Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà-Nội-lịch-sử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà-Nội-lịch-sử. Hiển thị tất cả bài đăng

12/10/2024

Văn nghệ Thứ Bảy : mối tình buồn dưới mái chùa Liên Phái của danh y Lê Hữu Trác (1724-1791)

Mối tình hoàn toàn có thật ở thế kỉ 18, được chính đại danh y thuật lại, rất cảm động, trong danh tác Thượng kinh kí sự (ghi chép việc lên kinh đô Thăng Long) của mình. 

1. Tôi đọc Thượng kinh kí sự bản dịch của cụ Phan Võ (thân phụ của cụ Phan Ngọc) từ lúc mới học năng khiếu (xem NKTH ở đây), rất thích lối viết của cụ. 

Sau này, nghiên cứu về nhóm các cụ Nguyễn Tông Quai và Lê Quý Đôn, thì tôi được biết là cụ Lê Quý Đôn với cụ Lê Hữu Trác có quan hệ họ hàng qua hôn nhân (các cụ trong dòng họ ở Diên Hà kể: cụ Đôn lấy một người em gái họ của cụ Trác, các cụ cùng họ Lê nhưng khác chi phái).

2. Hồi mới lớn, tôi có theo học rồi tự học Đông y một thời gian. Bây giờ, mở hồ sơ cũ vẫn thấy chữ kí cùng con dấu của thầy Trần Thúy - thầy có thời gian là Viện trưởng Viện Y học Cổ truyền. Hồi đó, lại đọc lại Thượng kinh kí sự, thì mới hiểu được những chỗ ở Thăng Long cũ được cụ tổ nghề Hải Thượng Lãn Ông ghi chép. Tôi đến chùa Liên Phái lần đầu tiên ngày đó cũng là do ghi chép trong Thượng kinh kí sự

Nghĩ lại thật vui, đến chùa Liên Phái lần đầu lúc đó một tay cầm cuốn Thượng kinh kí sự, một tay lại cầm hai cuốn Văn bia Hà Nội (sách do nhóm cụ Tảo Trang người làng Đại Từ - Hà Nội - làm chủ biên).

Bộ Văn bia Hà Nội lúc đó được một anh bạn cùng học châm cứu tặng ! Bạn mua được ở đâu đó giá rất rẻ và mua dư thêm ra ! Nay mở sách ra, vẫn thấy tên bạn kí ở trang đầu. Bạn học Bách khoa, mình học Tổng hợp.

3. Năm 1782 (Cảnh Hưng 43), khi đã ngoài 60, cụ Lê Hữu Trác được chúa Trịnh Sâm mời từ Hà Tĩnh về kinh đô để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Cụ đã viết và hoàn thành Thượng kinh kí sự vào năm 1783.

Trong thời gian mấy tháng ở kinh đô, cụ có gặp lại một người con gái vốn được hai gia đình hứa hôn cho cụ lúc nhỏ - lúc đó, đã trở thành một ni sư.

Câu chuyện của họ được kể tiếp dưới mái chùa Liên Phái.

23/08/2024

Chuyện cũ chuyện mới Hà Nội : Hiệu sách bác Dư 180 Bà Triệu có truyền thống từ "hiệu Đức Hiên"

Một ít thời gian trước, hậu đại dịch Covid-19 được một thời gian, tôi lên thăm hiệu sách 180 Bà Triệu. Đây là hiệu sách cũ nổi tiếng ở Hà Thành gắn với ông chủ đặc biệt: ông Dư - tên đầy đủ là Lương Ngọc Dư.

Chúng tôi biết ông là một trong những hậu duệ của "hiệu Đức Hiên" - một nhãn hàng nổi tiếng ở Hà Thành trước năm 1954. Về hiệu Đức Hiên, tôi sẽ viết riêng sau. Lần gặp vừa rồi, tôi cũng có hỏi ông Dư thêm về hiệu Đức Hiên.

Ngày trước, có khi, tôi nghe người ta gọi ông bằng một cái tên khá vui: "Dư mắm tôm". Sao lại mắm tôm ? Có lẽ là gắt như mắm tôm ! 

Đó là cách nhìn hài hước về sự đặc biệt của chủ nhân hiệu sách. Một con người có trí nhớ siêu việt, gọi vui là "bộ óc điện tử". Hồi đầu thập niên 1990, hay la cà ở quán ông, ông nhớ, nên tôi biết tính ông. Điểm đặc biệt nhất của ông: đến hiệu sách của ông, thì không nên ngó nghiêng, mà cần hỏi ngay là đang cần tìm cuốn gì. Lập tức ông đọc vanh vách thông tin về cuốn sách và tác giả của nó, và đặc biệt là: hiện hiệu sách còn không, hay phải đợi ông bố trí.

