Bản tiếng Việt đặt ở trên.
Bản tiếng Trung ở bên dưới.
Tháng 3 năm 2014, tôi du lãng đầu năm ở quê hương Cao Bằng, lúc ra thành Mục Mã ngày xưa (nay là thành phố Cao Bằng), lúc về bản, lúc lại ra biên giới,...
Lần ấy, vào một buổi sáng, tôi đi bộ vu vơ bên dòng sông Hiến để nghĩ lại về cảnh cũ người cũ chuyện cũ nhiều năm và thậm chí là nhiều thế kỉ trước đó ! Xa xôi thì là những câu chuyện tận thời 1593-1683 gắn với vương triều Mạc, mà gần thì là những năm tháng của thập niên 1990 - tôi bắt đầu làm điều tra điền dã dân tộc học ở Cao Bằng.
Rất ngẫu nhiên, lúc đi vơ vơ ấy, tôi lại có cơ hội vào thăm nhà cũ của ông Trại trưởng Trại Chăn nuôi Đức Chính - gắn với cái tên Tổng Chúp trong chiến tranh biên giới tháng 2 và tháng 3 năm 1979.
Ngẫu nhiên gặp được người vợ góa của ông Trại trưởng ở cạnh dòng sông Hiến, chỉ sau mấy phút nói chuyện, bà đồng ý đưa tôi về nhà riêng của ông bà để hàn huyên. Bà kể lại chuyện Tổng Chúp năm 1979, cho tôi xem nhiều tư liệu liên quan.
Bây giờ, vào tháng 2 năm 2024, qua thông tin các nguồn khác nhau, đã biết Tổng Chúp có khu tưởng niệm các nạn nhân của thảm sát tháng 3 năm 1979.
Hồi còn làm Cục trưởng Cục Báo chí của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, với tuổi đời khoảng 45-46, ông Tần Cương đã nhiều lần miệt thị Việt Nam.
Năm 2014, quan sát từ nhiều nguồn tin, Giao Blog có viết:
"Hồng Lỗi, Tần Cương, Hoa Xuân Oánh,... là những cái tên khá quen thuộc trong nhóm phát ngôn viên của phía Trung Quốc. Trong đó, Tần Cương hiện là nhân vật chủ chốt bởi từ năm 2012 là Cục trưởng Cục Báo chí của Bộ Ngoại giao Trung Quốc (cũng có thể hiểu là Vụ trưởng Vụ Báo chí). Ông ta xuất hiện ở những tuyên bố quan trọng của phía Trung Quốc. Hồng Lỗi và Hoa Xuân Oánh hiện là Phó Cục trưởng.
Tần Cương bảo phát ngôn của nhóm Lê Hải Bình (Bộ Ngoại giao Việt Nam) là "hoang đường" và "đáng buồn cười", thì có thể xem đó như quan điểm chính thức của giới chóp bu Trung Quốc đối với Việt Nam." (xem thêm ở đây).
Các tháng 3 và 4 năm 2023, dư luận trong nước bùng lên với sự kiện sắc phong nguyên vật (bản gốc, nguyên bản) của Việt Nam được rao bán trên mạng Trung Quốc.
Trước đó khoảng nửa năm, vào tháng 10 năm 2022, nhóm Facebook "Hội mê sắc phong" đã trao trả của làng Tri Chỉ (Hà Nội) 22 đạo sắc phong. Đọc lại sự kiện này ở đây hay ở đây.
Đại khái, làng Tri Chỉ hiện thuộc xã Tri Trung huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội. Làng vốn có gần 30 đạo sắc phong, được lưu giữ cẩn mật hàng trăm năm tại đình làng. Đến năm 2006, kẻ trộm đã đột nhập vào đình, lấy đi gần hết số sắc phong (chỉ còn duy nhất 1 đạo thời Nguyễn). Sau 16 năm lưu lạc, có 22 đạo sắc phong được trở về làng vào ngày 30 tháng 10 năm 2022.
