Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn sơn-tùng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sơn-tùng. Hiển thị tất cả bài đăng

11/08/2024

Phủ Diễn với sông Bùng những ngày hè 2024 như đổ lửa

Chúng tôi đi Phủ Diễn (tức Phủ Diễn Châu ở Nghệ An) theo trục đường cao tốc mới mở - hiện đang giai đoạn chạy thử nên chưa thu phí.

Thật thú vị là đường nay mới nhưng lại mở lại theo một tuyến đường cũ - tuyến đường thiên lí cũ. Chúng tôi chạy thẳng một mạch cao tốc từ Pháp Vân về tận thị trấn Diễn Châu, cảm giác vèo cái đến ngay ! Chả bù cho những năm trước 2010, đi từ sáng sớm mà tận đến chiều tối mới có mặt ở Phủ Diễn.

1. Đường thiên lí cũ đầu thời Nguyễn, tựa như trở thành xương sống của tuyến đường cao tốc năm 2024 này, nên đi vượt lên phía miền trên của Thanh Hóa, trườn sát vào khu vực Thạch Thành - Phố Cát (sẽ đối chiếu kĩ lưỡng thêm sau).

Ngày xưa, đường thiên lí cũ chạy lên Thạch Thành - Phố Cát nên ngôi đền Phố Cát tiện đường giao thông mà lừng danh một thời.

14/05/2024

Đọc thơ Thiên Sơn - những tác phẩm đầu tiên

Thiên Sơn viết thơ trước nhất. Anh say mê thơ rất lâu và "chuyên nghiệp" một thời gian dài. Rồi sau này, anh mới bắt đầu viết văn xuôi. Mảng văn xuôi, Thiên Sơn được biết đến với Những người bên lề (tập truyện ngắn), Dòng sông chết (tiểu thuyết), Đại gia (tiểu thuyết),...

Những bài thơ của bạn, những bài đầu tiên, đã thấy trong sổ tay công tác Đoàn của tôi thời đầu thập niên 1990 ! Tức là, có khi nào đó họp Đoàn trường hay Đoàn Liên chi Khoa Ngữ văn ngày trước, tôi đang đọc một bài thơ nào đó ở dạng chế bản nhanh (đánh máy hay in kim) của Thiên Sơn, rồi bất giác chép nó vào cuốn sổ.

07/12/2021

Sau khi nhà văn Sơn Tùng (1928-2021) tạ thế : con trai Sơn Định và những người xung quanh

Nhà văn Sơn Tùng đã từ trần vào tháng 7 năm 2021 (xem lại tin tổng hợp trên Giao Blog ở đây). Sau tang lễ, thi hài nhà văn đã được chôn cất ở nghĩa trang quê nhà (làng Hoa Lũy xưa, nay thuộc xã Diễn Kim huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An)

Về người con trai của nhà văn, là anh Sơn Định với chí hướng tiếp nối công việc của cha mình từ nhiều năm trước, thì trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây (tháng 2 năm 2015) hay ở đây (tháng 2 năm 2016), ở đây (tháng 1 năm 2020).

23/07/2021

Sơn Tùng (1928-2021) với quê hương Hoa Lũy ở Diễn Châu

Tin nhà văn Sơn Tùng đã từ trần xuất hiện trên mạng xã hội vào lúc nửa đêm hôm qua (ngày 22/7/2021).

10 năm trước, tức năm 2011, tôi đã viết bài về Sơn Tùng với quê hương Hoa Lũy. Lúc đó là trên Giao Blog ở hệ thống Yahoo (do toàn bộ hệ thống blog của Yahoo bị giải thể, nên hiện Giao Blog - Yahoo  đang tạm được lưu ở bên wordpress, ở đây).

14/01/2020

Dấu chân nghĩa quân Lam Sơn trên đất Diễn Kim (bài Sơn Định)

Tác giả Sơn Định là con trai của nhà văn Sơn Tùng, có thể đọc lại trên Giao Blog, ở đây (năm 2015).

Cùng về ngôi đền ở xã Diễn Kim - quê hương của các nhà văn Sơn Tùng và Thiên Sơn - thì thật ra, bản thân tôi chưa đặt bút viết chính thức một chữ nào. Còn anh Sơn Định, năm 2016 thì viết về Phạm Tu (đọc lại ở đây). Rồi sang năm 2020, thì cũng chính anh lại viết về Đinh Lễ (bài ở dưới đây).

15/07/2019

Công sở văn minh : Không tổ chức linh đình, không tặng hoa, làm việc như bình thường trong ngày bổ nhiệm

Thứ Hai đầu tuần, ngày 15/7, mà theo như lịch cũ thì sẽ có lễ bổ nhiệm. Phía nhà tổ chức đã liên hệ rất cẩn thận nhờ việc tặng hoa và tham dự.

Thực sự làm người như chúng tôi bối rối, còn đang cùng nhau suy tính. Hoa hồng bao giờ cũng phải đi kèm với "bánh mì" (theo cách nói phương Tây) hay "bánh trôi" (theo cách nói Nhật Bản). Một vấn đề lớn hơn phải lăn tăn chính là phải chạy theo mốt thời đại, dung dưỡng cho sự rình ràng không đáng có.

Nhưng đến ngày cuối tuần trước, thì phía nhà tổ chức đã có liên hệ lại: "Bộ trưởng chỉ đạo không tổ chức gì, chỉ làm việc như ngày thường, nên không đến dự, không gửi lẵng hoa nữa".

