Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-việt-nam-tự-soi-gương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-việt-nam-tự-soi-gương. Hiển thị tất cả bài đăng

13/11/2022

Dân trí và quan trí Đại Việt đầu thế kỉ XXI : số 49 và 53 ở quốc hội tháng 11 năm 2022

Tối hôm qua (Thứ Bảy, ngày 12/11/2022), theo thông lệ từ nhiều năm nay, ở tổ dân phố của chúng tôi (xem ở đây) có hội nghị đại đoàn kết toàn dân tộc. Ở thời điểm này, tổ dân phố có thay đổi về nhân sự. Bác Tổ trưởng trong khoảng 12 năm nay đã chuẩn bị nghỉ để thay bằng một bác mới nghỉ hưu và vừa được bầu vào Chi ủy (sẽ kiêm Tổ trưởng). Bác Bí thư Chi bộ ở tuổi 80 và cũng mấy chục năm giữ chức đã được nghỉ từ tháng 10, một bác vừa tuổi 65 ra thay và kiêm Trưởng ban Mặt trận (Trưởng Ban Mặt trận gửi giấy mời tới các hộ ra dự hội nghị).

03/07/2022

Khám phá thế giới kiểu Việt : những câu chuyện người Việt đi du lịch nước ngoài đầu thế kỉ XXI

Hồi thế kỉ XX, thì có những du khảo đặc biệt của cụ Vương Hồng Sển. Cụ đi chơi Nhật Bản hay Thái Lan, và nhiều nơi khác, rất kiểu Vương Hồng Sển, được thuật trong nhiều sách của cụ, mà tập trung nhất là trong Hơn nửa đời hư. Cụ thành thật đến độ: thuật lại chuyện đi Thái Lan cùng gia đình, mà đến tối vẫn rủ được đồng bọn đi khám phá Thái Lan ban đêm. Các ông này đồng lòng với nhau và thành công trong việc trốn vợ con mà đi lẽn đi. Các chàng ấy đi khám phá (cần đọc cụ thể trong sách của chàng Vương Hồng Sển).

Rất nể cụ Vương Hồng Sển, mà từ lâu rồi, là vì sự chân thực đó. Mình đọc cụ Vương từ hồi học đại học, tức là từ nửa đầu thập niên 1990.

Cụ Sển đã kể từ lâu rồi nhé, in thành sách đàng hoàng, mà tự kể về chính trải nghiệm của cụ. Tới khoảng 60 - 70 năm trước rồi, hoàn toàn không có gì mới. Chuyện của đầu thế kỉ XXI chỉ là bản cập nhật.

1. Những chuyện du lịch của người Việt Nam ra nước ngoài vào đầu thế kỉ XXI, trên Giao Blog, có thể đọc các du khảo của nhà văn Vương Chí Nhàn (ở đây, năm 2013) hay của nhà thơ Bùi Kim Anh (ở đây).

Đó là kể với tư cách người tham gia đoàn du lịch của những nhà văn nhà thơ.

11/09/2021

"Tư duy chữ Nôm" đang phát tác trong 2 năm chống đại dịch covid-19

Chữ Nôm là một hệ thống văn tự đã giúp Nguyễn Du viết nên Truyện Kiều. Trước đó thì có thơ chữ Nôm điêu luyện của Nguyễn Tông Quai, và ngược về quá khứ nữa thì có thơ Nôm trân quí của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm (chỉ nêu các tác giả tiêu biểu nhất của gia tài văn học Nôm).

25/07/2021

Người Việt đầu thế kỉ 21 bàn về triết học (Nguyễn Hoàng Đức và Dương Ngọc Dũng)

Hai học giả Nguyễn Hoàng Đức và Dương Ngọc Dũng, đều có một số bài đã được lưu trên Giao Blog. Ví dụ, Nguyễn Hoàng Đức đã đưa một bình luận thú vị về nhóm thơ Mở Miệng, theo lời ngỏ của chủ nhân Giao Blog mấy năm trước, xem lại ở đây (năm 2013). Hoặc với Dương Ngọc Dũng, thì Giao Blog đã quan sát ở đây hay ở đây (năm 2016).

Bây giờ, tháng 7 năm 2021, quan sát cuộc tranh luận về triết học giữa hai vị.

06/04/2020

Những chuyện lởm trong đại dịch : cú ra chân của nữ sĩ Hồng Beo làm dậy sóng đất nước sư tử

Có một bức ảnh xuất hiện vào ngày 25 tháng 3 năm 2020 trên Fb cá nhân của bác Hồng Beo (hay Hồng Hồ/Hong Ho).

Đây là nhà báo Hồ Thu Hồng, nguyên Tổng Biên tập tờ Thể thao Tp. Hồ Chí Minh. Có thể đọc nhanh ở đây (tháng 12 năm 2012), ở đây (tháng 6 năm 2014),  hay ở đây (năm 2018). Blog của bác là Beo Blog.

