Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn hồng-đăng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hồng-đăng. Hiển thị tất cả bài đăng

22/03/2023

Ghi chú thêm về nhạc sĩ Hồng Đăng : sau ngày 21 tháng 3, báo chí đồng loạt ghi đúng "Phan Đăng Hồng"

Ngày 21 tháng 3, tức hôm qua, là ngày ra mắt cuốn sách Chân trời gọi nắng để kỉ niệm 1 năm ngày nhạc sĩ Hồng Đăng rời xa cõi tạm (21/3/2022 - 21/3/2023). Xem bản ghi chép nhanh về lễ ra mắt sách, trên Giao Blog, ở đây.

Về tang lễ của nhạc sĩ Hồng Đăng, có thể xem lại ở đây ở đây.

1. Đến trước ngày 21 tháng 3 năm 2023, trong vòng 1 năm (tính đúng từ 21/3/2022), báo chí đồng loạt ghi tên thật của nhạc sĩ là "Phan Hồng Đăng", tức là chỉ thêm họ Phan vào tên "Hồng Đăng".

Vài ví dụ cụ thể: 

- Bài của Bình Nguyên Trang đăng trên báo Nhân Dân điện tử vào ngày 23/4/2022 (ở đây), đã được lưu về Giao Blog ở đây. Bài này có đoạn:

"Nhạc sĩ Hồng Ðăng tên thật là Phan Hồng Ðăng, sinh ngày 1 tháng 1 năm 1936 tại huyện Yên Thành (Nghệ An), nguyên Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Âm nhạc. "Cha đẻ" của những ca khúc nổi tiếng như "Hoa sữa", "Biển hát chiều nay", "Kỷ niệm thành phố tuổi thơ"... đã ra đi lúc 5 giờ 57 phút ngày 21/3/2022 tại Bệnh viện Hữu Nghị, để lại nhiều tiếc nuối trong lòng bạn bè, công chúng mến mộ."

20/03/2023

Hai ghi chú nhỏ, nhưng cần thiết, về nhạc sĩ Hồng Đăng (1936-2022) : Tên thật Phan Đăng Hồng, người Nghệ An

Về nhạc sĩ Hồng Đăng, đặc biệt là trong mối quan hệ với dòng họ Phan Đăng ở huyện Yên Thành (Nghệ An), có thể đọc lại ở đây hay ở đây.

Gần đây, trên truyền thông có hai chi tiết sau đây không chính xác về nhạc sĩ:

21/03/2022

Chú Đăng vừa ra đi (1936-2022)

"Chú Đăng" trong gia đình chúng tôi, tức là nhạc sĩ Hồng Đăng, vừa từ trần vào sáng sớm hôm nay (Thứ Hai, ngày 21 tháng 3 năm 2022).

Gần đây, sức khỏe của chú đã giảm sút nhiều, tôi đã dự cảm điều bất tường, nên đi nhanh một entry trên Giao Blog, ở đây (tháng 11 năm 2021). Nhưng lúc đó, mới chỉ đặt một entry vậy thôi mà chưa kịp đưa nội dung.

Tên thật của ông là Phan Đăng Hồng, là con trai của học giả Phan Đăng Tài. Cụ Phan Đăng Tài là em trai của nhà cách mạng Phan Đăng Lưu (1902-1941). Bởi vậy, về quan hệ thân tộc, nhạc sĩ Hồng Đăng là cháu gọi Phan Đăng Lưu là bác ruột.

Chú hay kể cho con cháu trong nhà nghe chuyện hồi trẻ chú đã đi bộ từ quê Yên Thành ra tận Vinh để mua cho bằng được một tập nhạc lí, đó là nguyên nhân đầu tiên dẫn cậu bé trong gia đình Phan Đăng đến con đường âm nhạc.

Nhiều năm trước, mỗi dịp trong nhà có giỗ chạp là cô chú (chú Đăng cô Thúy) sẽ đến. Cha tôi và chú hàn huyên bao nhiêu chuyện. Có những chuyện như hồi nhỏ cha tôi và chú chơi trò gọi đồng chổi đồng chén (có bàn tay trẻ con in lên ván thật), chuyện tấm áo len Phan Đăng Lưu kỉ niệm lại em trai trước khi vào Nam rồi bị Pháp bắt, chuyện cụ Phan Đăng Tài trăn trở về các tài liệu của anh trai,...

09/12/2021

Gặp gỡ đôi bạn Thái Thăng Long và Phú Quang, tại Phủ Tây Hồ

Nhạc sĩ Phú Quang vừa tạ thế (1949-2021).

Câu chuyện đôi bạn Thái Thăng Long và Phú Quang, tôi đã kể nhiều năm trước, chính từ công việc của tôi gắn với một quá trình khảo sát lâu dài Phủ Tây Hồ (Hà Nội), đọc lại ở đây.

01/11/2021

Nhạc sĩ Hồng Đăng (tức Phan Đăng Hồng)

Trong gia đình, chúng tôi gọi ông là "chú". Một người chú trong đại gia đình họ Phan Đăng ở xứ Nghệ (đọc nhanh về Phan Đăng Lưu hay Phan Đăng Tài ở đây hay ở đây).

02/01/2015

Đèn Cù tập 2, và những chỗ liên quan đến nhà cách mạng Phan Đăng Lưu

Nhân ngày nghỉ mà liếc liếc tập 2 của cuốn Đèn cù (đã phát hành cuối tháng 11- đầu tháng 12/2014). 

Suýt bật cười, vì ở chỗ liên quan đến hai anh em cụ Phan Đăng Lưu - Phan Đăng Tài, thì ở tập 2 này, tác giả Trần Đĩnh tựa như cố tình đưa hết "nhân vật" mà tôi đã nhắc đến nhầm lẫn của tập 1.

Không rõ là Trần Đĩnh vốn viết như vậy từ đầu (tức là từ lâu lẩu lầu lâu, cũng tức là chưa hề có góp ý của tôi ở entry trước), hay là sau khi có góp ý đó rồi (sau tháng 9/2014) thì ông "cố tình" viết thêm vào như vậy trong tập 2 ?