Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thuốc-nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thuốc-nam. Hiển thị tất cả bài đăng

12/10/2024

Văn nghệ Thứ Bảy : mối tình buồn dưới mái chùa Liên Phái của danh y Lê Hữu Trác (1724-1791)

Mối tình hoàn toàn có thật ở thế kỉ 18, được chính đại danh y thuật lại, rất cảm động, trong danh tác Thượng kinh kí sự (ghi chép việc lên kinh đô Thăng Long) của mình. 

1. Tôi đọc Thượng kinh kí sự bản dịch của cụ Phan Võ (thân phụ của cụ Phan Ngọc) từ lúc mới học năng khiếu (xem NKTH ở đây), rất thích lối viết của cụ. 

Sau này, nghiên cứu về nhóm các cụ Nguyễn Tông Quai và Lê Quý Đôn, thì tôi được biết là cụ Lê Quý Đôn với cụ Lê Hữu Trác có quan hệ họ hàng qua hôn nhân (các cụ trong dòng họ ở Diên Hà kể: cụ Đôn lấy một người em gái họ của cụ Trác, các cụ cùng họ Lê nhưng khác chi phái).

2. Hồi mới lớn, tôi có theo học rồi tự học Đông y một thời gian. Bây giờ, mở hồ sơ cũ vẫn thấy chữ kí cùng con dấu của thầy Trần Thúy - thầy có thời gian là Viện trưởng Viện Y học Cổ truyền. Hồi đó, lại đọc lại Thượng kinh kí sự, thì mới hiểu được những chỗ ở Thăng Long cũ được cụ tổ nghề Hải Thượng Lãn Ông ghi chép. Tôi đến chùa Liên Phái lần đầu tiên ngày đó cũng là do ghi chép trong Thượng kinh kí sự

Nghĩ lại thật vui, đến chùa Liên Phái lần đầu lúc đó một tay cầm cuốn Thượng kinh kí sự, một tay lại cầm hai cuốn Văn bia Hà Nội (sách do nhóm cụ Tảo Trang người làng Đại Từ - Hà Nội - làm chủ biên).

Bộ Văn bia Hà Nội lúc đó được một anh bạn cùng học châm cứu tặng ! Bạn mua được ở đâu đó giá rất rẻ và mua dư thêm ra ! Nay mở sách ra, vẫn thấy tên bạn kí ở trang đầu. Bạn học Bách khoa, mình học Tổng hợp.

3. Năm 1782 (Cảnh Hưng 43), khi đã ngoài 60, cụ Lê Hữu Trác được chúa Trịnh Sâm mời từ Hà Tĩnh về kinh đô để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Cụ đã viết và hoàn thành Thượng kinh kí sự vào năm 1783.

Trong thời gian mấy tháng ở kinh đô, cụ có gặp lại một người con gái vốn được hai gia đình hứa hôn cho cụ lúc nhỏ - lúc đó, đã trở thành một ni sư.

Câu chuyện của họ được kể tiếp dưới mái chùa Liên Phái.

06/04/2018

Người chữa khỏi bệnh cho vua Càn Long ngay cả khi đã mất : thần y Hoàng Đôn Hòa ở thời Mạc

Nhân vật Hoàng Đôn Hòa được xem là sống vào thời Mạc - Lê Trịnh giao tranh. Tức khoảng các thập niên 1550-1590. Thời kì đó, nhà Mạc là chính triều (vương triều chính thức của Đại Việt), còn Lê Trịnh thì là lực lượng nổi dậy ở địa phương.

Trong định niên đại của cá nhân tôi, tức sử quan của Giao Blog, thì Hoàng Đôn Hòa được xếp vào phạm trù vương triều Mạc thời kì Thăng Long - Dương Kinh (có gắn một chút với cả thời kì Cao Bằng).

20/03/2018

Mẫu Liễu đang tiếp tục chữa bệnh cho dân, ở ngay bên cạnh 10 pho tượng đá thời Mạc đẹp nhất Việt Nam

Mười pho tượng đá thời Mạc đẹp nhất Việt Nam. Đó là đánh giá của cố học giả Trần Quốc Vượng, đã được dẫn trong bài.

Về mười pho tượng đá này, đã đi nhanh ở đây (xem mục bổ sung). Khu vực làng Đào Xá (xã An Đồng) này, là một trong những địa bàn mà chúng tôi du lãng trở đi trở lại nhiều lần trong các năm qua.

12/02/2017

Nhà thực vật học trứ danh của miền Nam : Phạm Hoàng Hộ (1931-2017)

Quãng nửa cuối thập niên 1990, một dạo, tới cả mấy năm, tôi nghiên cứu về cây thuốc (thuốc lá, thuốc Nam). Nên có biết đến các công trình cây cỏ của cụ Phạm Hoàng Hộ.

Nhưng lúc đó, thì theo trào lưu hầu như chỉ tham khảo chính các ấn phẩm của cụ Đỗ Tất Lợi.

08/02/2017

Giám đốc Vũ Thị Hòa đầu năm 2017 (ghi chép của Đông La và những người khác)

Về Giám đốc Vũ Thị Hòa, thì xem lại entry cũ (ở đây, tháng 7/2016). Hồi tháng 10/2016, nhà báo Trần Miêu nói về khả năng trị bệnh ung thư bằng thuốc Nam của cô Hòa (ở đây).

Trên mạng xã hội đã thấy tin và ảnh đó đây về hoạt động đầu năm 2017 của công ti do cô Vũ Thị Hòa làm Giám đốc.

09/10/2016

Giám đốc công ty dược liệu Vũ Thị Hòa : có thể chữa khỏi ung thư bằng thuốc Nam ?

Qua điểm tin của bác Đông La, trước đây đã biết một cô Hòa giám đốc (xem lại ở đây, tháng 7/2016). Đó là công ty về dược liệu, và cô Vũ Thị Hòa làm giám đốc.

Dưới là một bài của nhà báo Trần Miêu về khả năng có thể chữa ung thư bằng thuốc Nam của cô Hòa. Bài đăng trên tờ Tri thức & Phát triển.