Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn lịch-pháp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lịch-pháp. Hiển thị tất cả bài đăng

01/01/2018

Ngày đầu năm mới, đi lễ đền là Di sản Văn hóa Thế giới

Đang là ngày 1 tháng 1 của năm mới ở Nhật Bản. Người Nhật gọi là gantan (tức Nguyên Đán). Nhiều gia đình ở khu vực nhà cũ trước đây của tôi đang đi lễ cụm đền thờ là Di sản Văn hóa Thế giới.

19/10/2017

Tiếp tục "ăn thu" ở một làng nông nghiệp : vì mưa, nên 2017 không rước

Hôm trước, là "ăn thu" của các làng chài. Lễ hội lớn nhất trong năm đã được diễn ra. Sau đó là cảnh chuẩn bị cho việc bán hàng (đã đi ở đâyở đây). "Ăn thu" ở các làng chài là "ăn biển" vào mùa thu.

Bây giờ là "ăn thu" ở các làng làm nông. Ở gần biển nhưng không đi biển, cuộc sống hiện tại hầu như không liên quan gì tới biển khơi. "Ăn thu" ở đây là "ăn lúa mới". Lễ hội lớn nhất trong năm thì toát lên ý: mừng cơm mới. Hệt như lễ thường tân (nếm cơm mới) ở làng xã Việt.

Một ngôi làng gắn bó với tôi trong một thời gian khá dài.

12/10/2017

Mùa gặt năm 2017, trên những bờ xôi ruộng mật còn giữ được, bởi nhà sư đã đứng lên

Cũng như vùng quê biên viễn ở Đông Bắc Việt Nam, ở đây chỉ canh tác được một vụ lúa trong một năm. Cũng cấy vào dịp tháng 6 và thu hoạch vào tháng 10 dương lịch.

Hạt thóc, bởi vậy, rất được quí trọng. 

Những bờ xôi ruộng mật này, nếu không có sự đứng lên để giữ đất giữ chùa của phương trượng K., vào năm 2005, thì đã về tay doanh nghiệp rồi. Nhà máy chế biến thực phẩm chức năng công suất lớn đã mọc lên, và những mùa vàng như thế này đã vĩnh viễn mất đi.

10/10/2017

Mùa gặt năm 2017, trên quê hương biên viễn

Một năm chỉ có thể canh tác một vụ lúa: cấy vào độ tháng 6 dương lịch, và thu hoạch vào tháng 10. Bây giờ chủ yếu thu hoạch bằng máy, không còn thủ công như hồi cuối thế kỉ 20 và những năm đầu thế kỉ 21 nữa.

Sát với biên giới Việt Trung, nên máy móc cơ giới các loại chủ yếu mua lẻ từ Trung Quốc sang. Dĩ nhiên có nhiều thứ xuất khẩu tiểu ngạch sang đó.

11/09/2017

Ngày giỗ Bác Hồ : 21 tháng 7 âm lịch

Phong tục từ xa xưa, người Việt giỗ tổ tiên theo lịch âm. Nhiều năm nay, ngày giỗ Bác Hồ theo lịch âm được tổ chức ở khắp nơi. Song hành vẫn có nơi thì việc giỗ vào đúng ngày 2 tháng 9 dương lịch.

28/08/2017

Một số quán cơm chay ở Hà Nội hiện nay

Một quán ăn trên đường đi, mình cũng chưa vào bao giờ, nhưng luôn thấy đông thực khách, mà ngồi tràn cả ra vỉa hè. Quán mang tên đại loại như Bê thui Cầu Mống. Tức là đặc sản hương vị xứ Quảng ở giữa lòng kinh kì Thăng Long.

Trong tháng 7 hay tháng 8 vừa rồi, quán đã chuyển đổi chủ. Bây giờ chỗ ấy là Tịnh thực quán. Tức chuyên đồ chay. Toàn bộ nội ngoại thất đã được chỉnh trang lại, nhìn liếc qua thấy yên tĩnh, trật tự. Cũng chưa có dịp ghé vào.

07/02/2017

Thần Tài ở Đại Việt đầu thế kỉ XXI : ghi chép Đinh Dậu 2017

Hai mươi năm trước, ông thầy mình đã chú ý đến Thần Tài, và đã khảo sát ở 3 nơi Bắc - Trung - Nam, sau đó đăng bài học thuật dài. Lúc đó, chưa xuất hiện ngày 10 tháng Giêng.

Thần Tài bây giờ gắn với ngày 10 tháng Giêng (năm Đinh Dậu 2017 là ngày 6/2 dương lịch).

Ghi lại một ít. Bởi hôm qua, đầu giờ sáng, Bảo Tín Minh Châu ở ngay đầu ngõ nhà mình "trình bày" khá ấn tượng chương trình hút khách. Lúc đó, phải thoát nhanh, vì sợ tắc đường, lo muộn giờ.

18/01/2017

Tiếp câu chuyện làm gì với hai cái Tết, dương lịch và âm lịch (thời điểm 2017)

Chủ đề hai cái Tết đã bàn nhiều năm qua trên blog này.

Từ thập niên 1960, đã có đề án bỏ âm lịch và Tết Nguyên đán, của nhóm Nguyễn Xiển (đăng lên blog từ 2010, đăng lại năm 2014, ở đây). Đề án Nguyễn Xiển đã được trình lên. Nhưng Hồ Chủ tịch đã bác.

Sau năm 2000, câu chuyện được bàn lại. Mấy năm nay lại có phần sôi động hơn (ví dụ xem các me giận dữ với bác Võ Tòng Xuân hồi các năm 2005-2009, ở đây).

18/05/2015

Hà Nội nhìn từ xa : mồng 1 đi đền đi phủ

Mồng 1 đầu tháng. Và cũng là mồng 1 đầu tuần. 

Người ta đi lễ đền chùa từ sáng sớm. Có trường hợp bắt đầu từ lúc 5 giờ. Lúc mà nhà đền nhà chùa có khi còn chưa mở cửa.

Người ta đứng bái vọng vào trong. 

19/02/2015

Năm Mùi kể chuyện Dê (bài của Nguyễn Dư)

Một bài khảo cứu của học giả người Việt hiện sống ở Pháp. Cụ đã chỉ ra một điểm thú vị: trò bịt mắt bắt dê thật ra rất mới, chỉ có từ thời Tây sau 1858, chứ trước đó, giáo lí Khổng Mạnh nơi sân đình và sau lũy tre chưa cho phép trò này được diễn.

Nhiều cái ta cứ đinh ninh là "cổ truyền" ấy, thật ra là mới được làm ra. Năm mới, nói chuyện làm ra cái mới.

Chúc mừng năm mới : Ất Mùi - 2015

29/01/2015

Đông Nam Á sẽ tiến tới ăn ngủ, học bài, và rửa bát cùng một giờ

Tức là cả khu vực sẽ chung một múi giờ. Dần dần, sẽ tiến tới chung đồng tiền, và biết đâu sẽ có một chính phủ liên bang như kiểu EU ? Có thể Trung Quốc cũng đã dự tính: sẽ cho hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam "ăn ngủ" cùng các nước ASEAN luôn.

Chú ý là: Đây không phải ý tưởng mới. Các lãnh đạo của chúng ta đã ấp ủ ý tưởng này từ năm 1995 và đã đưa vấn đề ra thảo luận một lần nữa hồi năm 2004” Ngoại trưởng Aman nói. “Với việc ASEAN hình thành một cộng đồng hội nhập và gắn kết vào cuối năm nay, chúng ta tin rằng một múi giờ chung cho các thủ đô ASEAn là một ý tưởng đáng xem xét”.