Giới sinh viên đại học, dù là dân Bách - Kinh - Xây (Bách khoa - Kinh tế - Xây dựng) đến hỏi "Dư mắm tôm" sách kĩ thuật, thì ông cũng vanh vách. Vì có lẽ ông vốn học bên kĩ thuật.

Nhưng dân Cao - Xà - Lá (khu vực có các công ty Cao Su - Xà phòng - Thuốc lá) mà tiêu biểu là dân Văn của Tổng hợp, như tôi, đến hỏi, thì ông cũng vanh vách không kém ! Hồi đầu thập niên 1990 tôi mua mấy lần bộ ngữ pháp tiếng Việt của tác giả Diệp Quang Ban. Ông Dư biết và nhớ. Ông hỏi tôi: sao cậu mua lắm thế, mua một bộ là được rồi còn gì ! Tôi bảo: bộ đầu tiên thì của em, còn các bộ sau là em đi tặng đấy. 

Vào hiệu sách của ông, thì nên hỏi tên sách để được chỉ dẫn tức khắc từ bộ vi xử lí cực nhanh, là não bộ chạy cơm (không phải là AI như hiện nay, cũng không phải CPU như máy tính chúng ta còn đang dùng). Chứ nếu cứ ngớ nghiêng, không chịu hỏi, là bị "gắt mắm tôm" ngay. 

09/12/2023

Vấn đề địa giới của "phường Đông Tác" ở Thăng Long thời Lê, thời Tây Sơn, thời Nguyễn

Địa giới "phường Đông Tác" thuộc Thăng Long trong lịch sử, là một vấn đề hóc búa. Sách địa chí ghi chép có nhiều điểm nhầm lần. 

"Đông Tác" đâu đó như ở Kim Liên - Trung Tự.

"Đông Tác" lại đâu đó như ở khu Cửa Nam.

"Đông Tác" lại đâu đó như khu vực gần Hồ Hoàn Kiếm.

10/12/2022

Cập nhật tình hình 2021 - 2022 về miếu Thanh Cẩm ở Hà Thành (đình Trung Yên phố Hàng Bạc)

7 năm trước, vào tháng 5 năm 2015, Giao Blog đã điểm tin về miếu Thanh Cẩm thờ một vị tiến sĩ triều Mạc đã xả thân cứu vua Mạc (xem lại ở đây).

Chuyện được chép vào một bản Việt điện u linh, cũng được chép vào Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ - Nguyễn Án.

07/10/2022

Tới thăm làng có tên Lâm Ấp ở Hà Nội, tổ tiên là người vương quốc Champa

Tên Lâm Ấp tưởng xa xôi.

Thế mà, hóa ra, tìm thấy ngay ở Hà Nội.

Đó là một làng vốn có tên LÂM ẤP tại Hà Nội. Tên hiện nay là TRƯỜNG LÂM. Vẫn có một chút âm hưởng của "Lâm Ấp" trong cái tên hiện dùng.

28/02/2022

"Nhà in Van Tuong" - một nhà xuất bản ở Hà Nội trước năm 1945

Có những nhà xuất bản hay nhà in ngày trước ghi tên bằng chữ quốc ngữ, nhưng không có dấu. Nên có khi bị đọc nhầm tên (không dấu thì đọc nhầm là rất dễ hiểu).

Một trong những nhà in trước năm 1945 ở Hà Nội là "VAN TUONG". Có lúc ghi là "Nhà in VAN TUONG", có khi ghi là "Imprimerie VAN TUONG".

Hỏi là VAN TUONG là gì ? 

Có người luận ra là "Nhà in Văn Tường". Nghe cái tên Văn Tường mà tưởng nhớ đến Văn Thiên Tường ! 

Rồi cũng có người luận là "Nhà in Vạn Tượng". Nghe cái tên Vạn Tường thì liên tưởng ngay đến đất nước Triệu Voi.

Tôi thì trả lời rằng, đó là "Nhà in Vạn Tường". Bạn nào đã ghi là "Văn Tường" hay "Vạn Tượng" thì nên chữa lại cho đúng.

23/11/2021

Tháng 2 năm 1979 : người Hoa ở Hà Nội lên án bánh trướng Bắc Kinh và có tham gia cải tạo sông Tô Lịch

Sông Tô Lịch đã bị ô nhiễm từ trước năm 1954.

Sau khi tiếp quản thu đô năm 1954, trong các thập niên 1950 - 1960 - 1970, chính quyền thành phố Hà Nội đã có nhiều đợt thực hiện việc cải tạo sông Tô Lịch.

