Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn hiếu-học-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hiếu-học-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

10/01/2024

Miền quê Nam Sách ở xứ Đông - dòng họ Trần (Sùng Dĩnh) ở Quan Sơn

Nam Sách ở xứ Đông có nhiều dòng họ khoa bảng.

Về dòng họ Trần ở làng Điền Trì (làng Rồng), sản sinh ra các nhà khoa bảng thời quân chủ như Trần Cảnh - Trần Tiến, rồi anh em nhà bác Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa ở thời hiện tại, thì trên Giao Blog có thể xem ở đây hay ở đây.

Dưới đây thì là một ít tư liệu về dòng họ Trần gắn với Trạng Nguyên Trần Sùng Dĩnh (thời Hồng Đức) và làng Quan Sơn.

05/09/2021

Giáo dục quốc dân trong đại dịch : Lễ khai giảng qua mạng đầu tiên trong lịch sử (ghi từ Hà Nội)

Theo hướng dẫn của nhà trường, nhóm cha mẹ học sinh chúng tôi theo dõi lễ khai giảng năm học mới 2021-2022 qua TV tại nhà.

Học sinh dạy sớm chuẩn bị, trang phục hệt như đến lớp trực tiếp, rồi vào mạng từ 7h10. Các cháu vào lớp của mình, dự lễ khai giảng qua mạng theo hướng dẫn của cô giáo chủ nhiệm, từ 7h30 đến khoảng 9h. Sau đó, là buổi học nội qui với chủ đề học sinh thủ đô thanh lịch (làm thế nào để tạo được tác phong thanh lịch cho học sinh thủ đô trong học tập và rèn luyện tại trường lớp, sống tại gia đình và cộng đồng). 

Nghe ngang thì thấy cô giáo chủ nhiệm sử dụng từ "tinh quân" - mình hiểu được nghĩa, là tương ứng với "sẵn sàng" hoặc "đầy đủ". Có một chút thú vị !

19/06/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : lời ai điếu xúc động và mực thước về Nguyễn Văn Vĩnh của Phan Khôi năm 1936

Nhà báo học giả Nguyễn Văn Vĩnh mất tháng 5 năm 1936 tại Lào trên đường đi khai thác vàng (cùng đi có một người bạn Pháp, một số người theo hầu, một lái xe). Cụ mất trên thuyền.

Linh cữu Nguyễn Văn Vĩnh được đưa về Hà Nội, quàn tại trụ sở của Hội Tam điểm lúc đó. Có tới  3 vạn người từ khắp Bắc Trung Nam tới viếng. Nhân sĩ trí thức cả nước, ví như cụ Phan Bội Châu, cụ Bùi Kỉ, cụ Huỳnh Thúc Kháng, đều gửi lời điếu.

Đám tang của Nguyễn Văn Vĩnh có tới gần 2 vạn người tham dự, đoàn đưa tang kéo dài hàng cây số.

Trong các lời điếu lúc đó, đáng chú ý là bài của Phan Khôi. Cụ Phan rất xúc động, nhưng cũng rất mực thước. Cụ nói rõ ngay lúc đó, rằng: Nguyễn Văn Vĩnh có nhiều công lao nhưng không đáng phải dựng tượng đồng mà tôn thờ mãi mãi, đồng thời, cũng có nhiều việc nhà Nho khắt khe với Nguyễn Văn Vĩnh cũng không làm sao hóa giải được. Phan Khôi không cho Nguyễn Văn Vĩnh là "văn hào" hay "đại văn hào". Lí do chính được đưa ra là: trước sau, Nguyễn Văn Vĩnh chỉ là một dịch giả lớn, mà hầu như không có trước thuật gì đáng nói tới.

13/05/2021

Hệ vấn đề cốt lõi của Đại Việt hiện nay : "học thật", "thi thật", "nhân tài thật"

Vấn đề đang nổi lên trong dư luận xã hội, mà gắn với một phát ngôn mới đây của tân thủ tướng Phạm Minh Chính.

Đọc ngược lại ý "thật", thì sẽ là "giả". Có nghĩa là hệ vấn đề cốt lõi của giáo dục Việt Nam hiện nay chính là: học giả, thi giả, nhân tài giả (không có thực tài).

Bởi mọi thứ đang "giả", cho nên mới đòi hỏi lập lại "thật".

Tưởng câu chuyện của đầu thế kỉ 21, nhưng không phải thế. Người Nam ta đã có truyền thống hàng ngàn năm nay rồi, cái truyền thống học giả, thi giả và nhân tài giả ấy.

Phê phán cái "giả" đó đã có nhiều lớp học giả đi trước, như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phạm Quỳnh, Cao Xuân Hạo, Trần Ngọc Thêm,...

