Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn lê-quí-đôn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lê-quí-đôn. Hiển thị tất cả bài đăng

12/10/2024

Văn nghệ Thứ Bảy : mối tình buồn dưới mái chùa Liên Phái của danh y Lê Hữu Trác (1724-1791)

Mối tình hoàn toàn có thật ở thế kỉ 18, được chính đại danh y thuật lại, rất cảm động, trong danh tác Thượng kinh kí sự (ghi chép việc lên kinh đô Thăng Long) của mình. 

1. Tôi đọc Thượng kinh kí sự bản dịch của cụ Phan Võ (thân phụ của cụ Phan Ngọc) từ lúc mới học năng khiếu (xem NKTH ở đây), rất thích lối viết của cụ. 

Sau này, nghiên cứu về nhóm các cụ Nguyễn Tông Quai và Lê Quý Đôn, thì tôi được biết là cụ Lê Quý Đôn với cụ Lê Hữu Trác có quan hệ họ hàng qua hôn nhân (các cụ trong dòng họ ở Diên Hà kể: cụ Đôn lấy một người em gái họ của cụ Trác, các cụ cùng họ Lê nhưng khác chi phái).

2. Hồi mới lớn, tôi có theo học rồi tự học Đông y một thời gian. Bây giờ, mở hồ sơ cũ vẫn thấy chữ kí cùng con dấu của thầy Trần Thúy - thầy có thời gian là Viện trưởng Viện Y học Cổ truyền. Hồi đó, lại đọc lại Thượng kinh kí sự, thì mới hiểu được những chỗ ở Thăng Long cũ được cụ tổ nghề Hải Thượng Lãn Ông ghi chép. Tôi đến chùa Liên Phái lần đầu tiên ngày đó cũng là do ghi chép trong Thượng kinh kí sự

Nghĩ lại thật vui, đến chùa Liên Phái lần đầu lúc đó một tay cầm cuốn Thượng kinh kí sự, một tay lại cầm hai cuốn Văn bia Hà Nội (sách do nhóm cụ Tảo Trang người làng Đại Từ - Hà Nội - làm chủ biên).

Bộ Văn bia Hà Nội lúc đó được một anh bạn cùng học châm cứu tặng ! Bạn mua được ở đâu đó giá rất rẻ và mua dư thêm ra ! Nay mở sách ra, vẫn thấy tên bạn kí ở trang đầu. Bạn học Bách khoa, mình học Tổng hợp.

3. Năm 1782 (Cảnh Hưng 43), khi đã ngoài 60, cụ Lê Hữu Trác được chúa Trịnh Sâm mời từ Hà Tĩnh về kinh đô để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Cụ đã viết và hoàn thành Thượng kinh kí sự vào năm 1783.

Trong thời gian mấy tháng ở kinh đô, cụ có gặp lại một người con gái vốn được hai gia đình hứa hôn cho cụ lúc nhỏ - lúc đó, đã trở thành một ni sư.

Câu chuyện của họ được kể tiếp dưới mái chùa Liên Phái.

23/10/2020

"Thụ hàng thành" (thành nhận sự đầu hàng của đối phương) có từ thời Đường, chứ đâu phải mãi hồi nhà Mạc

Đang vội, nên chỉ ghi nhanh vậy.

Vì hôm nay, lúc đi đường, có người hỏi mình về cái gọi là "thụ hàng thành".

Mình trả lời nhanh: sẽ viết thành bài học thuật sau, nhưng đại khái đó là khái niệm đã có từ thời nhà Đường ở Trung Quốc (tạm tính thế kỉ IX), mà không phải xuất hiện ở thời Minh chinh phục nhà Mạc bên ta (thế kỉ XVI).

Thụ hàng thành xuất hiện nhiều trong thơ Đường thơ Tống.

Lâu nay, nữ học giả Trần Thị Băng Thanh nhiều lần mang cái gọi là "thành nhận đầu hàng" ra để nói rằng, cái thành ấy là gắn với việc Mạc Đăng Dung sang đầu hàng nhà Minh, và đại khái là thành nỗi giận của trí thức Đại Việt các đời về sau !

Sai bét ! Sẽ chỉ ra từng điểm một rõ ràng sau. 

Đọc lại việc cô Băng Thanh phản đối việc Hà Nội đặt tên đường Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông, nhiều năm về trước, ở đây

Cũng đọc lại việc cô Băng Thanh vội vàng tin theo tư liệu nghiên cứu giả mạo của ông Trần Đại Sĩ (hoàn toàn bịa đặt) để viết bài học thuật, đăng trên các tạp chí học thuật như Tạp chí Hán Nôm hay một số tạp chí khác thuộc hệ thống Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, cũng mấy năm trước rồi, ở đây.

Ông Trần Đại Sĩ là một chuyên gia làm hàng giả, nhưng rất lạ, mới đây lại được tôn vinh ở Đại Việt, có được ông Dương Trung Quốc trao bằng ở đây.

