Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hồng-Nhung-ca-sĩ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hồng-Nhung-ca-sĩ. Hiển thị tất cả bài đăng

09/12/2021

Gặp gỡ đôi bạn Thái Thăng Long và Phú Quang, tại Phủ Tây Hồ

Nhạc sĩ Phú Quang vừa tạ thế (1949-2021).

Câu chuyện đôi bạn Thái Thăng Long và Phú Quang, tôi đã kể nhiều năm trước, chính từ công việc của tôi gắn với một quá trình khảo sát lâu dài Phủ Tây Hồ (Hà Nội), đọc lại ở đây.

27/08/2018

Hà Nội thời "giặc lái" John McCain bắn phá : đọc lại Trần Đăng Khoa và Nguyễn Tuân

"Giặc lái" là từ thường dùng của thời chiến. Thời mà chú bé Trần Đăng Khoa từ quê nhà ra thăm thủ đô lần đầu rồi viết bài thơ Hà Nội được in rất nhanh sau đó.

Đại khái, về bài Hà Nội viết năm 1969 của Trần Đăng Khoa (in năm 1970), thì tôi đã viết thành bài học thuật trong liên quan đến Phủ Tây Hồ (xem ở đây, đã đăng trên tạp chí năm 2016, còn bàn luận thì từ 2015). Chú bé Khoa thì ngây thơ trong trẻo, ghi lại đúng hình ảnh Hà Nội thời chiến sẵn sàng đánh trả B52 của giặc lái. Một Hà Nội giản dị và kiên cường trong khung cảnh thời chiến.

18/04/2015

Văn nghệ Thứ Bảy : sau tiếng hát Hồng Nhung, một Hà Nội cũ và mốc

Cái và cái mốc ấy là hình ảnh thực của phố phường Hà Thành ở thời đầu thập niên 1990. Cái thời của ống nước bằng kẽm, đồ Tàu, chạy nổi loằng nhoằng trong những con phố cổ âm u. 

Đi lại giữa khe hẹp của hai bức tường nhà loang lổ, cũ rinh rích, và buồn thủng thẳng, là dáng áo dài của Hồng Nhung. Thời còn là Hồng Nhung của răng khểnh.

Những thước phim vô giá của Hãng phim Trẻ: