Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

27/08/2018

Hà Nội thời "giặc lái" John McCain bắn phá : đọc lại Trần Đăng Khoa và Nguyễn Tuân

"Giặc lái" là từ thường dùng của thời chiến. Thời mà chú bé Trần Đăng Khoa từ quê nhà ra thăm thủ đô lần đầu rồi viết bài thơ Hà Nội được in rất nhanh sau đó.

Đại khái, về bài Hà Nội viết năm 1969 của Trần Đăng Khoa (in năm 1970), thì tôi đã viết thành bài học thuật trong liên quan đến Phủ Tây Hồ (xem ở đây, đã đăng trên tạp chí năm 2016, còn bàn luận thì từ 2015). Chú bé Khoa thì ngây thơ trong trẻo, ghi lại đúng hình ảnh Hà Nội thời chiến sẵn sàng đánh trả B52 của giặc lái. Một Hà Nội giản dị và kiên cường trong khung cảnh thời chiến.

Nhưng đến khi thành chú Trần Đăng Khoa đã ngoài 40 tuổi thì không còn ngây thơ nữa; vào năm 1999 (sau Đổi Mới) khi soạn lại thơ mình thời học trò, ông đã "thôi xao" để chữa thành một bài Hà Nội mới. Hơi có chút mất mát trong nguyên bản 1969, nhưng có những thú vị hiếm có trong bản 1999.

Ở dưới thì đọc về Hà Nội khi đã bắt được những tên giặc lái, qua bút kí của một ông già không còn ngây thơ, là Nguyễn Tuân.

Đọc Trần Đăng Khoa và Nguyễn Tuân, của một trẻ với một già, về những năm tháng Hà Nội bị bắn phá, thì sẽ hiểu thêm về nhiều khía cạnh mà lâu nay chúng ta bỗng nhiên quên mất.


Trần Đăng Khoa, 1969

Nguyễn Tuân, 1967


Hồ Trúc Bạch, 2018

Toàn bộ tư liệu ở dưới về Nguyễn Tuân là lấy về từ Fb của nhà báo Trần Tuấn.

---



















---

BỔ SUNG

.

3.

Sandy Hòa Đặng
Giám đốc điều hành, Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF)

