Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-thị-băng-thanh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-thị-băng-thanh. Hiển thị tất cả bài đăng

23/10/2020

"Thụ hàng thành" (thành nhận sự đầu hàng của đối phương) có từ thời Đường, chứ đâu phải mãi hồi nhà Mạc

Đang vội, nên chỉ ghi nhanh vậy.

Vì hôm nay, lúc đi đường, có người hỏi mình về cái gọi là "thụ hàng thành".

Mình trả lời nhanh: sẽ viết thành bài học thuật sau, nhưng đại khái đó là khái niệm đã có từ thời nhà Đường ở Trung Quốc (tạm tính thế kỉ IX), mà không phải xuất hiện ở thời Minh chinh phục nhà Mạc bên ta (thế kỉ XVI).

Thụ hàng thành xuất hiện nhiều trong thơ Đường thơ Tống.

Lâu nay, nữ học giả Trần Thị Băng Thanh nhiều lần mang cái gọi là "thành nhận đầu hàng" ra để nói rằng, cái thành ấy là gắn với việc Mạc Đăng Dung sang đầu hàng nhà Minh, và đại khái là thành nỗi giận của trí thức Đại Việt các đời về sau !

Sai bét ! Sẽ chỉ ra từng điểm một rõ ràng sau. 

Đọc lại việc cô Băng Thanh phản đối việc Hà Nội đặt tên đường Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông, nhiều năm về trước, ở đây

Cũng đọc lại việc cô Băng Thanh vội vàng tin theo tư liệu nghiên cứu giả mạo của ông Trần Đại Sĩ (hoàn toàn bịa đặt) để viết bài học thuật, đăng trên các tạp chí học thuật như Tạp chí Hán Nôm hay một số tạp chí khác thuộc hệ thống Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, cũng mấy năm trước rồi, ở đây.

Ông Trần Đại Sĩ là một chuyên gia làm hàng giả, nhưng rất lạ, mới đây lại được tôn vinh ở Đại Việt, có được ông Dương Trung Quốc trao bằng ở đây.

30/10/2019

Công việc chẩn trị Đông Y của nhà biên khảo Trần Đại Sỹ

Nhà biên khảo Trần Đại Sỹ gần đây được vinh danh tại Việt Nam (xem cụ thể ở đây, tin của năm 2015). Các công bố có tính cuốn hút của ông về Đại Việt hay Hai Bà Trưng, vân vân, thì đã có thảo luận từ lâu, đọc lại ở đâyở đây (năm 2013).

Về công việc chẩn trị Đông Y của ông hiện nay ở Pháp, thì có thể đưa về đây một đoạn ngắn do madam Nguyễn Nga vừa đưa lên.

18/08/2018

Biên soạn thơ văn Lý Trần từ lời kể người trong cuộc (bài Trần Thị Băng Thanh)

Đây là một trong những người gắn bó lâu dài với công việc biên soạn thơ văn Lý Trần - mà gần đây, từ góc nhìn không phải chuyên ngành khoa học xã hội, một số vị có mong muốn được nhìn ngắm lại, trong đó một phần là về vai trò của các cụ Đào Phương Bình và Nguyễn Đức Vân.

Con rể và cháu cụ Nguyễn Đức Vân đã có những trình bày ở đây và ở đây. Riêng người con rể Nguyễn Đình Chú thì tôi có dịp trao đổi trực tiếp năm 2008 (ở đây) và 2017 (ở đây), và một vài dịp loáng thoáng nữa, nhưng tất cả chỉ là lan man mà thôi.

Về cô Băng Thanh, thì Giao Blog đã đề cập đến một vài lần. Ví dụ hồi cô phản luận về Mạc Thái Tổ - Mạc Thái Tông với một nhãn quan rất lạ (tôi sẽ chỉ ra những điểm lạ ấy ở dịp có điều kiện, bài đó ở đây). Hay chuyện cô Băng Thanh quá tin vào tư liệu giả của một nhà nghiên cứu rất giả là Trần Đại Sỹ, đã bàn ở đây - mà là bài đã đăng chính thức trên tạp chí khoa học chuyên ngành.

