Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn mạc-đăng-dung. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mạc-đăng-dung. Hiển thị tất cả bài đăng

26/03/2023

Thái tổ Thái tông nhà Mạc bình thản cho "dựng lại" và "dựng mới" bia đề danh tiến sĩ của khoa thi nhà Lê trong Văn Miếu

Đại khái là có một câu chuyện vẻ như rất bình dị, nhưng thật ra không bình dị !

Các tâm bia ấy vẫn được bảo lưu tốt trong vườn bia của Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) hiện nay.

Có những cách gọi như sau trong học giới Việt Nam đối với văn bia:

- truy dựng,

- truy lập,

- trùng lập (dựng lại),

- lập (dựng mới).

Một nước văn hiến cả ngàn năm, sản sinh ra hàng vạn tiến sĩ và hàng chục vạn cử nhân nho học (chưa tính bậc thấp hơn), nhưng rất lạ ở điểm sau: không có bản chép toàn bộ bia Văn Miếu (Hà Nội) cho đến khi chúng bị hao mòn, đổ sập một số vào nửa đầu thế kỉ XIX. Nhà nước bỏ bê, không cho người sao chép. Các trường học và bản thân các nhà khoa bảng cũng không có thời gian đến sao chép ư ?

Hay là có bản chép nằm ở đâu mà nay chúng ta chưa phát hiện ra ? Ai có thông tin hữu ích, mong hãy chia sẻ.

Bây giờ, cơ bản vẫn phải dựa vào thác bản do người Pháp chỉ đạo thực hiện đầu thế kỉ XX (sau khi đã có những hư hại đáng tiếc, nhiều tấm bia đã mất luôn). Tại hiện trường thì chỉ còn lại 82 bia.

Liên quan đến việc vua Mạc thời kì Thăng Long - Dương Kinh cho dựng lại và dựng mới bia đề danh tiến sĩ của các khoa thi do triều Lê tổ chức, thì mở đầu là một bài viết cũ của học giả Nguyễn Hữu Mùi.

10/11/2021

Vấn đề nhà Mạc trong SGK bậc tiểu học và trung học hiện hành (bài mới của chủ nhân Giao Blog)

Bài tham dự hội thảo quốc gia sắp diễn ra.

Đại khái, chiều nay (10/11/2021) đã được chia sẻ các trang như dưới đây. Người chia sẻ thuộc ban tổ chức hội thảo và chiều nay đã đưa kỉ yếu từ nhà xuất bản về đại học.

23/10/2020

"Thụ hàng thành" (thành nhận sự đầu hàng của đối phương) có từ thời Đường, chứ đâu phải mãi hồi nhà Mạc

Đang vội, nên chỉ ghi nhanh vậy.

Vì hôm nay, lúc đi đường, có người hỏi mình về cái gọi là "thụ hàng thành".

Mình trả lời nhanh: sẽ viết thành bài học thuật sau, nhưng đại khái đó là khái niệm đã có từ thời nhà Đường ở Trung Quốc (tạm tính thế kỉ IX), mà không phải xuất hiện ở thời Minh chinh phục nhà Mạc bên ta (thế kỉ XVI).

Thụ hàng thành xuất hiện nhiều trong thơ Đường thơ Tống.

Lâu nay, nữ học giả Trần Thị Băng Thanh nhiều lần mang cái gọi là "thành nhận đầu hàng" ra để nói rằng, cái thành ấy là gắn với việc Mạc Đăng Dung sang đầu hàng nhà Minh, và đại khái là thành nỗi giận của trí thức Đại Việt các đời về sau !

Sai bét ! Sẽ chỉ ra từng điểm một rõ ràng sau. 

Đọc lại việc cô Băng Thanh phản đối việc Hà Nội đặt tên đường Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông, nhiều năm về trước, ở đây

Cũng đọc lại việc cô Băng Thanh vội vàng tin theo tư liệu nghiên cứu giả mạo của ông Trần Đại Sĩ (hoàn toàn bịa đặt) để viết bài học thuật, đăng trên các tạp chí học thuật như Tạp chí Hán Nôm hay một số tạp chí khác thuộc hệ thống Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, cũng mấy năm trước rồi, ở đây.

Ông Trần Đại Sĩ là một chuyên gia làm hàng giả, nhưng rất lạ, mới đây lại được tôn vinh ở Đại Việt, có được ông Dương Trung Quốc trao bằng ở đây.