Ký ức John McCain

Thứ sáu, 31/8/2018, 01:04 (GMT+7) Lưu
Đó là một ngày mùa đông Washington rất lạnh, John McCain mặc bộ vest đen, ngồi trong văn phòng sang trọng có treo một tấm ảnh đen trắng chụp ông khi còn là một người lính ở Việt Nam; một bức khác chụp cùng với Dalai Lama.
Tôi kể với ông rằng tôi được sinh ra ở Hà Nội. Lúc thủ đô bị ném bom mười hai ngày đêm năm 1972, tôi chưa đầy năm tuổi. Nhà tôi ở làng Kim Liên. Một ngôi nhà như chiếc răng sắp rụng, tường bằng bùn rơm, mái lá. Bố tôi đào một cái hầm ở dưới nền nhà.
Cả đêm đó, bố mẹ tôi cùng ba đứa con chui trốn dưới hầm. Tôi năm tuổi, đứa em gái hai tuổi và đứa em trai mới một tháng. Mẹ tôi bế em. Vừa qua một đợt lụt, nước cao tới đùi tôi. Chân tôi dầm trong nước, đầu và cổ thì bị rễ tre đâm vào. Tôi vẫn nhớ như in mùi hơi đất rất nồng và ẩm. Thỉnh thoảng lại có một tiếng “rầm” của bom nổ, và mặt đất rung chuyển.
“Chúng ta cùng ở Hà Nội thời điểm đó. Chúng ta rất gần nhau lúc đó”, McCain nhìn xuống thảm sàn vẻ hơi buồn, chậm rãi nói, “Và thật may mắn bây giờ chúng ta đều ở đây, nhìn cuộc chiến như là một điều đã lùi xa trong quá khứ”.
Khi tôi trốn dưới hầm, ông đang bị giam tại Hỏa Lò, hai địa điểm cách nhau chỉ khoảng 3km. Và hôm nay chúng tôi ngồi cạnh nhau ở Mỹ. Tôi chưa từng nghĩ trái đất lại tròn đến thế.
Chúng tôi nói chuyện về Việt Nam, phải đến khi người trợ lý nhắc tới vài lần rằng có cuộc hẹn đang chờ, ông mới bắt tay từ biệt.
Tôi tình cờ gặp Thượng Nghị sỹ John McCain trên chuyến bay từ Washington DC tới thành phố Tucson, bang Arizona, Mỹ tháng 10/2015. Khi tàu bay lăn bánh, phi hành đoàn thông báo: “Chúng ta rất hân hạnh có ngài Thượng Nghị sỹ McCain trên chuyến bay hôm nay”. Tôi ngạc nhiên, nhưng đinh ninh ông ngồi ở khoang hạng thương gia.
Lúc sau, tôi ngạc nhiên hơn khi thấy ông ngồi ở hàng ghế phía trên, cùng khoang hạng phổ thông như tôi. Các chính khách ít khi phải ngồi khoang hạng thường, mà đây lại là chuyến bay dài tới 4-5 tiếng.
Với vai trò là Giám đốc điều hành Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF), một tổ chức được thành lập sau khi bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ và cũng chính do ông và Thượng Nghị sỹ John Kerry vận động lập ra, tôi hy vọng có thể nói lời cám ơn nếu ông không ngay lập tức đi rất nhanh như nhiều chính khách.
Khi máy bay hạ cánh, ông đi từ tốn. Một người đàn ông đến trước mặt McCain, bày tỏ rằng mình là một cựu binh và rất ngưỡng mộ ông. “Senator McCain, you are my hero” (McCain, ông là anh hùng của tôi), người đó nói.
Đợi người kia đi rồi, tôi mới tiến đến, nói rằng tôi muốn cảm ơn vì ông đã lập ra VEF và tôi đang là người điều hành. Đó là công việc ý nghĩa vì đã giúp hàng trăm người Việt Nam tài năng được đào tạo tại các trường đại học uy tín của Mỹ. Rằng liệu tôi có thể mời ông tới một hội nghị thường niên của Quỹ được không. “Cô hãy tới gặp tôi ở văn phòng tại Washington nhé”, ông nói. Và đó là lý do có cuộc gặp trên.
Trong buổi gặp, ông hứa với tôi sẽ cố gắng tham dự hội nghị của VEF. Đến ngày hội nghị, ông không tới dự được, nhưng gửi đến một video dài 4 phút rất cảm động. Trong đó, ông nói về mối quan hệ giữa hai nước, về vai trò của Quỹ VEF và bày tỏ sự vui mừng bởi những cá nhân được lựa chọn đi học đã giúp đưa hai đất nước xích lại gần nhau hơn. Và rằng những gì chúng ta đang cùng làm rất ý nghĩa trong việc hàn gắn và chữa lành vết thương chiến tranh, chuyển từ kẻ thù thành đối tác.
“Nếu chúng ta sống đủ lâu sẽ thấy được sự thay đổi của lịch sử. Từ hai người chiến đấu đã thành bạn thân và biết bao thay đổi xảy ra”, ngài Thượng nghị sỹ nói. Ông cũng chia sẻ rằng ông có niềm vui lớn vì sau 20 năm, con tàu mang tên gia đình John S. McCain - cũng là tên của ông nội, bố và chính ông - đã cập cảng Đà Nẵng. Ông không nghĩ được rằng quan hệ hai nước có thể tốt như bây giờ và ông vẫn cho rằng Việt Nam luôn là quốc gia vô cùng quan trọng với nước Mỹ.
Cảm giác riêng tôi vô cùng đặc biệt. Ông không quên lời đã nói và quan tâm đến sự kiện của chúng tôi mặc dù ông có thể nói rằng mình bận lắm và không nhất thiết phải dành sự quan tâm ấy.
Sống ở Mỹ gần 40 năm, tôi từng gặp nhiều người nói rằng, họ từng đánh trận ở Việt Nam và không hề muốn nhớ đến quá khứ đó. Tôi từng làm công tác xã hội trong một bệnh viện điều trị cho cựu chiến binh Mỹ ở Washington. Hầu hết họ bị ám ảnh bởi chiến tranh. Có người nói với tôi họ thường xuyên thấy những hình ảnh em bé bị thương, cảnh vật tang tóc hiện về. Rất nhiều người phải tìm đến rượu để quên đi.
Những năm đi lại làm việc giữa hai nước, tôi được nghe nhiều người kể về ông, cùng với John Kerry, Thomas Vallely, Ted Osius, Bill Clinton như những người có vai trò rất quan trọng trong việc hàn gắn lại những vết xước của bức tranh Việt - Mỹ, cũng là một phần của bức tranh lịch sử thế giới. Tôi cũng nghe không biết bao nhiêu người Mỹ sau khi thăm Việt Nam đã nói với tôi họ vô cùng ngạc nhiên vì người dân Việt Nam không ghét người Mỹ. Cách đây vài năm, Ted Osius kể với tôi rằng ông McCain đi thăm dự án Đại học Fulbright tại TP HCM và rất mừng rỡ khi biết ý tưởng này thành hiện thực.
Tôi đã lặng người khi nghe tin ông mất. Với tôi đó là sự mất mát lớn cho Mỹ và Việt Nam. Khi nhà báo hỏi nghĩ gì về ông, tôi đã nghĩ đến từ “transformation” (sự chuyển hóa). Bởi vì chỉ từ đó mới thể hiện được sự biến chuyển trong tư duy người Việt và Mỹ về nhau. Bằng tâm hồn nồng ấm, trái tim rộng mở, McCain đã góp phần không nhỏ hàn gắn vết thương dân tộc, chữa lành lịch sử.
Sau hơn 20 năm kể từ khi bình thường hóa quan hệ, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại đứng thứ 12 về xuất khẩu và xếp thứ 27 về nhập khẩu hàng hóa với Mỹ. Giá trị thương mại hai chiều đạt trên 41 tỷ USD, tăng tới 187 lần. Dự báo giá trị này tăng gấp đôi vào 2020. Số du học sinh Việt Nam tại Mỹ đang đứng thứ năm trong số các nước, lãnh thổ trên thế giới.
Nhưng tôi còn mong một điều nữa: Làm sao để ngày càng nhiều người Mỹ có thể sang Việt Nam học hỏi, làm việc chứ không chỉ là dòng người một chiều. Ta có thể làm nhiều việc hơn nữa trên di sản của những người đi trước.
Sandy Hòa Đặng
https://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/ky-uc-john-mccain-3801094.html