07/12/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : gặp lại văn nhân phố phường thế kỉ 17 chuyên viết về "sắc dục"

Thế kỉ 17. Thời kì Edo của Nhật Bản. 

Đó là nhà văn kiệt xuất của thị dân thời đó, chuyên viết về sắc dục. Sắc dục đến điên đảo của thị dân Nhật Bản thời Edo, cả nam và nữ. Đó chính là Ihara Saikaku 井原西鶴(1640s - 1693). Chúng tôi thường gọi bằng âm Hán Việt là Tây Hạc cho gần gũi.

Tây Hạc = con hạc ở phía Tây. Vốn là chữ Hán 西鶴.

Vào thế kỉ 17, nước Nhật đã sản sinh ra một nhà văn kiệt xuất nhường đó về sắc dục. Năm mà Tây Hạc từ trần ở Nhật Bản, tức năm 1693, thì lại là năm Nguyễn Tông Quai chào đời ở Việt Nam. Nguyễn Tông Quai (1693-1767) là thầy của Lê Quí Đôn (1726 - 1784).

15/03/2019

"Nước mắm" là quốc hồn quốc túy, mà sử sách chẳng ghi rõ ràng gì

Các ông vua nhà Trần làm ra nhiều văn thơ chữ Nôm. Nhưng đố có tìm ra từ "mắm" hay "nước mắm" trong đó. Bây giờ có cả Viện Nghiên cứu chuyên về Trần Nhân Tông rồi, có nên hay không nên kì vọng họ tìm được hai từ đó trong các danh tác thời Phật Hoàng.

Các vị Phật Hoàng có ăn "nước mắm" hay "mắm" không. Hiện không biết. Sử liệu Đại Việt như là nhà trống hoác. Thấy được cái ấn "Sắc mệnh chi bảo" ở hoàng thành Thăng Long mới đây (làm kinh động cả học giới), nhưng chắc chưa thấy dấu vết hũ nước mắm. Hẳn vậy rồi.

Tới chữ Nôm của các cụ Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng thế thôi. Đừng nói ngay là các cụ không hàng ngày "rau muống chấm nước mắm" ("cáy" hay "tôm") nhé ! Các cụ ấy hàng ngày tự răn là "vỗ bụng rau bình bịch", thì chưa rõ là chấm rau ấy với cái gì đây. Hồi ấy chưa có Nam Ngư với Chin Su này nọ rồi.

27/02/2019

sông Áp Lục ở Triều Tiên đã bùng lên từ thập niên 1740, với thầy của Lê Quý Đôn

Mấy hôm trước, mình đã viết nhanh về sông Áp Lục và sông Hồng (sông Nhị), trong cặp danh xuyên danh sơn của Triều Tiên và Đại Việt. Nhắc đến trong liên quan đến sứ thần Đại Việt lừng danh Lê Quí Đôn tặng thơ cho sứ thần Triều Tiên hồi cuối thế kỉ 18. Đọc ở đây.

Hôm nay, có bạn đánh tiếng hỏi thêm về sông Áp Lục.

Thế thì liền mách cho bạn ấy về cái "sông Áp Lục bùng lên" được viết bởi người thầy của Lê Quý Đôn. Mà những cái đó, mình viết và công bố từ hồi năm 1995 rồi, tức gần 25 năm trước.

24/02/2019

Sự kiện thú vị 2019 : cặp sông nổi tiếng "Áp Lục" và "Hồng Hà" xuất hiện trở lại từ hành trình đường sắt vạn dặm của ông Kim

Sông Áp Lục là con sông gắn bó sâu sắc với người Triều Tiên (gồm hai miền nam bắc, là Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc ngày nay). Tựa như là sông Hồng, hay Hồng Hà (hay sông Nhị, tức Nhị Thủy), đối với người Đại Việt chúng ta.

Hồi ngày xưa, khi gặp nhau trên đất Trung Quốc, thì các đoàn sứ bộ Đại Việt với đoàn sứ bộ Triều Tiên (cùng đến triều cống thiên triều) hay có dịp đàm đạo và xướng họa thơ văn với nhau.

Khi họ xướng họa với nhau, thì một bên hay nhắc đến sông Áp Lục, còn một bên hay nhắc đến sông Hồng (cũng gọi sông Nhị). Chính sứ thần Lê Quí Đôn đã có những bài thơ thù tạc với sứ thần Triều Tiên, mà trong đó có nhắc đến cả sông Áp Lục và sông Hồng.

05/12/2018

Học giả họ Bùi : là Bùi Huy Bích hay Bùi Duy Tân ?

Ghi một câu hỏi vậy, để bây giờ, sẽ bắt đầu tìm câu trả lời.

Về nho sĩ lừng danh Bùi Huy Bích và quê hương của Ông Thọ, ngay gần Hà Nội, thì đã đi nhanh một mẩu ngắn ở đây (tháng 12 năm 2017).