27/12/2020

Cụ Phan Bội Châu hóa ra cũng đã dự thi hội, nhưng bị hỏng, tức không đỗ tiến sĩ

Trước đây, tôi vẫn đinh ninh là cụ Phan chỉ thi hương, để có tiếng là Cử nhân, rồi theo đó mà vận động cách mạng. Cụ từng nói: sở dĩ chưa đi làm cách mạng ngay, mà phải cố có được cái danh Cử nhân đã, vì cái nước Nam này họ coi trọng danh, không có danh không vận động được.

Không có danh vị như Cử nhân hay Tiến sĩ, nói gì, dân An Nam họ không nghe !

Chỉ nghĩ là cụ dừng ở thi hương, đạt học vị Cử nhân với hạng Giải nguyên (đỗ đầu) trường thi Nghệ An. Năm ấy là năm 1900.

Thế nhưng, bây giờ, mới vỡ lẽ, sau cụ có đi thi hội. Tức là cụ cũng đã nhắm lấy cái học vị Tiến sĩ hồi đó rồi.

Nhưng mà, theo lời bạch của cụ, thì cụ bị trượt. Chỉ đỗ 7/10 phần thôi. Cũng có nghĩa là suýt đỗ ! Cụ đã nhận là: "tuy rằng thi hỏng nhưng có thể viện lệ ra làm quan được".

16/06/2020

Đọc lại tư liệu ông Trần Quốc Hương : nói về vai trò của Phan Đăng Lưu

Cụ Mười Hương (Trần Quốc Hương) đã từ trần tháng 6 năm 2020, hưởng thọ 97 tuổi (1924-2020). Trước đây, khi ở tuổi minh mẫn, cụ đã cho biết về vai trò của người đàn anh Phan Đăng Lưu (1902 - 1941) trong Hội nghị Trung ương 7 (tháng 11 năm 1940, tại Đình Bảng), như sau (cụ nói trực tiếp nên có băng ghi âm, hơn nữa là cụ viết thành sách rồi):

"
Ngày 21/4/1940, đồng chí Võ Văn Tần bị bắt, Ban chấp hành Trung ương chỉ còn lại đồng chí Phan Đăng Lưu, một mình chèo lái con thuyền cách mạng nước ta vượt qua bao sóng gió(3)Hơn bao giờ hết, việc tái lập Ban chấp hành Trung ương là một nhiệm vụ cấp bách. Muốn vậy cần phải triệu tập Hội nghị Ban chấp hành Trung ương nhưng ai sẽ là người có đủ tư cách triệu tập hội nghị này? Đồng chí Trần Quốc Hương, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương khẳng định: Chỉ có một mình đồng chí Phan Đăng Lưu mới đủ tư cách để triệu tập Hội nghị Trung ương(4).Trong một cuốn sách khác, đồng chí Trần Quốc Hương khẳng định: “Hội nghị Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) họp 3 ngày (từ mồng 6 đến mồng 9/11/1940) do chính đồng chí Phan Đăng Lưu chủ trì, sau này được gọi là Hội nghị Trung ương lần thứ 7(5). Như vậy, Hội nghị Trung ương lần thứ 7 tháng 11/1940 do đồng chí Phan Đăng Lưu triệu tập và chủ trì.
"

13/04/2020

Trong đại dịch Cô Vy, nên phê phán mạnh mẽ việc chạy đuổi theo ISI và SCOPUS một cách mù quáng hiện nay

Trào lưu chạy đuổi theo hệ thống ISI và SCOPUS một cách mù quáng của học thuật Việt Nam hiện nay, đã có nhiều học giả lên tiếng rồi, nhưng lúc này thì nên gióng chuông lớn cảnh báo nó cũng là một loại virut độc hại không khác gì Cô Vy.

Hình như cũng là một trào lưu tiếp nhận từ học thuật của Trung Quốc (hiện nay, học thuật Trung Quốc cũng đang ra sức chạy đua với ISI và SCOPUS).

Có người đã nói ví von: trào lưu ngáo đá ISI cùng SCOPUS !

13/01/2020

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam : Hoàng Thị Nga làng Đông Ngạc

Về truyền thống hiếu học và khoa bảng Nho học của làng Đông Ngạc (Hà Nội) thì, trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây.

Nữ tiến sĩ Nho học duy nhất của Việt Nam, là bà Nguyễn Thị Duệ ở Kiệt Đặc (Chí Linh, Hải Dương), thì có thể đọc ở đây.

Bây giờ thì là câu chuyện về nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam: cô Hoàng Thị Nga người làng Đông Ngạc, đã lấy bằng Tiến sĩ Vật lí ở Pháp năm 1935.

Câu chuyện về cô Hoàng Thị Nga thì mới được phát hiện.

Gom về từ các nơi.