2.

Đại sứ Mỹ tới hồ Trúc Bạch tưởng nhớ John McCain

 - Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink tới hồ Trúc Bạch đặt hoa tưởng nhớ John McCain, người có nhiều đóng góp cho quan hệ Việt - Mỹ.
XEM CLIP:
Chiều nay, Đại sứ Daniel J. Kritenbrink cùng cán bộ, nhân viên đại sứ quán Mỹ tới hồ Trúc Bạch (đường Thanh Niên, Tây Hồ, Hà Nội) đặt vòng hoa, tưởng nhớ thượng nghị sĩ John McCain.
Nơi đây đặt đài tưởng niệm ghi chiến công ngày 26/10/1967, quân và dân Thủ đô bắt sống phi công John McCain. McCain bị giam giữ hơn 5 năm ở nhà tù Hỏa Lò trước khi được trao trả theo hiệp định Paris năm 1973.
Đại sứ Mỹ bày tỏ: "Thượng nghị sĩ là một nhà lãnh đạo, một chính khách tuyệt vời và hơn cả, ông là một người rất yêu nước. Ông đã từng trải qua những đau khổ ở chiến tranh Việt Nam nhưng kể từ đó ông là một trong những nhà lãnh đạo Mỹ giúp thúc đẩy bình thường hóa quan hệ 2 nước Mỹ và Việt Nam. Biết ơn những đóng góp to lớn của ông, chúng tôi cam kết tiếp tục thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ giữa 2 nước".
Đại sứ Mỹ,Thượng nghị sĩ John McCain,John McCain
Đại sứ Mỹ Daniel J. Kritenbrink tới đài tưởng niệm bên hồ Trúc Bạch
Từ nhiều ngày nay, đông đảo người dân, bạn bè quốc tế cũng đã tới đây tưởng niệm ông John McCain.
Thượng nghị sĩ John McCain qua đời tại nhà ở Arizona vào chiều 25/8 (sáng 26/8 giờ Việt Nam) sau hơn một năm chống chọi với căn bệnh ung thư não.
Đại sứ quán Mỹ đã mở sổ chia buồn trong các ngày 27-29/8, từ 10h sáng tới 5h chiều tại Tòa nhà Vườn Hồng, số 170 Ngọc Khánh.
Đại sứ Mỹ,Thượng nghị sĩ John McCain,John McCain
Đại sứ Mỹ Daniel J. Kritenbrink tưởng nhớ thượng nghị sĩ John McCain
Đại sứ Mỹ,Thượng nghị sĩ John McCain,John McCain
Đại sứ Mỹ,Thượng nghị sĩ John McCain,John McCain
Đại sứ Mỹ,Thượng nghị sĩ John McCain,John McCain
Đại sứ Mỹ,Thượng nghị sĩ John McCain,John McCain
Đại sứ Mỹ đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm
Đại sứ Mỹ,Thượng nghị sĩ John McCain,John McCain
Đại sứ Mỹ,Thượng nghị sĩ John McCain,John McCain
Đại sứ Mỹ trả lời báo chí về những đóng góp của thượng nghị sĩ John McCain trong quan hệ Việt Nam - Mỹ
Đại sứ Mỹ,Thượng nghị sĩ John McCain,John McCain
Người dân mang cà phê, thuốc lá tới tưởng nhớ ông John McCain
Đại sứ Mỹ,Thượng nghị sĩ John McCain,John McCain
Đại sứ Mỹ,Thượng nghị sĩ John McCain,John McCain
Bạn bè quốc tế tới tưởng nhớ thượng nghị sĩ
Đại sứ Mỹ,Thượng nghị sĩ John McCain,John McCain
Đại sứ Mỹ,Thượng nghị sĩ John McCain,John McCain
Đại sứ Mỹ,Thượng nghị sĩ John McCain,John McCain
Đại sứ Mỹ,Thượng nghị sĩ John McCain,John McCain
Bức phù điêu bên đường Thanh Niên trở thành nơi tưởng nhớ ông John McCain
Đại sứ Mỹ,Thượng nghị sĩ John McCain,John McCain
Cuộc gặp của Đại sứ VN với Thượng nghị sĩ John McCain