Đại ý là là bức ảnh sau đã xuất hiện trên Fb Hong Ho:

26/01/2020

Đầu năm mới Canh Tý 2020, đọc tâm sự của người Việt ở hải ngoại

Mở đầu là một ghi chép vào đúng ngày mùng 2 Tết (nhằm ngày 26/1/2020) của một thanh niên mới tới Nhật Bản và dự định sẽ lập nghiệp tại đất nước này (cùng nhân vật, có thể đọc các tâm sự khác ở đây - viết trong năm 2019).

15/03/2019

"Nước mắm" là quốc hồn quốc túy, mà sử sách chẳng ghi rõ ràng gì

Các ông vua nhà Trần làm ra nhiều văn thơ chữ Nôm. Nhưng đố có tìm ra từ "mắm" hay "nước mắm" trong đó. Bây giờ có cả Viện Nghiên cứu chuyên về Trần Nhân Tông rồi, có nên hay không nên kì vọng họ tìm được hai từ đó trong các danh tác thời Phật Hoàng.

Các vị Phật Hoàng có ăn "nước mắm" hay "mắm" không. Hiện không biết. Sử liệu Đại Việt như là nhà trống hoác. Thấy được cái ấn "Sắc mệnh chi bảo" ở hoàng thành Thăng Long mới đây (làm kinh động cả học giới), nhưng chắc chưa thấy dấu vết hũ nước mắm. Hẳn vậy rồi.

Tới chữ Nôm của các cụ Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng thế thôi. Đừng nói ngay là các cụ không hàng ngày "rau muống chấm nước mắm" ("cáy" hay "tôm") nhé ! Các cụ ấy hàng ngày tự răn là "vỗ bụng rau bình bịch", thì chưa rõ là chấm rau ấy với cái gì đây. Hồi ấy chưa có Nam Ngư với Chin Su này nọ rồi.

Nước Nam ta có một nền quốc học chân chính không (câu hỏi của nhóm Phạm Quỳnh và Phan Khôi từ 1931)

Bài đã đăng trên Tạp chí Nam Phong gần 90 năm về trước.  Vấn đề đang nguyên tính thời sự, chưa cũ đi một chút nào, dù cả thế kỉ sắp qua.

10/03/2019

Họp tổ dân phố đầu năm 2019 : ghi chép nhanh

Hơn mười năm nay, trên Giao Blog (tính từ thời hệ thống Yahoo), tiện dịp thì vẫn thi thoảng nhắc đến bác tổ trưởng tổ dân phố độc đáo ở chỗ mình. Bác là một hậu duệ của cụ thổ ti tổng đốc lừng tiếng ngày xưa, ví dụ đã kể ở đây (năm 2014) hay ở đây.

Mấy năm nay, chỗ bác tổ trưởng cho kẻ dòng chữ đúng y như báo Nhân Dân chỉ dẫn, đã được thay bằng loạt hoa do đoàn thanh niên phụ trách rồi. Tức là độ ba năm nay, mỗi dịp Tết đến xuân về không còn dòng chữ ấy nữa. Thế cho nên, có lẽ chỉ còn thấy được hình ảnh cũ trong ảnh chụp của mình.

07/03/2019

Người Hà Nội thanh lịch thế kỉ XXI : hôi hoa trước ngày 8/3 năm 2019

Cảnh hôi hoa, hôi cây cảnh đã diễn ra rất nhiều năm.

Báo chí, truyền thông đã nói nhiều. Nhưng vẫn thế. Bây giờ là trước ngày 8/3 năm 2019. Cũng là hậu thượng đỉnh Triều - Mỹ.

Nhưng mà vụ chặt cây xanh hồi 2015 vẫn chưa có tổng kết. Quan thì hắn chặt cây hàng ngàn hàng vạn. Dân thì hắn hôi hoa hôi cây cảnh mọi nơi mọi lúc.

Quan nào thì dân ấy. Dân nào thì quan ấy. Một phép biện chứng. Đừng đổ hết lên một bên nào.

02/03/2019

Đôi giày của Vũ chủ tịch : thời giày da đen bóng, và thời giày vải trắng muốt

Mình hầu như không uống cà-phê. Còn về giày dép, thì mình đi cả giày da và giày vải. Hàng Việt Nam thì như sau: giày da thì một thời là fan của Vina-giầy (một cửa hàng trên phố Hàng Đào), còn giày vải thì mấy chục năm nay đều là Thượng Đình (đôi mới nhất là mua tại Thượng Đình, nhân một lần ghé qua khu Hạ Đình).

Với Vũ chủ tịch của cà-phê Trung Nguyên, mình tạm phân định thành hai thời kì như vậy, theo giày.

