Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn phạm-quỳnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phạm-quỳnh. Hiển thị tất cả bài đăng

07/04/2024

Thi sĩ Mộng Lan (thôn nữ) và bài thơ "Vịnh đền Phố Cát" năm 1931 trên Tạp chí Nam Phong

Mấy ngày trước, học giả Đặng Thế Đại - một nhà nghiên cứu vốn ở Viện Nghiên cứu Tôn giáo (thuộc VASS) và có một số bài viết học thuật thú vị về Thánh Mẫu Liễu Hạnh - có gợi ý về bài thơ "Vịnh đền Phố Cát" của thi sĩ Mộng Lan thôn nữ.

"Mộng Lan thôn nữ" có lẽ là bút danh của ai đó, chưa biết là nam hay nữ, nhưng xuất hiện trên Tạp chí Nam Phong danh tiếng vào đầu thập niên 1930 (ở các số 160, 162, 163, 164, 166, 168). 

19/07/2021

Nguồn gốc sách "Quốc dân độc bản" của phong trào Đông Kinh nghĩa thục (bài Nguyễn Nam)

Gần đây, trong một quan tâm mang tính chi tiết, tôi để ý đến mối quan hệ giữa "chủ nghĩa dân tộc" và "chủ nghĩa siêu nhiên" trong sách giáo khoa của phong trào Đông Kinh nghĩa thục thời đầu thế kỉ XX.

Một thử nghiệm đầu tiên của mối quan tâm này, là tìm hiểu về câu đối dâng Liễu Hạnh công chúa của ông quan Trần Tán Bình vào thập niên 1920. Ông Trần là một trong những nhân vật của Đông Kinh nghĩa thục, nhưng đã ra làm quan. Xem một kết quả của thử nghiệm đó, được cụ thể hóa thành bài viết học thuật, ở đây.

Bây giờ là một bài của học giả Nguyễn Nam về nguồn gốc của sách giáo khoa Quốc dân độc bản - một trong những cuốn giáo trình cơ bản của Đông Kinh nghĩa thục.

Một bài viết công phu và cung cấp nhiều thông tin quan trọng.

13/05/2021

Hệ vấn đề cốt lõi của Đại Việt hiện nay : "học thật", "thi thật", "nhân tài thật"

Vấn đề đang nổi lên trong dư luận xã hội, mà gắn với một phát ngôn mới đây của tân thủ tướng Phạm Minh Chính.

Đọc ngược lại ý "thật", thì sẽ là "giả". Có nghĩa là hệ vấn đề cốt lõi của giáo dục Việt Nam hiện nay chính là: học giả, thi giả, nhân tài giả (không có thực tài).

Bởi mọi thứ đang "giả", cho nên mới đòi hỏi lập lại "thật".

Tưởng câu chuyện của đầu thế kỉ 21, nhưng không phải thế. Người Nam ta đã có truyền thống hàng ngàn năm nay rồi, cái truyền thống học giả, thi giả và nhân tài giả ấy.

Phê phán cái "giả" đó đã có nhiều lớp học giả đi trước, như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phạm Quỳnh, Cao Xuân Hạo, Trần Ngọc Thêm,...

19/10/2019

Lại về chữ Nôm và vấn đề văn bản học của sử liệu Đại Việt: ở Mĩ có Brain Wu vừa lên tiếng tiếp

Đầu tiên cần nói rõ là, mình rất coi trọng chữ Nôm, bởi một mảng nghiên cứu của mình thì gắn bó sâu sắc với chữ Nôm. Nhưng song song với đó, thì vẫn đang tiếp tục phê phán chữ Nôm từ góc nhìn về tư duy Việt Nam.

Chữ Nôm và tư duy Việt Nam thì mình đã trình bày tương đối tổng quan ở đây. Về cơ bản, quan điểm của mình, thì chữ Nôm là dạng "người thế nào bó rào thế vậy" hay "của làm sao chiêm bao làm vậy" (cách nói dân dã), phản ánh một sự hời hợt trong tư duy và không dám làm cách mạng toàn diện (về học thuật và tư tưởng) của người Việt trong suốt cả ngàn năm.

