Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn furuta. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn furuta. Hiển thị tất cả bài đăng

13/09/2023

Ghi nhớ về một buổi học - môn "Văn hóa Dân gian Nhật Bản" bắt đầu được giảng dạy

Có một trùng hợp, đó là trùng vào bối cảnh chung khi hai quốc gia Việt Nam - Nhật Bản kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023). 

Việc trùng hợp vẻ như rất ngẫu nhiên, chúng tôi không để ý đến nữa ! Nhưng nhìn rộng ra, với bối cảnh lớn hơn, thì sẽ thấy là không ngẫu nhiên. Bởi đã có một quá trình chuẩn bị rất lâu dài, về nhân lực, về quan hệ học thuật của học giới hai nước, về bối cảnh quốc tế và khu vực, và về học sinh (cấp độ đại học).

Từ rất nhiều năm trước, tôi đã để ý và viết nhanh về mối quan hệ giữa nhóm trí thức của phong trào Đông Du (lãnh đạo bởi các lãnh tụ Cường Để - Phan Bội Châu) với nhóm Chương Thái Viêm (có nhiều người) của Trung Quốc tại Tokyo hồi đầu thế kỉ 20. Một quan tâm của họ, bên cạnh công việc cách mạng dân tộc, chính là học thuật chung của Đông Á, trong đó có "Văn hóa Dân gian" (Dân tục học). Có thể tính đó là một khởi điểm.

23/03/2022

Trường Đại học Việt Nhật (VJU) với trụ sở Hòa Lạc - thời điểm tháng 3 năm 2022

Nhà trường có dự kiến sẽ đón học sinh năm học mới 2022-2023 tại Hòa Lạc. Hiện nay, trụ sở tạm thời của VJU là tại khu phố Lữu Hữu Phước (Mĩ Đình).

Hệ cao học của VJU đã được 6 năm (chuẩn bị tuyển sinh khóa 7).

Hệ cử nhân của VJU thì mới được 2 năm (khóa 2 mới vào học, sắp tới là tuyển sinh khóa 3).

09/08/2020

Giao lưu cuối tuần trong thế giãn cách giữa đại dịch Covid đợt 2 : VJU Job Fair 2020

Sự kiện của Thứ Bảy ngày 7/8/2020, tại trụ sở của Trường Đại học Việt Nhật (VJU). Thú vị nhất vẫn là tại hội trường (mà không phải online) được nghe tâm sự của các học sinh vừa ra trường, có một số em đã tìm được công việc, cũng có em thì đang tiếp tục.

Mình (khoa học xã hội) với em Quỳnh (khoa học tự nhiên), thì một người tại chỗ và một người online, nhưng đều nói về yêu cầu "đam mê" trong nghiên cứu khoa học.

18/03/2020

Thông tin tuyển sinh đại học của Trường Đại học Việt Nhật (từ tháng 9 năm 2020)

Bắt đầu từ tháng 9 năm 2020, Trường Đại học Việt Nhật (viết tắt là VJU) - một trong 7 đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội - sẽ tuyển sinh chương trình đào tạo đại học (cử nhân).

Bậc đào tạo sau đại học (chương trình thạc sĩ) thì đã mở được mấy năm. Khóa mới nhất hiện nay là khóa 4 (2019-2021).

24/12/2019

Trường Đại học Việt Nhật tuyển sinh hệ cử nhân từ năm 2020

Trường Đại học Việt Nhật (tên quen gọi là VJU hay là Đại học Việt Nhật) là một trong bảy trường đại học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (viết tắt là VNU, và gần đây thì luôn ghi thêm "since 1906").

VJU hiện mới có chương trình thạc sĩ (tới năm 2019 đã tuyển sinh được 4 khóa).

Bắt đầu từ năm 2020, VJU sẽ mở chương trình cử nhân. 

20/07/2019

Ngày ra trường của lứa thứ hai Đại học Việt Nhật (2017-2019)

Một ngày rất nóng ở Hà Nội. Nắng như đổ lửa.

Lễ ra trường và trao học vị được tổ chức ở Hội trường Nguyễn Văn Đạo (đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy) và sân rộng trước đó. Vẫn là địa điểm thường xuyên, như đã thấy ở đây (tháng 9/2017) hay ở đây.

Hiện nay, Đại học Việt Nhật mới có chương trình đào tạo Sau đại học (bậc Thạc sĩ). Từ năm sau, năm 2020, mới mở chương trình đạo tào Đại học (bậc Cử nhân). 

Lứa thứ hai này có hơn 70 em được hiệu trưởng Furuta phát bằng Thạc sĩ (các chuyên ngành khác nhau, ví dụ Văn hóa Khu vực, Công nghệ Nano, Quản trị Kinh doanh, Chính sách Công,...).

11/03/2019

Đại học Việt Nhật (VJU) : nhìn từ 1908 - 1918, đến hiện nay

Hồi năm 1908, du học sinh Việt Nam là Trần Đông Phong đã tự sát tại khuôn viên một ngôi chùa ở Tokyo. Một cái kết bi thảm cho phong trào Đông Du được khởi xướng bởi Phan Bội Châu - Cường Để.