01/12/2019

Nói thật : trí thức Việt Nam không đủ sức làm ra văn tự mạnh, cả ngàn năm chỉ loay hoay với chữ Nôm

Lời nói thật, nói rõ, tôi đã viết thành bài học thuật rồi.

Thật sự thì cả một ngàn năm, trí thức Đại Việt đã rất kém, tư duy sáng tạo rất cùn, nên chỉ loay hoay mãi với chữ Nôm. Đọc bài học thuật của tôi ở đây.

Nếu để cho trí thức Đại Việt tự sáng tạo chữ thì không biết hiện nay ta viết bằng văn tự gì ? Cao Xuân Hạo từ lâu đã buồn phiền và băn khoăn với cả chữ Nôm và chữ quốc ngữ.

Bởi học gạo, học chỉ với mong muốn tối thượng là làm quan, nói rõ là lối học để làm quan, nên cả một ngàn năm mà giới trí thức cứ bùng nhà bùng nhùng với chữ Nôm, không có một nỗ lực mạnh mẽ nào để có sáng tạo vượt chữ Nôm. 

Mới đây, tôi cũng đã viết bài học thuật phê phán lối học để làm quan. Đã phát biểu chính thức vào mùa hè năm nay (ở đây), còn viết ra giấy để đăng tải thì từ nhiều năm trước rồi.

21/10/2019

Người Triều Tiên tự phê phán "hiếu học Triều Tiên" : thầy Choi vừa chính thức cho đăng báo

Thầy Choi là người Hàn Quốc, đã lưu học Nhật Bản và ở lại Nhật Bản từ mấy chục năm trước, hiện giáo sư Đại học Đông Á. 

Thầy Choi là một người đàn em của ông thầy tôi (kém hai tuổi). Hai mươi năm trước, trong nhóm học tập của thầy tôi, tức S. zemi, chúng tôi luân phiên đọc sách mới xuất bản của thầy Choi, cuốn về chủ đề gia tộc Hàn Quốc và tục thờ cúng tổ tiên ở Hàn Quốc. Đấy là một trong những cuốn sách về văn hóa truyền thống Hàn Quốc/Triều Tiên đầu tiên mà bản thân tôi đọc kĩ.

19/10/2019

Lại về chữ Nôm và vấn đề văn bản học của sử liệu Đại Việt: ở Mĩ có Brain Wu vừa lên tiếng tiếp

Đầu tiên cần nói rõ là, mình rất coi trọng chữ Nôm, bởi một mảng nghiên cứu của mình thì gắn bó sâu sắc với chữ Nôm. Nhưng song song với đó, thì vẫn đang tiếp tục phê phán chữ Nôm từ góc nhìn về tư duy Việt Nam.

Chữ Nôm và tư duy Việt Nam thì mình đã trình bày tương đối tổng quan ở đây. Về cơ bản, quan điểm của mình, thì chữ Nôm là dạng "người thế nào bó rào thế vậy" hay "của làm sao chiêm bao làm vậy" (cách nói dân dã), phản ánh một sự hời hợt trong tư duy và không dám làm cách mạng toàn diện (về học thuật và tư tưởng) của người Việt trong suốt cả ngàn năm.

25/08/2019

Hiếu Học kiểu Nhật Bản đang bị "lợi ích nhóm" hóa : vì sao con quan to ở chính phủ và quốc hội thường học ở Đại học Tokyo (Todai)

Một phân tích khá thú vị.

Trong đó, đánh giá lại giá trị của hệ thống giáo dục thời Edo (kéo dài mấy trăm năm trong hòa bình): trường học mở ở các han (tạm coi như tỉnh ngày nay), coi trọng nhân tài thực lực (không trọng bằng cấp), nên con nhà nông dân hay nhà buôn mà có thực tài sẽ được ưu tiên để trở thành đội ngũ đại diện và gánh vác công việc của han.

Tác giả cũng đánh giá hệ thống giáo dục thời Minh Trị (thời canh tân đất nước). Đặc biệt, là luận về "lợi ích nhóm" trong đại học đỉnh cao của Nhật Bản. Đại loại, nhóm con vua được đào tạo để tiếp tục làm vua, rồi lại có nhóm con nhà giàu được cài đặt một cách êm thấm bằng tiền.

Tác giả nói đến sự thay đổi cần thiết dành cho: hệ thống xã hội Nhật Bản hiện nay, tâm thế lụy phương Tây (cái gì cũng ngả theo giá trị phương Tây).

06/08/2019

Hiếu học Đại Việt và những làng khoa bảng : tâm sự 2019 của một hậu duệ họ Phạm ở Đông Ngạc

Đây là tâm sự của một nữ tiến sĩ có quê cha ở làng Đông Ngạc - một ngôi làng khoa bảng nổi tiếng, vào ngày hôm nay (6/8/2019).

