem lại ở đây, năm 2016). Bác Khoa mãi đến 1999 mới đem thơ mình ra chỉnh lí, nên có sửa bài Hà Nội viết năm 1969, và đưa thêm "Phủ Tây Hồ" vào đó cho cập nhật mà thôi.

27/08/2018

Hà Nội thời "giặc lái" John McCain bắn phá : đọc lại Trần Đăng Khoa và Nguyễn Tuân

"Giặc lái" là từ thường dùng của thời chiến. Thời mà chú bé Trần Đăng Khoa từ quê nhà ra thăm thủ đô lần đầu rồi viết bài thơ Hà Nội được in rất nhanh sau đó.

Đại khái, về bài Hà Nội viết năm 1969 của Trần Đăng Khoa (in năm 1970), thì tôi đã viết thành bài học thuật trong liên quan đến Phủ Tây Hồ (xem ở đây, đã đăng trên tạp chí năm 2016, còn bàn luận thì từ 2015). Chú bé Khoa thì ngây thơ trong trẻo, ghi lại đúng hình ảnh Hà Nội thời chiến sẵn sàng đánh trả B52 của giặc lái. Một Hà Nội giản dị và kiên cường trong khung cảnh thời chiến.

29/05/2018

Ông Hoàng Mười trong văn chầu (bài Nguyễn Hùng Vĩ)

Một bài viết mà tôi có dịp được quan sát tác giả chuẩn bị tư liệu từ lúc bắt đầu. Mang tới nhà cho thầy một cuốn sách quan trọng của Durand và một quyển khá lạ của Nguyen Tan Chieu (tên không có dấu trọng âm).

Hôm tới nhà thầy, thì thầy có nhắc lại kỉ niệm những lần rong ruổi bằng xe 50 phân khối và thuốc lá bao xanh. Đợt hai thầy trò tới khảo sát Phủ Tây Hồ các năm 1994 - 1995 sau đó đã được phản ánh ngay vào sách của cụ Đặng Văn Lung (sách xuất bản trong năm 1995, ghi rõ tên hai người ở chính văn). Máy ảnh ngày đó phải chụp rất tiết kiệm, cứ tính từng tấm trong 36 kiểu mỗi cuộn, chứ không kiểu "thoải mái vãi đạn" như bây giờ.

Thầy là một trong những người gieo hạt đúng nghĩa. 

15/04/2018

Trước hội Phủ Giầy 2018, đọc lại một câu thơ tiên của Mẫu Liễu

Việc đọc lại câu thơ tiên quan trọng "Nhất đại sơn nhân Ngọc Quýnh Hoa 壹大山人玉敻花" đã được thực hiện và công bố nhiều năm về trước.

Đầu tiên là công bố trên tạp chí học thuật là Tạp chí Hán Nôm (số 2 năm 2010). Sau đó, là công bố bản đầy đủ trên trang web Da Màu, cùng trong năm 2010.

03/03/2018

Phủ Tây Hồ (Hà Nội) vào Rằm Tháng Giêng năm Mậu Tuất 2018

Rằm tháng Giêng đầu tiên với người đại diện mới của ngôi phủ trung tâm ở Hà Nội sau Đổi Mới. Trong năm cũ, cụ đại diện của phủ trong khoảng 30 năm qua đã tạ thế, xem lại ở đây (tháng 10/2017). Người phó của cụ đã được bổ nhiệm thay thế sau tang lễ. Cụ là một đảng viên lão thành của làng Tây Hồ. Người kế nhiệm cụ cũng vốn là một chính trị viên kì cựu trong quân đội, cũng đã chấp tác tại phủ mấy chục năm nay sau khi phục viên về làng.

22/10/2017

Tiễn đưa cụ thủ nhang Trương Công Đức (1945-2017), người tái thiết Phủ Tây Hồ sau Đổi Mới

Sáng nay, ngày 22/10/2017, chúng tôi đã lên Phủ tiễn đưa cụ.

Năm 1945 là năm sinh giấy tờ. Trên thực tế, thì cụ thường nói với chúng tôi là sinh năm Nhâm Ngọ (1942). Các cụ đồng lứa trong làng Tây Hồ cũng nói tương tự. Bài vị chính thức trong tang lễ cũng ghi năm sinh là Nhâm Ngọ, hưởng thọ 75 tuổi.

Tang lễ được cử hành tại nhà khách Phủ Tây Hồ/đền Kim Ngưu. Mộ phần của cụ sẽ nằm trong khuôn viên vườn chùa Tây Hồ (Địa Linh tự/Phổ Linh tự). 

31/08/2017

26/08/2017

Bài mới : Mẫu Liễu và phong trào dân tộc đầu thế kỉ XX, trường hợp Trần Tán Bình ở thập niên 1920

Có lẽ do chậm trễ gì đó của bưu điện, đến hôm nay, mình vẫn chưa nhận được tạp chí do tòa soạn gửi. Nên tạm thời sử dụng ảnh chụp bìa và mục lục do anh Nguyễn Thanh Lợi thực hiện - anh là một tác giả góp mặt trong cùng số tạp chí vừa ra (khi nhận tạp chí từ đầu tuần, NTL liền post ảnh luôn lên Fb).

Đó là tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 năm 2017. Vừa ra.