Còn Bùi Duy Tân là thầy Bùi Duy Tân của Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (tên trước đây). Thầy Tân và đương kim Tổng Bí thư - Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đều có chung một người thầy là cụ Đinh Gia Khánh. Cụ Đinh Gia Khánh là lớp nhà giáo mở đường của Khoa Ngữ văn ngày trước, nên học trò của cụ rất đông. Lứa chúng tôi là gần như cuối cùng (những buổi giảng cuối cùng của thầy khoảng các năm 1996-1997, lúc đó cụ đã yếu chân nên nhiều khi học trò phải cõng thầy từ tầng 1 lên tầng 4). Về thầy Đinh Gia Khánh thì đã đi nhanh một mẩu ở đây.

29/06/2018

Nhớ về "Un Estate Italiana" (Mùa hè Italy) năm 1990, lúc bọn tôi bắt đầu mê bóng đá

… Những đêm huyền diệu theo đuổi một bàn thắng
Dưới bầu trời của mùa hè Italy
Niềm khát khao chiến thắng hiện lên trong mắt mỗi người
Một mùa hè và thêm một cuộc phiêu lưu nữa…

Mùa hè năm 1986 thì chúng tôi đã tụ tập xem uân-cắp ở nhà anh Đ. hàng xóm. Chỉ là cái màn hình đen trắng bé tí, đại khái ở khổ A5 bây giờ mà thôi. Thỉnh thoảng bị nhiễu sóng phải ra đầu hồi nhà mà xoay xoay cái cột ăn-ten bằng ống tre khô. Kí ức lúc ấy không rõ ràng, vì cũng không xem được tập trung, còn vướng bận thi cử trường chuyên gì đó.

11/05/2018

Chúng tôi của mùa hè 30 năm trước (1988 - 2018)

Những chàng trai mới lớn, một mùa hè cấp ba trường chuyên tỉnh.

Lũ chúng tôi được tính là khóa 1 của trường chuyên, bởi lần đầu tiên hai khối chuyên tự nhiên và chuyên xã hội hợp nhất lại thành ngôi trường thống nhất, có trụ sở riêng, hiệu trưởng riêng, và mọi thứ đều riêng. Trước đó, thời gian đầu chúng tôi là dân Chuyên Văn - Nga thì được gửi ở Trường Lê Quí Đôn, còn dân chuyên Toán - Lí - Hóa thì được gửi ở Trường Nguyễn Trãi. Có muốn đi thăm nhau thì phải đi tìm giữa hai trường, tới khu dành cho khối chuyên.

Một đám bạn lớp chuyên Toán. Đúng hơn là một chú chuyên Văn Nga với những người bạn chuyên Toán. Hầu như là toàn xe đạp có phanh nhưng không ăn, cũng có thể nói trắng ra là "xe không phanh". Thế mà một ông bạn vẫn bóp cái phanh của xe tôi. Dép lê và áo bay Nga là phổ biến.

24/12/2017

Ông già Noel, ở chỗ chúng tôi, hiểu như là Ông Thọ

Hà Nội có một chỗ thờ Ông Thọ. Gọi là Đền Ông Thọ. Một học trò là cán bộ phường hướng dẫn mọi người tới chiêm bái. Em ấy nói vui lúc vượt dốc chỗ các làng Giáp Nhất hay Giáp Nhì: "Hôm nay chúng ta cùng đi thăm Ông già Noel".

Quả thật, lúc về Đền Ông Thọ, dân làng cũng bảo Ông Thọ, về hình dung, tựa như Ông già Noel. "Ở chỗ chúng tôi, cứ tạm hiểu như Ông già Noel".

13/08/2016

Truyền thống lắm quan chức và nhiều nhũng lạm ở Đại Việt

Bộ máy công quyền ngày trước của Đại Việt, nhìn chung, cũng rất cồng kềnh và kém hiệu quả. 

Đọc người phương Tây chê hệ thống quan lại của Đại Việt, tính từ hồi đầu thế kỉ 16, thì nhiều lắm. Có thể đọc nhanh từ cuốn sách đã in năm 2010, ở đây. Xem thêm cả sách của Toan Ánh đã xuất bản thời 1970s ở Sài Gòn (tại đây).

31/12/2015

Cuối năm xem một ảnh cũ : thời của mốt quần cộc áo dài

Bẵng cái, tới gần 30 năm cũng đã trôi qua.

Đó là cái thời của Hội Tao cười. Không phải "Hội Tao đàn" phỏng theo vua Lê Thánh Tông, mà là "tao cười", tức "bọn tao cười.

Cô giáo dạy Toán ngày đó từng viết về Hội Tao cười, ở đây.

Đó là thời bắt đầu của Đổi Mới. Chúng tôi vừa mới lớn lớn một chút. Và lúc ấy thì đang thịnh mốt quần cộc áo dài.

07/12/2015

Lại chê Lê Quí Đôn

Hôm trước, đã nói đến việc ông hoàng tử Miên Thẩm chê Lê Quí Đôn kém cỏi về thơ (xem lại ở đây).

Hôm nay, thử xem các sử thần triều Nguyễn chê Lê Quí Đôn lươn lẹo, tham nhũng và hối lộ ra sao.