Cuộc gặp của Đại sứ VN với Thượng nghị sĩ John McCain

Tại cuộc gặp, Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain khẳng định rất mong muốn và sẽ quay trở lại thăm Việt Nam trong thời gian sớm nhất.
Ông John McCain: Đến lúc bỏ cấm vận vũ khí với VN

Ông John McCain: Đến lúc bỏ cấm vận vũ khí với VN

Thượng nghị sỹ John McCain và cựu hạ nghị sỹ Eni Faleomavaega ra tuyên bố hoan nghênh chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama.
Thượng nghị sĩ John McCain trở lại Việt Nam

Thượng nghị sĩ John McCain trở lại Việt Nam

Thượng nghị sĩ John McCain đang có mặt tại Việt Nam trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc về quan hệ song phương Việt - Mỹ.
Trần Thường - Phạm Hải
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tin-anh/dai-su-my-toi-ho-truc-bach-tuong-nho-john-mccain-473394.html



1.

Nhìn lại cuộc đời, sự nghiệp Thượng nghị sĩ John McCain

Trước khi trở thành một chính trị gia có tầm ảnh hưởng lớn tại Mỹ, Thượng nghị sĩ John McCain từng tham chiến ở Việt Nam và bị bắt làm tù binh. Ông đã có đóng góp to lớn trong tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam. 