07/12/2020

Làng hóa phố ở Hà Nội : về làng Giàn (Trung Kính), qua ghi chép của người làng Trần Minh Hải

Gần đây, trên Fb xuất hiện loạt ghi chép rất thú vị của bác Trần Minh Hải về chính ngôi làng của bác - đó là làng Giàn (Trung Kính) ở bên cạnh dòng sông Tô Lịch, nay thuộc quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội.

Bác viết theo lối tự truyện, chỉ cần kể những chuyện cũ chuyện mới về chính ngôi làng của mình, gia đình mình, họ tộc mình, bạn bè mình,...là thành một chuỗi ghi chép rất thú vị.

17/09/2020

Dự án đặc biệt : cải tạo sông Tô Lịch thành “Công viên Lịch sử-Văn hoá-Tâm linh”

Đã từng có lúc cư dân Hà Nội lo ngại nhiều, bởi rất có thể sông Tô Lịch bị phía chính quyền đem cống hóa, tức là biến nó thành một cái cống (xem lại ở đây).

Bây giờ, thì có một dự án cải tạo sông Tô Lịch thành "Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh".

15/08/2020

Các nơi lập "thể môn" chào đón và "hương án" vái lạy (chuyến tuần du ra Bắc của vua Bảo Đại năm 1933)

Đó là năm 1933, cách nay tới gần 90 năm.

Năm 1933 là gần ngang với năm sinh của nhà văn Duyên Anh (1935-1997), năm sinh của học giả Phan Đăng Nhật (1931-2020), năm sinh của cụ nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu (1931-2020).

Năm 1933 ấy, nhà vua Bảo Đại từ Huế ra thăm Hà Nội, Hòn Gai, Hải Dương,...Gọi là chuyến Bắc tuần của ngài. Đại khái, như tổng kết của nhà Mai Lĩnh lúc đó, thì ngài có 12 ngày trên đất Bắc.

Các nơi mà ngài tới, phía quan Nam (Nam triều) và quan Tây (chính quyền bảo hộ của Pháp) đều chuẩn bị đón rước linh đình.

Người ta dựng các thể môn. Từ quen dùng của thời đó, có vẻ xa lạ với người đầu thế kỉ XXI rồi. Đại khái là cổng chào bây giờ. Nhưng chỉ là cổng chào tạm thời thôi, xong việc là sẽ dọn đi, chứ không chôn chặt một chỗ.

Người ta lại dựng các hương án ở các điểm trên đường ngài Bảo Đại tới, dân chúng sẽ tới đó mà vái lạy.

11/05/2020

Sử liệu quanh ta : mộ đá của Quan Năm bị Cờ Đen hạ ngày 19/5/1883

Đó là trận chiến Cầu Giấy danh tiếng. 

Cầu Giấy ngày nay thì sấm uất, nhưng mấy chục năm về trước thì quê mùa và hoang vắng lắm. Nhắc đến Cầu Giấy là nghĩ ngay ra cảnh làng xóm nhà quê với đống rạ, con trâu, ruộng lúa. Hồi ngày xưa, trường học ở Hà Nội cho học sinh đi cắm trại ở công viên Thủ Lệ, tức là cửa ngõ vào Cầu Giầy, mà đã tưởng là đi xa lắc xa lơ tận Sapa (xem lại kí ức của người Hà Nội đã sống những năm tháng ấy, ở đây).

Đúng cái địa bàn Cầu Giấy ấy. Đúng ngày 19/5 năm 1883, Quan Năm (Henri Laurent RIVIÈRE) của Pháp đã bị quân mai phục của tướng cờ đen Lưu Vĩnh Phúc bắn hạ tại Cầu Giấy. 

Người Pháp sau này đã xây mộ Quan Năm ở chính khu vực Cầu Giấy.

Đến ngày 11/5 năm nay, tức năm 2020, ngôi mộ ấy vẫn còn. 

21/04/2020

Điện ảnh Việt thời kì đầu : nhà Hương Ký, phim Kim Vân Kiều

Mốc khởi đầu của điện ảnh Việt là thập niên 1920. Thú vị là, lớp diễn viên đầu tiên lại có cả cụ Phan Bội Châu. Cụ được nhà đương cục mời làm diễn viên cho chính phim về cuộc đời cụ, đã kể ở đây (năm 2013).

Hồi đầu tiên đó, là gắn với hãng phim Đông Dương, hãng phim Á Châu và nhà Hương Ký (đã đi một ít ở đây), là gắn với những bộ phim truyện đầu tay mà một trong số đó là Kim Vân Kiều (đã đi ở đây). Ảnh về phim Kim Vân Kiều ấy đại khái như dưới đây.

21/02/2020

Văn Miếu – Quốc Tử Giám và bệnh dịch hạch ở Hà Nội năm 1903 (bài Đào Thị Diến)

Bệnh dịch hạch ở đầu thế kỉ XX đã làm thế giới khiếp đảm.