Có rất nhiều làng cũng bảo lưu được mấy chục đạo sắc phong, tương tự như Tri Chỉ trước năm 2006, nhưng tiếc thay, vào khoảng các năm 2019-2022 (coi như 3 năm đại dịch) thì đã bị kẻ gian cuỗm toàn bộ ! Sau một đêm, cả mấy chục đạo săc phong đều đã bay ! Rồi bẵng cái, vào đầu năm 2023, có nhiều sắc phong bị mất được rao bán như bán sách vở hay tài liệu trên mạng của Trung Quốc !
Có một con đường rõ ràng như sau: trộm sắc phong ở các đình đền chùa Việt Nam --- lưu lạc sang Trung Quốc --- được rao bán trên mạng Trung Quốc.
Về vấn đề "Tran Dan Tien", trên Giao Bog, có thể đọc ở đây (tháng 8 năm 2014). Chủ nhân Giao Blog có lẽ là người đầu tiên cho rằng cần phân định rõ "Tran Dan Tien" và "Trần Dân Tiên".
Vào tháng 3 năm 2023, nhóm Nguyễn Hải Hoành vừa đưa thông tin về bản thảo lần thứ 15 của nhóm. Một cố gắng bền bỉ của nhóm. Tuy nhiên, mới chỉ là tiến triển chút xíu thôi. Còn xa xôi lắm !
Đến cuối năm 2021, số lượng đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc là hơn 96 triệu. Đại khái, số lượng đảng viên của Trung Quốc gần bằng dân số Việt Nam ! Đại hội XX là đại hội đại biểu, nên chỉ có gần 3000 đảng viên được tham dự đại hội (trong đó đã 200 Ủy viên Trung ương - trong số 200 vị này thì đã có 25 vị thuộc Bộ Chính trị).
Đại hội XX được tiến hành trong 1 tuần, mà bắt đầu từ hôm nay (Chủ Nhật, ngày 16/10/2022). Các đại hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc đều có chuyên trang (sau này, bên Việt Nam cũng học tập ---- xem lại cụ thể ở đây).
Đây là một di sản văn hóa trọng yếu của Trung Quốc.
1. Nhân vật họ Thẩm đã từng được nhà Hán cử xuống trấn nhậm quận Giao Chỉ với chức danh đô úy. Tên của họ Thẩm không xuất hiện trong chính sử, mà chỉ thấy trên bia mộ hiện còn tại Tứ Xuyên. Đại khái là nhân vật sau thời Hai Bà Trưng (những năm 40 SCN) khoảng hơn nửa thế kỉ.
Cũng đại khái mường tượng là nhân vật đời sau của các nhân vật sau: Nhâm Diên (thái thú quận Cửu Chân từ năm 25 SCN), Tô Định (thái thú quận Giao Chỉ, đã bị Hai Bà Trưng trừng trị do tham lam), Lý Thiện (thái thú quận Nhật Nam rồi lại chuyển sang thái thú quận Cửu Chân).
Họ Thẩm tới trị nhậm Giao Chỉ trước thời của Trương Tân (nhân vật đã tâu xin đổi "Giao Chỉ quận" thành "Giao Châu"), của Sĩ Nhiếp (nhân vật được tôn xưng là Nam Giao học tổ).
Bởi vậy, có thể tạm định vị họ Thẩm là sau thời Hai Bà Trưng và trước Sĩ Nhiếp.
Có những quãng biên giới mềm, tức không có ngăn cách cứng, chỉ cần bước một bước là đã từ quốc gia này sang quốc gia khác. Ví dụ đã kể về ruộng tiếp ruộng, bên này ruộng quốc gia A sang ruộng bên kia đã là quốc gia B, từ kinh nghiệm cá nhân của tôi, ở đây (năm 2013).
Nhưng cũng có nhiều đường biên giới, nhiều quãng biên giới được cứng hóa: tường xây, dây thép gai, dây thép gai cộng với điện lưới,...
Đã biết biên giới mềm, thì cũng nên biết đến biên giới cứng, hay ngược lại.
Sông Tô Lịch đã bị ô nhiễm từ trước năm 1954.
