Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn covid-19. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn covid-19. Hiển thị tất cả bài đăng

16/01/2024

Đọc lại và cập nhật sau 9 năm - về các nhà báo Nguyễn Công Khế - Nguyễn Quang Thông

Đọc lại, trên Giao Blog, cuối năm 2015, thì ở đâyở đây.

Nhiều tháng cuối năm 2023, nhiều thông tin của Người Buôn Gió xuất hiện trên Fb, liên quan đến hai nhà báo này.

Sang tháng 1 năm 2024 thì có các thông tin cập nhật ở bên dưới.

16/11/2022

Phật giáo Việt Nam tại Nhật Bản thời kì đại dịch covid-19 qua trình bày của sư cô Thích Tâm Trí

Về sư cô Thích Tâm Trí - Hội trưởng Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản - thì trên Giao Blog có thể đọc ở đây hay ở đây.

Bây giờ, trước thềm Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX (nhiệm kì 2022-2027), hãy nghe các trình bày của sư cô về tình hình Phật giáo Việt Nam tại Nhật Bản hiện nay, đặc biệt là trong tình hình đại dịch covid-19.

05/11/2022

01/07/2022

Việt Á - lớp lớp những ông trùm bà trùm và hệ thống tham nhũng (cập nhật từ 1/7/2022)

Những ông trùm và bà trùm mang tính lớp lang (cấp bậc và liên đới cấp bậc) của sự kiện Việt Á thường là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiện rõ nhất là hai ông Nguyễn Thành Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) và ông Chu Ngọc Anh (cựu Chủ tịch Thành phố Hà Nội, cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ). 

Nhân vật Phan Quốc Việt thì hiện chưa rõ có là đảng viên hay không (đọc nhanh trên Giao Blog ở đây hay ở đây).

Đến thời điểm ngày 1 tháng 7 năm 2022, trùm cuối của sự kiện chưa được lộ diện.

Nguồn hàng của Việt Á từ đâu đến, được làm ảo thuật như thế nào, hiện cũng chưa rõ.

15/03/2022

Đại dịch covid-19 làm nhớ về học giả Ngũ Liên Đức - người phát minh ra khẩu trang và bàn xoay kiểu Trung Hoa

Ngũ Liên Đức 伍連德 (1879-1960), tức Tiến sĩ Ngũ Liên Đức, một học giả Hoa kiều chuyên về dịch tễ học.

Học giả Ngũ đã phát minh ra khẩu trang trong đợt dịch hạch đầu thập niên 1910 tại Mãn Châu - khẩu trang đó được dùng đến ngày nay trên toàn cầu, như thấy trong đại dịch covid-19.

Học giả Ngũ cũng đã phát minh ra bàn xoay đặt trên bàn ăn, mà sau này được gọi là "bàn xoay kiểu Trung Hoa". Chúng ta vào quán ăn Trung Hoa thì thường thấy ngay kiểu bàn xoay này. Mà đầu tiên, họ Ngũ nghĩ ra bàn xoay là với mục đích dịch tễ học. Sau này, bàn xoay đó mới được ứng dụng vào bàn ăn cơm, trở thành một đặc trưng Trung Hoa (khi thấy bàn xoay trong quán ăn, chúng ta thường liên tưởng đến yếu tố Hoa).

24/02/2022

Vấn đề hôm nay : nỗi lo di chứng ở cơ thể người mắc covid-19 và đã khỏi

Ở thời điểm hiện tại, hạ tuần tháng 2 năm 2022, đây là một nỗi lo lớn của dân chúng Đại Việt. Có thể nêu nhanh một ví dụ cụ thể từ cuộc nói chuyện chung trong một nhóm zalo trong mấy ngày gần đây.

20/01/2022

Vin muốn chơi lớn : Giải thưởng VinFuture (cập nhật 2022)

Giải thưởng VinFuture dành cho các nghiên cứu khoa học mang tính đột phá trên thế giới, thì từ tháng 12 năm 2020 đã có thông tin ban đầu, xem lại ở đây.

Vào ngày 20 tháng 1 năm 2022, lần trao giải đầu tiên đã được tổ chức tại Hà Nội. Với tôi, là một lễ trao giải ấn tượng, nên đã ngồi xem trọn vẹn qua tivi buổi tối tại tệ xá.

Tôi ấn tượng với màn trình diễn của nghệ sĩ Đặng Thái Sơn (có cả Chopin, có cả trống cơm Bắc Ninh). Ấn tượng với cách trình bày bài hát của ca sĩ John. Nhưng ấn tượng nhất là với các giải thưởng !

28/12/2021

Bộ kít "made in Việt Nam" của Việt Á và đạo đức doanh nhân - thông tin từ nhóm cựu lưu học sinh Nhật Bản

Nhóm cựu lưu học sinh Nhật Bản, tên đúng là Cựu sinh viên du học tại Nhật Bản, trên Facebook, có thành viên chính là những sinh viên du học Nhật Bản trong các thập niên 1960 - 1970 (một ít là du học Nhật Bản ở các thập niên cuối thể kỉ XX và đầu thế kỉ XXI).