18/03/2019

Câu chuyện các vị thần ở làng quê của nhà văn Sơn Tùng : cập nhật với nhà văn Thiên Sơn

Nhà văn Sơn Tùng đã viết từ nhiều năm trước về làng mình cùng các ngôi đền, mà viết trong lời giới thiệu cho một tác phẩm của người cháu họ sinh trưởng cùng ở ngôi làng ấy - là nhà văn Thiên Sơn (tác giả của bộ Đại Gia gần đây).

Chính nhà văn Sơn Tùng là một trong những người có công cứu (thực sự là cứu) và lưu giữ gần hai mươi đạo sắc phong của làng mình. Không có sự kịp thời của Sơn Tùng, thì có thể những tư liệu quí giá ấy đã thành tro bụi, hoặc trở thành đồ trôi nổi trên thị trường cổ vật.

Các ngôi đền trong làng của nhà văn đã bị phá hủy hoàn toàn thời hợp tác xã. Chỉ còn lại số sắc phong đó mà thôi.

Năm 2016, chúng tôi (gồm cả Thiên Sơn và tôi) đã chứng kiến việc quê nhà cử đoàn đại diện ra thỉnh các sắc phong đó từ căn hộ của nhà văn Sơn Tùng về lại quê Diễn Kim - Diễn Châu. Nhà văn và gia đình đã quyết định trao lại cho quê hương. 

29/07/2017

Chi tiết về cụ Vũ Đình Huỳnh (giữa hai bản viết của Sơn Tùng và Vũ Thư Hiên)

Hiện tại, hai nhà văn Sơn Tùng và Vũ Thư Hiên đều đã lớn tuổi. Đặc biệt, nhà văn Sơn Tùng thì đã bị tai biến từ mấy năm trước. Trong một lần tới thăm ông gần đây nhất vào khoảng cuối năm 2016, bác Mai (phu nhân nhà văn) có cho biết là bệnh tình của ông đã khó khăn thêm rất nhiều.

Nhà văn Vũ Thư Hiên thì mới đây đã gửi một thư trình bày vào đúng ngày 27/7 (xem lại ở đây).

Có một chi tiết về cụ Vũ Đình Huỳnh như dưới đây, cần sự xác nhận của nhà văn Vũ Thư Hiên.

Xung quanh một bài viết của nhà văn Sơn Tùng, về mối quan hệ Nguyễn Ái Quốc - Phạm Quỳnh

Bài của nhà văn Sơn Tùng đăng trên trang Đại Đoàn Kết vào tháng 4/2017. Cuối bài ghi niên đại 2008, có lẽ là năm nhà văn đã chấp bút xong.

Sau đó, trên website của Tuần Báo Văn Nghệ Tp.Hồ Chi Minh xuất hiện bài của Đặng Minh Phương, vào tháng 5 cùng năm, để phản luận lại một số điểm. Rồi tác giả này đi đến kết luận: bài của Sơn Tùng có nhiều bịa đặt.

22/05/2017

Người phụ nữ Quảng Đông được mai mối năm 1960, là Khu Mộng Giác hay Âu Mận Giác ?

Trước khi đọc, cần xem lại lời kể của Gs. Hoàng Chí Bảo mấy năm trước: Bác Hồ không chịu lấy vợ (ở đây, tháng 8/2016). Và cũng không quên đọc lại lời căn dặn của nhà văn Sơn Tùng (ở đây, tháng 5/2013).

Năm 2013, từ tư liệu chính qui đã công bố năm 2008 của phía tỉnh ủy Quảng Đông (Trung Quốc), Giao Blog đã đưa bài, thực ra chỉ là dịch nguyên, câu chuyện về bà Khu Mộng Giác (xem lại ở đây). 

1. Bà Khu Mộng Giác là người đã được đích thân Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông lúc đó là Đào Chú có ý mai mối cho Hồ Chủ tịch. Kết quả cuối cùng là duyên không thành.

Đào Chú là một đồng chí gắn bó của Nguyễn Ái Quốc trước đây.

30/12/2016

Cụ Hiền mang cơm hộp đi địa phương, không phiền hà cỗ bàn đón tiếp

Cụ Hiền là một biệt danh của Hồ Chủ tịch, do các đầu bếp ở khu vực nhà sàn Ba Đình "tự qui định".

Có nhiều ghi chép về việc Cụ Hồ với đoàn nhỏ gọn đi thăm địa phương, đến trưa thì tự lấy cơm hộp ra ăn, không gây phiền hà cho địa phương phải đón tiếp linh đình.

Ở một mẩu đã đưa lên blog này trước đây, có nói về một bữa trưa như vậy, có sự "góp vui" của ông Kim Ngọc và nhà báo Sơn Tùng.

Bây giờ là qua lời kể của một người đầu bếp (phục vụ Cụ Hiền 9 năm, từ 1960-1969). 

29/02/2016

Đền thờ Phạm Tu trên đất Diễn Kim (bài Sơn Định)

Sơn Định là con trai của nhà văn Sơn Tùng (xem lại một mẩu cũ ở đây) - người mà mới đây nguyện theo con đường viết của cha.

Một luận giải của Sơn Định về ngôi đền làng (quê hương của nhà văn Sơn Tùng).

30/08/2015

06/06/2015

Người con gái suốt đời chờ đợi Nguyễn Tất Thành

Út Huệ mất năm 1981. Năm 1982 thì Búp sen xanh của Sơn Tùng ra đời. Đó là theo thuật lại của ông Kiều Mai Sơn nào đó. Vừa xong.

Còn 9 năm trước, thì Thiên Sơn lại viết: Út Huệ mất năm 1980. Năm 1981 thì Sơn Tùng bắt tay vào viết Búp sen xanh.

Có nghĩa là: ngay bản thân việc viết của cụ Sơn Tùng giờ đây cũng đã trở thành huyền thoại mất rồi ! Huyền thoại về việc viết huyền thoại.