03/06/2019

Bàn về quốc học (bài Phan Khôi, 1931)

Đợt trước, đã đưa bài cụ Phạm Quỳnh luận bàn về "cái học của nước Nam" - bài ấy đăng năm 1931 (đọc lại ở đây).

Hồi ấy, các cụ Lê Dư với Khan Khôi cũng góp bàn sôi nổi. 

Lê Dư quả quyết là nước Nam có cái học đàng hoàng. Tức là có học thuật chân chính.

Nhưng Phạm Quỳnh với Phan Khôi bảo nước Nam không có học thuật chân chính, chỉ là "học giả" (giả ảo, giả tạo, giả dối) mà thôi. Chuyện của năm 1931 đó. Bây giờ, vẫn chưa cũ chút nào. Đọc các cụ, vẫn thấy như đang ở thời điểm 2019 giữa Hà Nội bức sốt thi cử vậy !

15/03/2019

"Nước mắm" là quốc hồn quốc túy, mà sử sách chẳng ghi rõ ràng gì

Các ông vua nhà Trần làm ra nhiều văn thơ chữ Nôm. Nhưng đố có tìm ra từ "mắm" hay "nước mắm" trong đó. Bây giờ có cả Viện Nghiên cứu chuyên về Trần Nhân Tông rồi, có nên hay không nên kì vọng họ tìm được hai từ đó trong các danh tác thời Phật Hoàng.

Các vị Phật Hoàng có ăn "nước mắm" hay "mắm" không. Hiện không biết. Sử liệu Đại Việt như là nhà trống hoác. Thấy được cái ấn "Sắc mệnh chi bảo" ở hoàng thành Thăng Long mới đây (làm kinh động cả học giới), nhưng chắc chưa thấy dấu vết hũ nước mắm. Hẳn vậy rồi.

Tới chữ Nôm của các cụ Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng thế thôi. Đừng nói ngay là các cụ không hàng ngày "rau muống chấm nước mắm" ("cáy" hay "tôm") nhé ! Các cụ ấy hàng ngày tự răn là "vỗ bụng rau bình bịch", thì chưa rõ là chấm rau ấy với cái gì đây. Hồi ấy chưa có Nam Ngư với Chin Su này nọ rồi.

Nước Nam ta có một nền quốc học chân chính không (câu hỏi của nhóm Phạm Quỳnh và Phan Khôi từ 1931)

Bài đã đăng trên Tạp chí Nam Phong gần 90 năm về trước.  Vấn đề đang nguyên tính thời sự, chưa cũ đi một chút nào, dù cả thế kỉ sắp qua.

06/11/2017

"Rác cao cấp" bủa vây các di tích trên toàn quốc : quan ta đã viết bậy vẽ láo từ lâu rồi

"Rác cao cấp" vây ráp các danh lam thắng cảnh hiện nay, thì chúng ta thấy báo chí, và nhất là mạng xã hội, lên tiếng từ lâu rồi. Ví dụ đã nói ở đây (từ năm 2012).

Nhưng đâu chỉ có quan thời nay, thời mà chúng ta đang sống.

Đâu chỉ nhức nhối với đám quan lại thời nay.

29/07/2017

Chi tiết về cụ Vũ Đình Huỳnh (giữa hai bản viết của Sơn Tùng và Vũ Thư Hiên)

Hiện tại, hai nhà văn Sơn Tùng và Vũ Thư Hiên đều đã lớn tuổi. Đặc biệt, nhà văn Sơn Tùng thì đã bị tai biến từ mấy năm trước. Trong một lần tới thăm ông gần đây nhất vào khoảng cuối năm 2016, bác Mai (phu nhân nhà văn) có cho biết là bệnh tình của ông đã khó khăn thêm rất nhiều.

