Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nobel-vật-lí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nobel-vật-lí. Hiển thị tất cả bài đăng

07/10/2021

Người Nhật thứ 28 nhận giải Nobel : học giả Manabe và nghiên cứu tiên phong về khí hậu

Giải Nobel Vật lí 2021 được trao cho 3 nhà khoa học, trong đó có cụ Manabe 90 tuổi (sinh năm 1931) người Nhật hiện đang ở Mĩ.

Bộ ba được giải lần này gồm một người Nhật, một người Đức (89 tuổi), và một người Ý (73 tuổi). Tức là bộ ba cụ Đức - Ý - Nhật. 

1. Nói một cách đơn giản thì ba cụ này nghiên cứu về biến đổi khí hậu (hiện tượng trái đất nóng lên). Cụ Manabe là người mở đường từ thập niên 1980-1990, hai cụ sau xem các công trình của cụ Manabe như là sách giao khoa và tiếp tục con đường mà Manabe đã vạch ra.

2. Bây giờ chúng ta nói "biến đổi khí hậu" và "trái đất nóng lên" một cách tự nhiên như nhiên, tưởng như có từ xửa xửa rồi, nhưng người đề xướng các thuật ngữ đó từ 30 - 40 năm trước là cụ Manabe. 

Người đầu tiên trên thế giới nghĩ ra và chứng mình được hiện tượng "trái đất nóng lên" bằng các nguyên lí của vật lí học chính là cụ. Quan trọng hơn cả là cụ Manabe và những người tiếp bước cụ đã đưa ra được các phương thức để dự báo về biến đổi khí hậu. Họ đưa ra các mẫu để có thể quan trắc được sự biến đổi của khí hậu.

24/07/2020

Thơ và Khoa học (詩と科学) --- sách của Yukawa (1907-1981) nhà vật lí nhận giải Nobel năm 1949

Yukawa Hideki 湯川秀樹 là học giả danh tiếng của nước Nhật, ông đã nhận Nobel Vật lí năm 1949. Đây là giải Nobel đầu tiên của Nhật Bản.

Ông sinh năm 1907, mất năm 1981. Có thể tạm xem ông là người cùng thời đại với bà nữ tiến sĩ Hoàng Thị Nga của Việt Nam (người làng Đông Ngạc, Hà Nội). Bà Nga lấy bằng tiến sĩ ở Pháp năm 1935, còn Yukawa lấy bằng tiến sĩ ở Nhật Bản năm 1938. Xem bản luận văn tiến sĩ của Yukawa ở đây.

Gần đây, mãi năm 2017, người ta mới cho xuất bản một tác phẩm thú vị của Yukawa, từ các ghi chép cá nhân của ông, với tựa đề Thơ và Khoa học (nguyên bản tiếng Nhật).

Nhân blog của nhà vật lí Đàm Thanh Sơn vừa giới thiệu bản dịch tiếng Việt (từ bản gốc tiếng Nhật), nên Giao Blog đưa về đây nguyên bản và bản dịch tiếng Việt.

Bản dịch được bác Đàm giới thiệu thật ra chưa thật tốt, chưa cho thấy rõ cách nghĩ dí dỏm cũng như cách trình bày khá vui nhộn trong tiếng Nhật của Yukawa về sự gần gũi giữa thơ và khoa học. Tôi sẽ dịch lại và giới thiệu thêm về tác phẩm Thơ và Khoa học của Yukawa.

18/02/2016

Thiên tài Albert Einstein vốn là học sinh cá biệt (bỏ học, lười biếng)

Chữ "thiên tài" dùng ở đây là lấy nguyên từ trong câu chuyện kể qua nhiều buổi của một cụ bà Nhật Bản. 

Hồi đó, khoảng năm 2004, bà đã gần 100 tuổi, nhưng vẫn say sưa kể chuyện lúc còn đang học phổ thông mà bỏ nhà lên thành phố để xem bằng được mặt mũi thiên tài. 

Ấy là năm mà thiên tài sang Nhật lần đầu để chơi, ăn thử cá sống và húp miso !

06/10/2015

người Nhật thứ 24 nhận Nobel: Gs Kajita, và dự đoán của ông thầy từ 13 năm trước

Vừa vui với người thứ 23 (ở đây), thì liền có ngay người thứ 24.

Đến thời điểm hiện tại, đã có hai người Nhật nhận Nobel 2015. Người thứ 23 thì ở một đại học không mấy tên tuổi, còn người thứ 24 thì không ở đâu xa lạ mà chính là Đại học Tokyo.

Đây là 2 năm liên tiếp Nhật Bản giành Nobel Vật lí. Năm ngoái là mấy vị liên quan đến đèn LED (và xem thêm ở đây, ở đây, ở đây).

Giải Nobel năm nay dành cho Gs Kajita thì đã được báo trước tới 13 năm, tức vào năm 2002. Khi đó, thầy của Kajita là Gs Kobashi nhận Nobel Vật lí 2002. Kobashi đã nói khi nhận giải: sắp tới, là đến lượt các đệ tử của tôi nhận Nobel, riêng đội của tôi, nếu đi đúng hướng sẽ nhận đủ 3 Nobel.

23/02/2015

Khoa học và công nghệ Đại Việt đầu thế kỉ 21 (chuyện của HND và Baron)

Đầu tiên, cần xem lại loạt entry tôi đã đi về đèn LED, mà các nhà khoa học Nhật Bản vừa nhận giải thưởng Nobel năm 2014 (ở đâyở đây).

Còn tình hình ở Đại Việt dưới đây, thì người kể chuyện là Hoàng Ngọc Diệp. Còn người thấy đồng cảm, và có thêm một chút giới thiệu thì là Baron Trịnh.

08/10/2014

Đọc "Đèn cù" dưới ánh sáng của "Đèn LED"

Đèn cù thì chúng ta mới biết gần đây. Sản phẩm của không chỉ một cá nhân là cựu nhà báo Trần Đĩnh thuộc báo Nhân Dân, mà tựa như, là của cả một thời đại trong thế kỉ XX của người Việt.

Đèn LED đã ra đời từ khoảng 20 năm trước, nay vừa được trao giải Nobel. Đó là sản phẩm của nền khoa học công nghệ Nhật Bản, mà không hẳn chỉ là phát minh của 3 cá nhân, trong đó có 2 người xuất thân từ trường Đại học Nagoya.

Nghiên cứu của nhà vật lí nhận giải Nobel 2014 từng được thưởng 4 triệu VND