Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn qh-Việt-Triều. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn qh-Việt-Triều. Hiển thị tất cả bài đăng

30/08/2019

Hình ảnh sát thực cập nhật về một Bắc Triều Tiên (ghi chép của cựu lưu học sinh Nghiêm Việt Hương)

Thời kì đầu tiên của miền Bắc xã hội chủ nghĩa học tiếng Nhật, thì không phải học ở Nhật, mà là học tiếng Nhật ở Bắc Triều Tiên.

Nói lại lần nữa, thời 1960s-1970s, miền Bắc xhcn cử học sinh sang Bắc Triều Tiên xhcn để học tiếng Nhật (ngoài tiếng Nhật, còn học các thứ tiếng khác). Sau này, khoảng các năm 2000-2001, thì mới biết (qua truyền thông chính thống của Nhật Bản): nhiều giáo viên dạy tiếng Nhật ở Bắc Triều Tiên thời ấy, có khi là người Nhật bị bắt cóc về Bắc Triều Tiên. Học sinh Việt Nam xhcn có khi đã học những người thầy người cô bị bắt cóc về Bắc Triều Tiên như vậy (đã nói nhanh năm 2018, ở đây). 

03/03/2019

Không đi Quảng Châu, chắc ông Kim không gặp ông Tập ở Bắc Kinh

Tin mới nhất của báo chí phía Trung Quốc/Đài Loan/Hương Cảng (hơn 10 h đêm 3/3/2019, giờ Hà Nội): đoàn tàu chuyên dụng của ông Kim sau khi về tới Nam Ninh (thủ phủ của tỉnh Quảng Tây) thì không đi vòng sang Quảng Châu (thủ phủ của tỉnh Quảng Đông), mà cứ thế đi thẳng lên Trường Sa.

Như vậy, đường về lại Triều Tiên của ông Kim sẽ đúng như đường đã tới. Dự kiến rạng sáng ngày 5/3, đoàn tàu về tới Đan Đông.

Chúc ông Kim bình yên qua cầu sông Áp Lục ở biên giới mà thẳng về nhà, đúng như câu thơ mà gần 300 năm trước sứ thần Đại Việt là Nguyễn Tông Quai đã viết tặng sứ thần Triều Tiên hồi đó: "Xe về được chữ bình yên/Nhớ khi gặp gỡ Yên Kinh năm này (1740s)". Có thể tạm chỉnh cho hợp thời hợp thế thành: "Xe về được chữ bình yên/Nhớ khi gặp gỡ Thăng Long năm này (2019)".

01/03/2019

vẫn thấy sông Áp Lục ở Triều Tiên đang mịt mờ sương khói

Trước giờ G của hội nghị thượng đỉnh Bắc Triều Tiên - Mĩ tại Hà Nội, đã đọc lại bài thơ viết gần 300 trước của sứ thần Đại Việt gửi sứ thần Triều Tiên. Thấy sương khói vẫn bùng lên trên sông Áp Lục.

Bởi vậy, lúc đó đã viết:"Khói sóng trên sông Áp Lục đã bùng lên. Bốn bề mờ mịt. Nhìn ra là mung lung. Khói và khói." (xem cụ thể ở đây). Ngay từ khi đoàn tàu vượt qua sông Áp Lục để vào đất Trung Hoa, đã cảm khái được rồi (đọc ở đây).

Vận thế hôm nay được ứng báo từ gần 300 năm trước. Không phải chuyện một sớm một chiều. Bài học hòa đàm Việt - Mĩ kéo dài nhiều năm ở thủ đô nước Pháp vẫn còn nguyên giá trị.

27/02/2019

sông Áp Lục ở Triều Tiên đã bùng lên từ thập niên 1740, với thầy của Lê Quý Đôn

Mấy hôm trước, mình đã viết nhanh về sông Áp Lục và sông Hồng (sông Nhị), trong cặp danh xuyên danh sơn của Triều Tiên và Đại Việt. Nhắc đến trong liên quan đến sứ thần Đại Việt lừng danh Lê Quí Đôn tặng thơ cho sứ thần Triều Tiên hồi cuối thế kỉ 18. Đọc ở đây.

Hôm nay, có bạn đánh tiếng hỏi thêm về sông Áp Lục.