Nhà văn Vũ Thư Hiên thì mới đây đã gửi một thư trình bày vào đúng ngày 27/7 (xem lại ở đây).

Có một chi tiết về cụ Vũ Đình Huỳnh như dưới đây, cần sự xác nhận của nhà văn Vũ Thư Hiên.

Xung quanh một bài viết của nhà văn Sơn Tùng, về mối quan hệ Nguyễn Ái Quốc - Phạm Quỳnh

Bài của nhà văn Sơn Tùng đăng trên trang Đại Đoàn Kết vào tháng 4/2017. Cuối bài ghi niên đại 2008, có lẽ là năm nhà văn đã chấp bút xong.

Sau đó, trên website của Tuần Báo Văn Nghệ Tp.Hồ Chi Minh xuất hiện bài của Đặng Minh Phương, vào tháng 5 cùng năm, để phản luận lại một số điểm. Rồi tác giả này đi đến kết luận: bài của Sơn Tùng có nhiều bịa đặt.

11/09/2016

Chuyện về hàng triều đình trong Truyện Kiều : từ nhà sư, Từ Hải theo người Nhật thành cướp biển

Bên tách trà ngày Chủ Nhật
Một tay gây dựng cơ đồ,
Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành.
Bó thân về với triều đình,
Hàng thân lơ láo, phận mình ra đâu ?
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Ai quan tâm đến nguyên mẫu của nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, thì đều đại khái biết chàng vốn là tướng cướp.

Nguyễn Du vẽ chàng quá đẹp, nên ta hay gọi chàng trìu mến là "anh hùng Từ Hải". 

30/08/2015

13/12/2013

L’Annam Nouveau (tuần báo "Nước Nam mới" từ 1931) : Hãy đọc Nguyễn Văn Vĩnh

Hồi đầu thập niên 1930, ở Hà Nội, cụ Phan Khôi từng đánh cược với hai cụ khác - cùng là đại trí thức Tây học thời đó, là Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh - rằng (viết lại ý cụ cho vui): nước Nam mình từ hồi có báo chí, chưa có tờ bằng tiếng Pháp nào cho ra hồn, bây giờ hai bác rao rằng chúng tớ sắp ra, mỗi tớ một tờ, nhưng Phan Khôi tôi chửa dám tin.
  





Cụ Nguyễn Văn Vĩnh ra tờ L’Annam Nouveau (Nước Nam mới) đúng như đã rao.

04/12/2013

sau Đông Du và Đông Kinh Nghĩa Thục, đến thời 1920s, người Nam ta còn rất kém hiểu biết về Nhật

Hôm trước, đã giới thiệu một mẩu Nguyễn Ái Quốc viết về Nhật Bản. Đó là năm 1923, và cụ quan tâm đến giai cấp hạ tiện ở Nhật lúc đó, là Eta. Để viết về Eta lúc đó, cụ rõ ràng dựa vào tài liệu tiếng Pháp. Và là tài liệu rất cập nhật. Một ý cụ muốn nói trong bài đó, là: muốn chủ nghĩa cộng sản bén mầm ở Nhật thì phải khai thác đám dân Eta.

Giương ngọn cờ lấy dân Eta ấy làm lực lượng nòng cốt của cách mạng xã hội, thì chủ nghĩa cộng sản thất bại ở Nhật Bản, là phải. Điều đó quá dễ hiểu trong bối cảnh văn hóa lịch sử Nhật Bản. Nếu Eta mà lên cầm quyền thì chắc không có nước Nhật ngày nay.

Hôm nay, xem một mẩu khác, cũng ở ngang ngang thời điểm cụ Nguyễn Ái Quốc viết tại Pháp. Đó là năm 1924, trên tạp chí do đại trí thức Phạm Quỳnh xuất bản ở trong nước.

Trích một mẩu từ một bài dài giới thiệu về nước Nhật trên tạp chí ấy:


Trang 192 trong một cuốn tạp chí do đại trí thức Phạm Quỳnh xuất bản, năm 1924