Ở Hà Nội thuộc Pháp lúc đó, đại khái: "vào tháng 4-1902, Hà Nội lại có 14 người mắc bệnh dịch hạch và 8 người chết vì bệnh này. Và đầu năm 1903, bệnh dịch hạch lại bùng phát ở Hà Nội mà người đầu tiên phát hiện ra bệnh dịch hạch ở Hà Nội năm 1903 là Adrien Le Roy des Barres, bác sĩ tốt nghiệp ở Paris và làm việc tại Hà Nội từ 1902. Theo tài liệu lưu trữ, ngày 21-3-1903, bác sĩ Le Roy des Barres đi khám bệnh cho hai gái điếm ở phố Hàng Trứng tại một nhà thổ (maison de tolérance) thì phát hiện ra hai cô gái điếm này bị bệnh dịch hạch và đã quyết định giữ họ ở khu cách ly (người Pháp gọi là lazaret)."

06/08/2019

Hiếu học Đại Việt và những làng khoa bảng : tâm sự 2019 của một hậu duệ họ Phạm ở Đông Ngạc

Đây là tâm sự của một nữ tiến sĩ có quê cha ở làng Đông Ngạc - một ngôi làng khoa bảng nổi tiếng, vào ngày hôm nay (6/8/2019).

Quê nội ở Đông Ngạc, còn phía nhà ngoại chính là nhà báo nhà biên khảo độc đáo Tôn Thất Dương Kỵ (đã nói nhanh ở đây).

15/06/2019

Những dòng họ hiếu học và khoa bảng ở Thăng Long : 550 năm ngày đăng khoa của Nguyễn Như Uyên (1469 - 2019)

Đó là làng Cót ở Hà Nội. Là một trong 4 làng của bộ "tứ danh hương" (bốn làng nổi tiếng), thật ra, là ở rìa cận kinh thành Thăng Long xưa. Làng Cót nằm bên dòng sông Tô Lịch.

Tên chữ của làng CótHạ Yên Quyết. Tại sao gọi là "Cót" thì có nhiều thuyết khác nhau. Nhưng lí do "âm đọc na ná" thì xem ra thuyết phục hơn cả, ví như gần đấy là làng Mọc (tên chữ là Nhân Mục), hay làng Láng (tên chữ là Yên Lãng).

Làng Cót là quê hương của cụ Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm (dòng họ Hoàng cũng sản sinh ra nữ toán học gia Hoàng Xuân Sính). Nay đã có một con đường trong làng mang tên Hoa Bằng.

Phía địa phương đang đề nghị thành phố Hà Nội cho đặt tên con đường làng chạy trước đình là "Nguyễn Như Uyên" để tưởng niệm nhà khoa bảng thời Lê Thánh Tông.

08/06/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : Chu Thiên Hoàng Minh Giám với tiểu thuyết "Thoát cung vua Mạc" (1942)

Có hai ông Hoàng Minh Giám khác nhau. 

Một ông là Hoàng Minh Giám chính trị gia, người của Việt Minh, sau giữ nhiều chức vụ cao trong chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 1904-1995. Hậu duệ hiện nay là ông Hoàng Vĩnh Giang của ngành thể thao Việt Nam.

Một ông là Hoàng Minh Giám có bút hiệu Chu Thiên, là một nhà văn - nhà khảo cứu, tên tuổi gắn với các bộ tiểu thuyết lịch sử như Bút nghiên, Nhà NhoBóng nước Hồ Gươm. 1913-1991.

Chu Thiên có một tiểu thuyết lịch sử có tên Thoát cung vua Mạc đăng dài kì trên Tạp chí Tri Tân (năm 1942). Đây là một tiểu thuyết về nhà Mạc thời kì Thăng Long.

03/03/2019

Người xưa khởi nghiệp : không có Cô Tư Hồng thì chắc không có Bạch Thái Bưởi

Bản thân tôi mới chỉ viết loáng thoáng về một nữ doanh nhân độc đáo của Việt Nam thời đầu thế kỉ XX, là Cô Tư Hồng, ví dụ ở bài liên quan tới vị quan danh tiếng một thời Trần Tán Bình, và cũng là có liên quan đến thầy học của họ Trần chính là danh sĩ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, đọc ở đâyở đây.

Bây giờ là đi nhanh về quá trình khởi nghiệp của Cô Tư Hồng (nếu viết bình thường thì là "cô Tư Hồng", đây tạm viết thành tên riêng cho rõ ràng).

Rõ ràng, không có Cô Tư Hồng thì không có đàn em Bạch Thái Bưởi. Lúc Cô Tư Hồng khởi nghiệp và thành công, thì đàn em họ Bạch còn đang là lính của bà.