02/12/2018

Nguyễn Hoàng Đức : Truyện Kiều là thứ hàng nhái, và đám nhà quê bâu xâu

Bác Đức đã nói rất rõ rằng: "Thơ và Truyện Kiều là phát sinh trong đám mù chữ và ít học". Bác cũng đã nói: "Truyện Kiều là chiếc cọc tre để đám ốc vặn lạc hậu bu vào hát hợp ca. Nhưng tiếc thay làm gì biết hòa âm mà hát bè?!".

22/10/2018

Khẩu phần ăn của Đại Việt trong mâm cơm toàn cầu (số liệu World Bank)

"Với dân số 95 triệu, VN đứng thứ 14 về quy mô dân số, chiếm 1.25% số dân toàn cầu - nhưng GDP chỉ hơn 224 tỷ $, bằng 0.25% chiếc bánh này. Tức là, trung bình GDP đầu người của VN chỉ bằng 1/5 mức trung bình của toàn cầu. Nếu suy ngẫm thêm về thực trạng này, thì từ buồn, người ta sẽ chuyển sang một tâm thế phức tạp hơn - đó là vừa buồn, vừa thương, vừa bực, vừa cay đắng."

29/08/2018

Đừng vội và đừng nản : chữ Nôm vẫn đang còn thua chữ Hangul

Đã nói từ lâu, về cấp độ xuất sắc trong sáng tạo chữ, qua việc so sánh tỉ mỉ chữ Nôm trong bối cảnh văn tự sáng tạo vùng Đông Á (đã mới nhắc lại ở đây).

Người Triều Tiên (kể cả Nam và Bắc) là dân tộc duy nhất sáng tạo ra bộ chữ độc đáo ghi âm, gọi là Hangul (ngạn văn). Tôi xếp đó là văn tự kiệt xuất nhất ở vùng Đông Á, đã hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng chữ Hán của Đại Trung Hoa (chỉ duy nhất còn dấu ấn khối vuông).

01/08/2018

Trải nghiệm về "văn hóa xếp hàng" của người Việt : tâm sự của một lưu học sinh đang ở Sing

Một trải nghiệm rất bình thường về cái gọi là văn hóa xếp hàng hiện nay của người Việt ở bốn phương.

Chỗ nào mà chả thấy, khi ta đi đổ xăng, khi ta đi mua đồ trong siêu thị, khi ta đi chờ nhận hồ sơ của các loại thủ tục, và ngay cả khi ta vào bên trong chùa chiền hay nhà thờ họ tộc,... đâu đâu cũng thấy. Không chỉ ở trong nước, ra nước ngoài vẫn có khi gặp.

18/07/2018

Cập nhật 2018 về "nhìn lại truyền thống Hiếu Học của người Việt" : đâu chỉ có tỉnh Hà Giang, giáo dục đang mục từ nóc và khắp nơi

Các năm 2011 và 2012, sau khi kết thúc một chương trình cấp nhà nước về văn hóa truyền thống Việt Nam, chúng tôi đã cho đăng tải các bài viết "nhìn lại truyền thống Hiếu Học của người Việt". Một kết quả khảo sát trên toàn quốc trong mấy năm 2008 - 2010, và một khảo luận trộn trải nghiệm trong mấy chục năm.

Bây giờ sẽ cập nhật thêm các sự kiện tiêu biểu cho truyền thống Hiếu Học ấy, của năm 2018, đó là:

17/06/2018

Vua Vũ vừa xuất hiện : "Người" xuống từ núi thiêng, sau 5 năm

Đúng như dự đoán mấy tháng trước (xem ở đây - mục 3 của phần bổ sung, vào tháng 3 năm 2018; và ở đây, vào tháng 4 năm 2018), tối qua, ông Đặng Lê Nguyên Vũ vừa xuất hiện. Siêu xe xuất lộ trước, rồi vua xuất hiện.

Vua tự gọi mình là Qua. "Lâu lắm rồi, hôm nay Qua mới gặp mặt người anh em của mình", "đã 5 năm Qua ở trên núi" (ở đoạn mở đầu phần nói, xem video).

09/04/2018

Bắt uống nước giẻ lau bảng và đâm thầy giáo 2018 : đã có trong thơ Trần Nhuận Minh từ 2009 - 2011

Thực sự là từ 2009 và 2011, nhà thơ Trần Nhuận Minh, qua hình tượng thơ, đã mường tượng thấy cảnh học trò cầm dao đuổi đâm thầy giáo.

Tính nhân văn của tứ thơ ấy, đến đầu năm 2018, mới được nhận ra, ở chỗ: nhà thơ tự cho mình làm bia đỡ đạn cho thầy giáo. Và kết quả: người chạy ra can ngăn học trò không cho nó đâm thầy, thì đã bị đâm thủng ngực !