Có thể đọc lại thông tin về nhóm này đã được lưu giữ trên Giao Blog, ví dụ về lễ tưởng niệm đàn anh Huỳnh Trí Chánh tại Tokyo gần đây (xem ở đây).

Còn về sự kiện công ty Việt Á, thì có thể theo dõi ở đây.

Bây giờ là thông tin của đàn anh Vũ Huỳnh về việc anh đã từng tiếp xúc với người đứng đầu của Việt Á trong một công việc liên quan đến kít thử HIV (trước kít thử Covid-19, thì Việt A đã làm kít thử HIV). Tư duy kinh doanh của người đứng đầu Việt Á, như lời kể của anh Vũ Huỳnh, thì theo tôi thực sự "trắng trợn" và vô đạo đức. Cụ thể đọc ở bên dưới.

15/12/2021

"Cái khó làm ló cái khôn" - công nghệ mạng mang đến khả năng đặc biệt lớn cho hội thảo từ xa

Sáng nay, Thứ Tư ngày 15 tháng 12, ở đầu cầu Hà Nội, tôi đã bày tỏ sự xúc động khi thấy hình ảnh hai vị lão thành hiện lên ở đầu Hải Phòng. Một người là học giả chuyên về sử Hải Phòng và sử nhà Mạc - bác Ngô Đăng Lợi đã hơn 90 tuổi ! Một người là cán bộ lão thành của huyện Kiến Thụy và hiện là một người nắm giữ nhiều tri thức về lễ hội dân gian - bác Phạm Đăng Khoa đã 87 tuổi.

Hai vị tham gia hội thảo kết hợp trực tiếp và trực tuyến. Một số người tham gia trực tiếp thì ở đầu mối chính là Hà Nội, còn chủ yếu là tham gia trực tuyến (từ nhiều nơi trong Việt Nam và nước ngoài). Hai vị lão thành của Hải Phòng ngồi trước màn hình máy tính ở nhà riêng tại Hải Phòng rồi trình bày tham luận hay phát biểu qua mạng !

Đó là một lợi thế rất lớn của công nghệ mạng. Chuyện bình thường của mấy năm covid kéo dài này rồi (ví dụ xem lại ở đây), thế nhưng, khi thấy hai vị lão thành trên dưới 90 tuổi tham gia hội thảo, các vị vẫn cực kì minh mẫn và sắc sảo, thì tự nhiên dâng trào cảm xúc.

21/11/2021

Các ứng dụng số về covid-19 vẫn đang loạn và lởm khởm ("PC - Covid" cũng không hơn)

Trung tuần tháng 9 năm 2021, Giao Blog đã đưa bài "Tư duy chữ Nôm" đang phát tác trong 2 năm chống đại dịch covid-19 (xem toàn văn ở đây).

Đại khái, lúc đó đã viết: "Hệ thống phần mềm chống dịch ở cuối thập niên thứ hai và chớm sang thập niên thứ ba của thế kỉ XXI (2020-2021-...?). Sự bấn loạn của nào Ncovi, nào Bluzone, nào SSKĐT,...đang diễn ra. Đó là phát tác của tư duy chữ Nôm trong 2 năm nay".

16/10/2021

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh (từ trung tuần tháng 10/2021) : công hiệu của vắc xin ra sao

Việt Nam đã và đang có chuyển động quan trọng từ trung tuần tháng 10 năm 2021, xem cụ thể ở đây

Còn toàn thế giới thì như thế nào ?

Mở đầu là tình hình kỷ lục ở Nga (hơn 1000 người qua đời vì covid-19 trong vòng 24 tiếng đồng hồ).

08/10/2021

Cuộc tháo chạy khỏi Sài Thành từ sau 1 tháng 10 năm 2021 : tin tức và bình luận từ nhiều góc nhìn

Nhiều chục năm nay là dòng di cư từ các tỉnh (cả ba miền) đổ về Sài Gòn. 

Một nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ có khoảng 40% người nhập cư về Sài Gòn hiện nay là có được nhà ở cố định. Có thể tạm hiểu là tới khoảng 60% dân nhập cư Sài Gòn đang ở trọ.

Trong năm 2021, đã có nhiều đợt dân nhập cư Sài Gòn đã bỏ lại thành phố để lũ lượt về lại quê hương bản quán. Họ ồ ạt tháo chạy với nhiều đợt, bằng tất cả các phương tiện có thể (xe máy, xe đạp, đi bộ,...), với muôn vạn cảnh ngộ khác nhau. 

Ở entry này là quan sát đợt tháo chạy từ sau ngày 1 tháng 10.