Cùng nhìn lại cuộc đời và sự nghiệp của Thượng nghị sĩ John McCain qua chùm ảnh dưới đây
.
Nhìn lại cuộc đời, sự nghiệp Thượng nghị sĩ John McCain
John McCain sinh năm 1936 tại một căn cứ không quân của Hải quân Mỹ ở Panama. Cha ông và ông nội ông (trong bức ảnh chụp tại Tokyo, Nhật Bản sau khi Thế chiến II kết thúc) là đô đốc Hải quân Mỹ. (Ảnh: AP)
Nhìn lại cuộc đời, sự nghiệp Thượng nghị sĩ John McCain
McCain theo bước cha và ông nội, tốt nghiệp Học viện Hải quân Mỹ vào năm 1958. (Ảnh: Reuters)
Nhìn lại cuộc đời, sự nghiệp Thượng nghị sĩ John McCain
Tháng 10/1967, trong thời kỳ chiến tranh ở Việt Nam, máy bay chiến đấu của ông đã bị bắn rơi tại Hà Nội. Ông nhảy dù xuống hồ Trúc Bạch và được người dân miền bắc Việt Nam cứu. (Ảnh: AP)
Nhìn lại cuộc đời, sự nghiệp Thượng nghị sĩ John McCain
Thiếu tá John McCain được điều trị vết thương tại một bệnh viện ở Hà Nội năm 1967. Sau đó ông bị giam ở nhà tù Hỏa Lò. (Ảnh: AP)
Nhìn lại cuộc đời, sự nghiệp Thượng nghị sĩ John McCain
Sau 5 năm rưỡi ngồi tù, cuối cùng ông được thả vào tháng 3/1973. (Ảnh: AP)
Nhìn lại cuộc đời, sự nghiệp Thượng nghị sĩ John McCain
Ông trở lại Mỹ, tiếp tục điều trị thương tích. Ông nghỉ hưu vào năm 1981 và giành được nhiều giải thưởng của quân đội. (Ảnh: AP)
Nhìn lại cuộc đời, sự nghiệp Thượng nghị sĩ John McCain
John McCain được bầu vào Hạ viện vào năm 1982 và Thượng viện vào năm 1986. (Ảnh: AP)
Nhìn lại cuộc đời, sự nghiệp Thượng nghị sĩ John McCain
Ông là một trong những cái tên được yêu thích nhất có thể được lựa chọn để trở thành ứng viên phó tổng thống của ứng viên tổng thống Bob Dole trong cuộc bầu cử năm 1996. (Ảnh: AP)
Nhìn lại cuộc đời, sự nghiệp Thượng nghị sĩ John McCain
Trong suốt những năm làm việc tại Thượng viện, John McCain còn được biết đến là "Maverick", phản đối đảng Cộng hòa về các vấn đề như cắt giảm thuế, Somalia và công nghiệp thuốc lá. (Ảnh: Reuters).
Nhìn lại cuộc đời, sự nghiệp Thượng nghị sĩ John McCain
Cuốn hồi kỳ mang tên "Faith Of My Fathers" (tạm dịch: Niềm tin của cha tôi) của ông được xuất bản vào năm 1999. Một năm sau đó, ông đã quay trở lại thăm nhà tù Hỏa Lò. Ông đã có đóng góp to lớn trong tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam. (Ảnh: Reuters).
Nhìn lại cuộc đời, sự nghiệp Thượng nghị sĩ John McCain
Thượng nghị sĩ John McCain tuyên bố trở thành ứng viên tổng thống vào năm 1999, chạy đua với Thống đốc Texas George W Bush vào Nhà Trắng. (Ảnh: EPA)
Nhìn lại cuộc đời, sự nghiệp Thượng nghị sĩ John McCain
Tháng 2/2000, ông giành chiến thắng cuộc bầu cử sơ bộ tại New Hampshire. (Ảnh: Reuters)

Nhìn lại cuộc đời, sự nghiệp Thượng nghị sĩ John McCain
Tuy nhiên, ông đã để thua 9/13 cuộc bầu cử sơ bộ trong ngày Siêu thứ Ba trước đối thủ Bush. (Ảnh: Reuters)
Nhìn lại cuộc đời, sự nghiệp Thượng nghị sĩ John McCain
Ông rút khỏi cuộc chạy đua tranh chiếc ghế tổng thống Mỹ vào tháng 3/2000. (Ảnh: Reuters)
Nhìn lại cuộc đời, sự nghiệp Thượng nghị sĩ John McCain
Tháng 4/2007, ông thông báo về ý định tranh cử tổng thống lần nữa, đối đầu với các ứng viên Mitt Romney, Rudy Giuliani và Mike Huckabee. (Ảnh: Reuters)
Nhìn lại cuộc đời, sự nghiệp Thượng nghị sĩ John McCain
Ông chính thức trở thành ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa tại đại hội đảng vào tháng 9/2008. (Ảnh: Bloomberg)
Nhìn lại cuộc đời, sự nghiệp Thượng nghị sĩ John McCain
Ngày 4 /11/2008, ứng viên Barack Obama của đảng Dân chủ đánh bại John McCain để trở thành tổng thống thứ 44 của Mỹ. Trong kỳ bầu cử này, Obama giành được 365 phiếu đại cử tri, gấp hơn 2 lần so với số phiếu được bầu cho McCain (163 phiếu). Về số phiếu phổ thông, Obama giành được 53% so với 46% của McCain. (Ảnh: LA Now)
Nhìn lại cuộc đời, sự nghiệp Thượng nghị sĩ John McCain
Thượng nghị sĩ John McCain được chẩn đoán mắc một dạng ung thư hiếm ở não vào mùa hè năm 2017. Gia đình ông cho biết hồi cuối tháng 8, thượng nghĩ sĩ đã quyết định dừng chữa trị do tiến triển của bệnh và tuổi tác. 4h28 chiều ngày 25/8/2018 (theo giờ Mỹ), chính trị gia Mỹ đã qua đời ở tuổi 81. (Ảnh: Reuters)
Sầm Hoa
http://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/nhin-lai-cuoc-doi-va-su-nghiep-cua-thuong-nghi-si-john-mccain-473180.html

.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.