Thế thì liền mách cho bạn ấy về cái "sông Áp Lục bùng lên" được viết bởi người thầy của Lê Quý Đôn. Mà những cái đó, mình viết và công bố từ hồi năm 1995 rồi, tức gần 25 năm trước.

26/02/2019

Đồng chí Kim Nhật Thành - người được lãnh tụ Stalin lựa chọn

Có một số nhân vật (sau trở thành lãnh tụ ở các quốc gia cùng hệ thống) vốn không được Stalin lựa chọn.

Có một số lãnh tụ ở các quốc gia cùng hệ thống thì vốn được Stalin lựa chọn từ đầu. Trong số đó, có đồng chí Kim Nhật Thành của Triều Tiên.

Về từ "đồng chí" thì có thể đọc ở đây (năm 2017).

Tư liệu do bác Phan Việt Hùng vừa đưa lên, ngày hôm nay - 26/2/2019, cháu nội của đồng chí Kim Nhật Thành vừa đặt chân lần đầu tiên tới Việt Nam.

24/02/2019

Sự kiện thú vị 2019 : cặp sông nổi tiếng "Áp Lục" và "Hồng Hà" xuất hiện trở lại từ hành trình đường sắt vạn dặm của ông Kim

Sông Áp Lục là con sông gắn bó sâu sắc với người Triều Tiên (gồm hai miền nam bắc, là Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc ngày nay). Tựa như là sông Hồng, hay Hồng Hà (hay sông Nhị, tức Nhị Thủy), đối với người Đại Việt chúng ta.

Hồi ngày xưa, khi gặp nhau trên đất Trung Quốc, thì các đoàn sứ bộ Đại Việt với đoàn sứ bộ Triều Tiên (cùng đến triều cống thiên triều) hay có dịp đàm đạo và xướng họa thơ văn với nhau.

Khi họ xướng họa với nhau, thì một bên hay nhắc đến sông Áp Lục, còn một bên hay nhắc đến sông Hồng (cũng gọi sông Nhị). Chính sứ thần Lê Quí Đôn đã có những bài thơ thù tạc với sứ thần Triều Tiên, mà trong đó có nhắc đến cả sông Áp Lục và sông Hồng.

26/12/2018

Không thấy rõ từng món trên bàn tiệc chiêu đãi cụ Kim Nhật Thành 60 năm trước

Vì là ảnh đen trắng của 60 năm về trước (1958-2018). Hồi cụ Kim Nhật Thành sang thăm Việt Nam.

Có thể trên bàn tiệc chiêu đãi bạn hiền của Hồ Chủ tịch sẽ thấy món quốc hồn quốc túy của người Triều Tiên. Người cấp dưỡng của Hồ Chủ tịch đã nói với tôi vài lần về việc này. Ví dụ đọc lại ở đây.

Ảnh của phía Triều Tiên, mới đưa ra trưng bày để kỉ niệm 60 năm. Lấy về từ Fb của nhóm cựu lưu học sinh Việt Nam tại Triều Tiên (một nhóm trong đó thì đi học tiếng Nhật tại Triều Tiên --- sau trở thành lớp người Việt xã hội chủ nghĩa đầu tiên biết nói tiếng Nhật).

29/01/2018

Tên Việt Nam của thầy Park người Hàn Quốc : Phác Hằng Tự 朴恒緖

Đọc báo của người Triều Tiên mới biết tên thầy Park 박항서 được viết chính thức bằng chữ Hán là: 朴恒緖. Về cơ bản, người Triều Tiên (bao gồm cả Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc ngày nay) đều có tên viết bằng chữ Hán.

Như vậy, tên Việt Nam của thầy Park là Phác Hằng Tự. Có thể gọi tắt là "thầy Tự", hay "huấn luyện viên Tự", "giáo Tự".

Từ nay, tôi sẽ gọi ông là "thầy Tự". 

17/08/2016

09/07/2016

Câu chuyện hiện đại về việc cụ Mạc Đĩnh Chi sang Triều Tiên, để lại hậu duệ ở đó

Một ít văn bản chính thức, thì tôi sẽ đề cập đến sau.

Bây giờ, thì là một mẩu tin hiện đại, về việc hậu duệ Mạc tộc Việt Nam vừa sang Hàn Quốc tìm kiếm con cháu của cụ Trạng.