Mộ phần của cụ Phong ở một công viên nghĩa trang tại Tokyo hiện nay là một điểm đến thăm viếng của nhiều người Việt. Chúng tôi đã viết rằng, cụ đang trở thành một vị phúc thần cho người Việt ở Nhật Bản (xem lại ở đây, tháng 8/2017).

Liên quan đến mộ phần cụ Trần Đông Phong ở Tokyo, thì là câu chuyện gần đây vào năm 2018, về gia đình thầy giáo Nguyễn Thiện Nam (cựu lưu học sinh Đại học Ngoại ngữ Tokyo thời cuối thập niên 1990, cựu giảng viên tiếng Việt tại Đại học Ngoại ngữ Tokyo hồi đầu những năm 2000), đọc ở đây.

Năm 2019 (năm học thứ 3 của Đại học Việt Nhật - VJU), con trai thầy Nguyễn Thiện Nam (thanh niên điển trai Nam Anh) có phát biểu về VJU trong video mới đây (Nam Anh đã có hai kỉ niệm đáng ghi nhớ trong thăm viếng mộ phần cụ Trần Đông Phong ở Tokyo):

10/08/2018

Ngoại giao Việt - Nhật 45 năm : một lễ chuẩn bị ở Tokyo (hội trưởng Tô Huy Rứa xuất hiện)

Đang trong dịp kỉ niệm quan hệ ngoại giao Việt - Nhật 45 năm (1973 - 2018). Đã đi một số tin liên quan ở đâyở đây.

Vừa rồi, có một hoạt động chuẩn bị diễn ra tại Tokyo. Có thấy sự xuất hiện của hội trưởng Tô Huy Rứa. Trong khuôn khổ ngoại giao Việt - Nhật, đã từ 2016, sau lễ khai giảng của Đại học Việt - Nhật năm đó (lễ khai giảng đầu tiên với ý nghĩa chính thức khai trường, ở đây) đến nay, mới thấy lại hình ảnh của bác Rứa. Trong lễ khai giảng năm 2017 thì người ta có nhắc đến bác (xem lại ở đây).

09/09/2017

Lần khai giảng thứ 2 ở Đại học Việt Nhật : ngày 9 tháng 9

Thầy Hiệu trưởng Furuta có màn gióng trống nhiều xúc cảm. Lúc đầu, ông có một chút bỡ ngỡ vì có lẽ chưa quen, rồi chỉ mấy giây sau thì khá điêu luyện.

Khi chào cờ thì thời gian gấp đôi, vì quốc ca Việt Nam cử lên trước, rồi sau đó là quốc ca Nhật Bản.

02/06/2016

Nước Mỹ không còn ai ngoài Bob Kerrey thật sao ?

Đại học Việt Nhật thì đã suôn sẻ, bởi hiệu trưởng là Furuta - một Giáo sư nổi tiếng ở Nhật, đồng thời nguyên là một cán bộ cao cấp của Đảng Cộng sản Nhật Bản. Xem lại ở đây.

Đến đại học Việt Mĩ (tạm gọi thế) thì bắt đầu vướng. Bởi người đứng đầu vốn là cựu binh tham gia thảm sát ở Việt Nam.

21/03/2016

Đại học Việt - Nhật : Hiệu trưởng đầu tiên Furuta Moto

Về đại học này, ở thời điểm tháng 3 năm 2016, đã điểm tin ở đây.

Furuta là một học giả đồng thời là một chính khách có tiếng ở Nhật Bản. 

Về phương diện học giả, ông đặt rất nhiều kì vọng vào Đổi Mới của Việt Nam, là một trong những lí luận gia quan trọng về Đổi Mới ở Nhật Bản (điều này, đã từng được tôi chỉ nhanh ở đây).

Về phương diện chính khách, thì ông từng là nhân vật cỡ bự trong Đảng Cộng sản Nhật Bản.

27/09/2014

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 9 (chương về Đổi Mới trong sách của Huy Đức)

Những gì Huy Đức trình bày trong chương này không có gì mới. Ở entry đầu tiên của loạt bài sưu tầm này, đã nhắc đến các cụ Trần Nhâm và Dương Phú Hiệp. Cụ Hiệp khi là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nhật Bản, với tư cách là một thành viên trong nhóm nghiên cứu của cố Tổng Bí thư Trường Chinh thì vào mùa thu năm 1996 đã được Đại học Quốc gia Tokyo mời đến giảng bài về Đổi Mới trong một học kì.

28/07/2014

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 1 (vai trò của Trường Chinh, bài Trần Nhâm năm 2007)

Ghi lại để khỏi quên, nhân đang viết


Gần đây, nhân chuyện phiếm trên những chuyến cùng đi công tác ngoại tỉnh, và những buổi tham vấn tại nhà riêng, một "cố vấn" trong nhóm 12 chuyên gia của cụ Trường Chinh (ra đời tháng 5 năm 1984, trước khi cụ Lê Duẩn qua đời), là bác Dương Phú Hiệp, có nhận mạnh rất rõ về những cống hiến mở đường của lãnh tụ Trường Chinh trong Đổi Mới. Bác đã viết thành sách, mới xuất bản.