29/07/2020

Ngôi điện Sùng Đức của nhà Mạc, do chính Mạc Thái Tổ dựng năm 1527

Sử cũ chép rằng, năm 1527, Mạc Đăng Dung đã nhận chiếu nhường ngôi của vua Thống Nguyên (tức Cung hoàng đế) nhà Lê mà lên ngôi hoàng đế, mở ra vương triều Mạc trong lịch sử Việt Nam.

Cùng năm ấy, vua Mạc đã lấy Hải Dương làm Dương Kinh, lập cung điện ở Cổ Trai (nằm trong Dương Kinh), truy tôn ông tổ 7 đời là Mạc Đĩnh Chi làm Kiến thủy Khâm minh Văn hoàng đế. Vua cũng xây dựng trên nền nhà cũ của Mạc Đĩnh Chi (tại xã Lũng Động/Long Động) một tòa điện gọi là "điện Sùng Đức". Điện nằm ở gần bờ sông. Lại cho đắp một gò cao ở gần đó để các quan trong triều tới lễ điện Sùng Đức (T2-p.81).

Ngôi điện Sùng Đức ấy hiện nay, vào năm 2020 này, đang được con cháu họ Mạc phục dựng.

10/05/2020

Tình yêu và hạnh phúc gia đình ở tuổi 80 (chú Mạc Văn Trang chính thức công bố)

Vào dịp đầu tháng 5, chú Trang vội vã ra Hà Nội, rồi lại vội về lại Sài Gòn. Chú nhắn đại khái là phải vào lại Sài Gòn với bà hai, nên không có nhiều thời gian. Thế là theo hẹn, gặp chú chớp nhoáng tại nhà riêng của chú ở góc làng. Câu chuyện chính trong cuộc gặp là một tập tài liệu mà chú mang từ Sài Gòn ra --- là tập tài liệu về một cuộc khảo cứu các tấm bia liên quan đến mộ phần của các vua Mạc (sẽ nói dần dần sau).

Lúc đến nhà chú ở góc làng rồi, buổi tối hôm ấy, mới biết "bà hai" mà chú nhắn tin cho ấy, không ai khác chính là nghệ sĩ Kim Chi. Trước khi đến, thì đã tạm đoán vậy rồi, chứ không bất ngờ nhiều.

Chú Trang kể vắn tắt về việc riêng, nhưng đại khái cặp đôi 80s và 70s này được se lại với nhau là từ nhân duyên chung với cụ Nguyễn Trọng Vĩnh (đọc về cụ Vĩnh ở đây).

Đại khái thế. Còn bây giờ là thông báo chính thức của tân lang Mạc Văn Trang ở tuổi 80s và tân nương Kim Chi ở tuổi 70s.

27/04/2019

Anh em gốc Mạc gặp nhau tại Mĩ : thành lập Hội đồng Mạc tộc hải ngoại (hạ tuần tháng 4 năm 2019)

Thế giới đã trở lên tiện lợi vô cùng nhờ có mạng toàn cầu (thư tiện tử, chát Fb và các dịch vụ khác). 20 năm trước, giữa Tokyo và Hà Nội vẫn phải duy trì thư viết tay, một ít thư e-mail mà không có dấu (về cơ bản, tiếng Việt lúc đó chưa soạn có dấu được trong mail), và điện thoại viễn liên (lúc đầu là điện thoại hữu tuyến, rồi dần dần là di động gọi viễn liên cho di động).

Bây giờ, giữa Tokyo với Hà Nội, hay giữa Hà Nội với Cali, thì gần như trực tuyến. Nhưng gì thì gì, e-mail vẫn là phương tiện chính qui hơn cả. Từ nhiều hôm trước, và ngay lúc này, thư từ qua lại, biết anh em Mạc tộc đang tụ hội tại Cali - địa bàn cư trú chủ yếu của người Việt tại Hoa Kì.

Ngay khi nay, ở giây phút này, vẫn đang trực tuyến với Cali.

09/06/2018

Văn nghệ Thứ Bảy: tự nhiên thấy bia đá quí thời Mạc rớt xuống !

Người chủ xướng ra sự kiện hai tấm bia Mạc tự nhiên rớt xuống này là ông Nguyễn Văn Vịnh. Từ nhiều năm trước, trong liên quan đến ông Trần Đại Sỹ, tôi đã chú ý đến ông (đọc lại ở đây).