Quê nội ở Đông Ngạc, còn phía nhà ngoại chính là nhà báo nhà biên khảo độc đáo Tôn Thất Dương Kỵ (đã nói nhanh ở đây).

05/07/2019

Hiếu học Đại Việt thời 2000s-2010s : những câu chuyện nhỏ mà không nhỏ

"Hiếu học" của Đại Việt đã được đề cập trở đi trở lại trên Giao Blog, ví dụ ở đây (quan điểm của Giao Blog), ở đây (quan điểm Trần Ngọc Thêm) và ở đây (quan điểm Cao Xuân Hạo), vân vân.

Bây giờ thì đi vào những câu chuyện thực tiễn nho nhỏ. Thật ra, toàn chuyện nhỏ nhưng mà không hề nhỏ.

02/07/2019

Du học Đông Âu với tệ đoan thuê viết luận văn PTS và TS (lời kể Cao Xuân Hạo)

Học giả Hoàng Ngọc Hiến thì nổi tiếng với nhiều câu nói trực diện, mà một trong đó là "dắt con bò qua biên giới...". 

Có một bộ phận không hề nhỏ như vậy. Trước đã nghe anh Hiệu Minh tâm sự ở đây, và của Lê Vinh Quốc ở đây.

Bây giờ, ngược về quá khứ một chút, với lời chứng của nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo. Bài cụ đã viết và cho công bố lần đầu trên Xưa và Nay từ năm 2001. In lại nhiều lần sau đó.

Thật ra là bản in đầu tiên năm 2001 là bởi ông Dương Trung Quốc tự ý đưa lên Xưa và Nay. Không hỏi ý kiến tác giả. Cụ Cao Xuân Hạo không hiểu vì sao (cụ thắc mắc là đăng toàn văn, và "không hề hỏi ý kiến tôi"). Các bản trên các báo sau này là in lại hoặc trích in từ Xưa và Nay. Cũng không hề báo hay xin phép tác giả Cao Xuân Hạo.

16/06/2019

Giáo dục phổ thông ở Hà Nội : ví dụ hệ thống THCS ở quận Cầu Giấy 2019

Gần đây, qua thực tế, mới thấy có rất nhiều phụ huynh không nắm rõ thế nào là "công lâp" và "ngoài công lập".

Đợt nóng dữ dội vừa qua, học sinh thủ đô trải qua các kì thi "khắc nghiệt" vào Trung học Cơ sở (cấp 2 ngày xưa) và Trung học Phổ thông (cấp 3 ngày xưa), xem nhanh ở đây.

Bây giờ, lấy ví dụ về hệ thống "công lập" và "ngoài công lập" cấp Trung học Cơ sở ở một quận nội thành Hà Nội - tạm lấy quận Cầu Giấy trước.

15/06/2019

Những dòng họ hiếu học và khoa bảng ở Thăng Long : 550 năm ngày đăng khoa của Nguyễn Như Uyên (1469 - 2019)

Đó là làng Cót ở Hà Nội. Là một trong 4 làng của bộ "tứ danh hương" (bốn làng nổi tiếng), thật ra, là ở rìa cận kinh thành Thăng Long xưa. Làng Cót nằm bên dòng sông Tô Lịch.

Tên chữ của làng CótHạ Yên Quyết. Tại sao gọi là "Cót" thì có nhiều thuyết khác nhau. Nhưng lí do "âm đọc na ná" thì xem ra thuyết phục hơn cả, ví như gần đấy là làng Mọc (tên chữ là Nhân Mục), hay làng Láng (tên chữ là Yên Lãng).

Làng Cót là quê hương của cụ Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm (dòng họ Hoàng cũng sản sinh ra nữ toán học gia Hoàng Xuân Sính). Nay đã có một con đường trong làng mang tên Hoa Bằng.

Phía địa phương đang đề nghị thành phố Hà Nội cho đặt tên con đường làng chạy trước đình là "Nguyễn Như Uyên" để tưởng niệm nhà khoa bảng thời Lê Thánh Tông.

13/06/2019

Giữa biển lửa nắng nóng, gặp anh em họ Trần (Nhuận Minh - Đăng Khoa) và cặp đôi

Hai anh em nhà bác Trần Đăng Khoa thì đã tạm đi nhanh ở đây, trong liên đới với quê hương Điền Trì phủ huyện Nam Sách (nay là xã Quốc Tuấn huyện Nam Sách). Và từ lâu, cũng đã hình thành cặp đôi Trần Đăng Khoa - Hoàng Anh Sướng (ví dụ đọc ở đây).

Hôm nay, giữa cái nóng như phát cháy của Hà Nội, như dự kiến từ lúc đầu, đã gặp cặp anh em và cặp đôi nói trên.