16/06/2015

Đại gia kiêm "sử thi gia" Huỳnh Uy Dũng đánh giá về nhà Mạc

Huỳnh đại gia, như đã biết từ trước (ở đây), là không sử dụng máy tính, và chuyên soạn quốc sử bằng thơ tràng thiên. Viết tay. Phổ biến trên mạng. 

Có bộ Đại Nam văn hiến sử thi cực kì đồ sộ, được soạn ra như vậy.

Trong đó, Huỳnh đại gia viết về nhà Mạc thì hệt như một "sử thi gia" mang tinh thần Đổi Mới. Đã viết từ trước về việc này, ở đây.

Đối sách của Mạc Đăng Dung qua tường thuật của Hồ Bạch Thảo

Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh
Dịch thoát ý : Dân là thứ nhất, sau đến xã tắc, và cuối cùng mới là vua 
(Mạnh tử)


Thiết nghĩ rằng thần Đăng Dung có tội, còn dân đen vô can. Thiên tử không nỡ vì lỗi của riêng thần, mà chém giết dân chúng. Thần may mắn được vì dân chúng, nên không tiếc chút hơi tàn 
(Mạc Đăng Dung)

15/06/2015

Sử gia Nguyễn Văn Siêu đã luận giải : Mạc Đăng Dung không cắt đất

Nguyên bản của Nguyễn Văn Siêu (xem ở dưới) là: "phi cát địa dĩ cầu hối dã". Dịch trực tiếp là: "không phải cắt đất để hối lộ vậy".

Về việc "cắt đất dâng Minh của Mạc Đăng Dung", thì từ lâu, đã có rất nhiều nhà sử học xem xét lại, chỉ ra rằng: đó chỉ là đối sách giả vờ mà thôi. Chứ thực ra, trên thực tế, không hề có chuyện cắt đất (ví dụ luận giải của Trần Quốc Vượng ở entry trước).

Trần Quốc Vượng (dẫn theo Đào Duy Anh) thì chỉ ra là Đại Việt sử kí toàn thư nhầm lẫn. Nếu rõ hơn nữa, thì ghi chép trong ĐVSKTT thực chất là một luận điệu vu cáo của phía Lê Trịnh. Việc vu cáo này đã được chỉ ra ở nhiều chỗ khác nhau, bởi nhiều người khác nhau. Một dạng tâm lí chiến. 

10/08/2014

Cây Thanh Thảo (Qinghao, artemisisa annua) và công dụng trị bệnh

Hồi lâu lâu, trên blog này, có nhắc đến ông Trần Đại Sỹ (Việt kiều đang ở Pháp) với cây Hảo Liên/Hao Ling. Câu chuyện của ông Trần về Hảo Liên, theo tôi, một phần thực và chín phần đáng nghi vấn. Nhất là ông nói về cổ sử Việt Nam nữa, thì thôi, ta coi như đang đọc tiểu thuyết viễn tưởng. Thế đi, cho nó nhẹ nhàng.

Còn chặt chẽ, thì ông Bàn Tân Định đã trao đổi từ năm 2002 rồi. Một cách thẳng thắn và đàng hoàng, ông Bàn đã đi đến kết luận: ông Trần chưa từng nghiên cứu khoa học, hoặc chỉ là "ngụy khoa học".

Đáng nói là thuyết của Trần Đại Sỹ lại được không ít người tán thưởng ở Việt Nam, chẳng hạn thấy rõ trong bài của ông Nguyễn Văn Vịnh hay bà Trần Thị Băng Thanh.

24/08/2013

Trần Đại Sỹ và tác phẩm : 5 - Học thuyết biên giới đã đến được với giới khoa học Việt Nam (bà Băng Thanh ở Viện Văn học)

Cuối bài (trên Kiến thức, và các nơi khác), thấy có ghi tên tác giả là "Băng Thanh". Cộng thêm cách viết, có thể đoán là bài của cô Trần Thị Băng Thanh - nhà nghiên cứu chuyên mảng văn học cổ vốn thuộc Viện Văn học, và là phu nhân của Sái phu Nguyễn Khắc Mai (Giám đốc Trung tâm Minh Triết Việt Nam).