Bởi vậy, từ khá lâu, lúc nhận được một mail qua hộp thư (mail là một bức thư của một ông cụ rất bí ẩn gửi cho ông Nguyễn Văn Vịnh), tôi đã ngầm đoán ra sự thể rồi. Lúc đó, chỉ thảo luận trong nhóm một cách lặng lẽ. Không đưa ra bên ngoài.

Sau đó thì sự kiện lên mặt báo và các mạng xã hội. Trong nhóm, không ai tham gia. Chỉ quan sát.

Bây giờ là một chia sẻ gần đây nhất của ông Vịnh (do ông Đỗ Minh Tuấn thực hiện việc phỏng vấn). Để cho rộng đường dư luận.

02/06/2018

Đơn vị hành chính nhà Mạc thời kì Thăng Long - Dương Kinh (bài Hồ Bạch Thảo)

Điểm chú ý là thời kì Thăng Long - Dương Kinh của nhà Mạc thì chưa xuất diện rõ ràng tên gọi Cao Bằng. Cao Bằng thì lúc đó là đơn vị ở dưới Ninh Sóc hoặc Thái Nguyên.

Có hiểu như vậy, thì mới thấy việc mở ra Cao Bằng của nhà Mạc vào thập niên 1600-1610 là cả một quá trình, để tồn tại tới thập niên 1680. 

10/03/2018

Hậu mùng 8/3 : thân mẫu Hồ Chủ tịch có phải là người gốc họ Mạc, hay không ?

Trước ngày 8/3 năm 2018, thì có một thông tin tham khảo được đưa chính thức lên trang của Mạc tộc Việt Nam để mời gọi bổ sung tư liệu hay góp ý, về việc cụ Hoàng Thị Loan (thân mẫu của Hồ Chủ tịch) có thể là người họ Hoàng gốc Mạc. Thông tin như nguyên văn là "tin vui", nhưng rất yếu về mặt tư liệu. Đó chỉ là thông tin mở, chỉ mang tính tham khảo, và người đưa tin cũng không có ý khẳng định gì.

20/10/2017

Một trung tâm thờ phụng 12 đời vua Mạc

Đó là từ đường Cổ Trai ở Hải Phòng (ảnh về từ đường xem trong tư liệu 3).

Cổ Trai (sử Trung Quốc ghi là Đô Trai, tư liệu quốc ngữ thời kì sớm ghi là Chè Giai) là quê hương xuất thân của chàng trai làng chài Mạc Đăng Dung, sau này là Mạc Thái Tổ. Mạc Thái Tổ đã được đặt tên đường ở Hà Nội vào năm 2015 (đọc lại ở đây).

08/03/2017

Chuyện về Bà chúa Lối ở huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) : một thứ phi của Thái tổ Mạc Đăng Dung

Bà chúa Lối, tức là Bà chúa ở làng Xuân Lôi. "Lối" chính là đọc chệch từ "Xuân Lôi". Đến nay, bà vẫn được thờ phụng tại làng Xuân Lôi, suốt trong mấy trăm năm qua.

Có ảnh chụp ngôi đền Bà chúa Lối ở dưới. Công phát hiện gần đây là của nhóm Nguyễn Hữu Hạnh - Phan Đăng Nhật (và một số người khác). Tôi chưa từng tới ngôi đền này, mà chỉ xem tư liệu do nhóm trên chụp về.

Còn đang phân vân, về độ xác thực của tư liệu.

28/03/2016

Tranh biện về nhà Mạc : Dương Thu Hương mạt sát Mạc Đăng Dung và giới sử học Việt Nam

Tư liệu video vừa được một bạn có quan tâm đến sử nhà Mạc gửi cho, nhân có cuộc tranh biện tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia vào chiều ngày 27/3/2016 (tin đã điểm ở đâyở đây).

Video khá sốc. Nữ nhà văn vẫn tỏ ra nguy hiểm như bất cứ lúc nào.

Dương Thu Hương gọi Mạc Đăng Dung là "thằng", và không tiếc lời mạt sát.

Bà lên án các nhà nghiên cứu trong nước, tiêu biểu là Viện trưởng Viện Sử học hiện nay Đinh Quang Hải. Cho họ là đã "hãm hiếp lịch sử", rồi là "trái tim chó".