Sau khi tiếp quản thu đô năm 1954, trong các thập niên 1950 - 1960 - 1970, chính quyền thành phố Hà Nội đã có nhiều đợt thực hiện việc cải tạo sông Tô Lịch.
Tình hình đến tháng 6 năm 2020, thì đọc lại ở đây.
Bây giờ, tháng 11 năm 2021, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông bắt đầu vận hành với một thời gian cho chạy miễn phí (20 ngày, tính từ 6/11).
Thời gian gần đây, có lẽ là từ vài tháng trước, tôi bắt đầu chú ý đến các câu chuyện kể dần của một đại quan đã hưu trí, là ông Võ Hồng Phúc. Ông viết trên facebook và cứ nhẩn nha từng chuyện một. Nhiều chuyện còn có ảnh kèm theo làm tăng độ hứng thú cho người đọc.
Hôm nay, ông kể chuyện núi Cánh Diều ở Ninh Bình gắn với trấn yểm Cao Biền, khá thú vị. Bởi vậy, tôi lấy mẩu này về đầu tiên.
Đợt trước, vào tháng 7 năm nay, đã điểm tin vắc xin Cu Ba (xem lại ở đây).
Về tư tưởng Tập Cận Bình ở Trung Quốc đang từng bước tiến đến Tập Tử (giống như cách nói Khổng Tử, Mạnh Tử, tức các thầy làm ra tư tưởng), từ góc nhìn bình dị, tôi đã ghi vào năm 2018, trên Giao Blog, ở đây. Đó là cảm nhận thực tế tại Trung Quốc từ năm đó.
Lùi về năm 2017, thì xem lại ở đây.
Năm 2021, thì xem tin cũ ở đây (kỉ niệm 100 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc 1921-2021). Bây giờ là cập nhật tình hình mới nhất của năm 2021. Đang là tháng 8, thế giới vẫn đang phải vật lộn với covid-19.
Mở đầu là một tin của báo chí Trung Quốc.
Xem lại hình ảnh và tin của báo cũ năm 1979, mới nhớ đến việc gửi chông sắt ra mặt trận ngày ấy. Anh em chúng tôi đã gửi chông sắt ra mặt trận, từ một làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ, đúng là chông và là chông rèn bằng sắt.
Cụ Nhâm Diên là quan lại được Trung Hoa cử xuống cai trị vùng Giao Chỉ hồi đầu công nguyên, thường được nhắc đến trong cặp đôi "Nhâm Diên và Tích Quang".
Nhâm Diên làm thái thú quận Cửu Chân. Còn tích Quang thì làm thái thú quận Giao Chỉ.
Hai cụ Nhâm Diên và Tích Quang được xem là những vị quan tốt, lấy lễ nghĩa mà dạy cho dân vùng Giao Chỉ ở biên viễn của đế quốc Hán.
Học tập và làm theo ở đây, có nghĩa trực tiếp là rập khuôn y như cách làm của phía Trung Quốc. Tháng 10 năm 2017, tức là 3 năm trước, Trung Quốc đã tổ chức Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc toàn quốc lần thứ XIX; trước đó, họ đã lập Trang điện tử Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tôi đã điểm tin cập nhật ngay lúc đó, xem lại ở đây (trang đó, hiện còn trên lưới trời, ở đây).
Đáng chú ý là, năm 2017 đó, trang điện tử của phía Trung Quốc có tới 14 thứ tiếng, nhưng không có Tiếng Việt. Tôi đã nói rõ lúc đó.
Còn bây giờ, tháng 10 năm 2020, trang điện tử của phía Việt Nam có 6 thứ tiếng. Trong 6 thứ tiếng, thì rõ ràng có tiếng Trung Quốc. Đọc các tin ở bên dưới.
Nói cho gọn: Trung Quốc tổ chức đại hội thì không lập phần tiếng Việt cho trang điện tử của họ (năm 2017), còn khi Việt Nam tổ chức đại hội thì có phần tiếng Trung cho trang điện tử vừa khai trương (2020).