Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn làng-xuất-bản-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn làng-xuất-bản-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

18/04/2024

Sự cố ở Nhã Nam tháng 4 năm 2024

Rạng sáng ngày 18 tháng 4 (nhằm đúng ngày Giổ tổ Hùng vương 2024), chính xác thêm về giờ là "hơn 2h sáng", mình đã nhắn tin nhanh cho bạn, sau khi thấy trên trang của Nhã Nam đăng lời xin lỗi của bạn. "Lời xin lỗi" xuất hiện trên trang Nhã Nam tựa như là khoảng lúc 1h sáng. Mình truy cập vào khoảng lúc 2h sáng thì đã có hơn 1700 bình luận và rất nhiều lượt chia sẻ.

Bạn là bạn cùng lớp đại học của mình ở Khoa Ngữ Văn (Trường Tổng hợp Hà Nội trước đây). Qua tin nhắn lúc rạng sáng, mình động viên bạn với tư cách cá nhân bạn cùng lớp đại học. Bạn vẫn chưa ngủ.

Công ty Nhã Nam của bạn là một thực thể đáng chú ý trong làng xuất bản Việt Nam sau năm 2000. Bởi vậy, mình mở một entry này chỉ để ghi chép mang tính quan sát mà thôi. Mình chỉ quan sát, không với bất cứ thiên kiến nào, thu thập ý kiến từ mọi góc nhìn. 

Đầu tiên là đăng lại "lời xin lỗi" của bạn (mình chụp màn hình), sau đó là các cập nhật và bổ sung dán dần ở dưới lên như mọi khi.

28/02/2022

"Nhà in Van Tuong" - một nhà xuất bản ở Hà Nội trước năm 1945

Có những nhà xuất bản hay nhà in ngày trước ghi tên bằng chữ quốc ngữ, nhưng không có dấu. Nên có khi bị đọc nhầm tên (không dấu thì đọc nhầm là rất dễ hiểu).

Một trong những nhà in trước năm 1945 ở Hà Nội là "VAN TUONG". Có lúc ghi là "Nhà in VAN TUONG", có khi ghi là "Imprimerie VAN TUONG".

Hỏi là VAN TUONG là gì ? 

Có người luận ra là "Nhà in Văn Tường". Nghe cái tên Văn Tường mà tưởng nhớ đến Văn Thiên Tường ! 

Rồi cũng có người luận là "Nhà in Vạn Tượng". Nghe cái tên Vạn Tường thì liên tưởng ngay đến đất nước Triệu Voi.

Tôi thì trả lời rằng, đó là "Nhà in Vạn Tường". Bạn nào đã ghi là "Văn Tường" hay "Vạn Tượng" thì nên chữa lại cho đúng.

15/12/2020

Sử học Đại Việt thời thổ tả (những phát giác cụ thể của nhà báo Kiều Mai Sơn)

Sử học Đại Việt thời thổ tả, là phỏng theo tên một loạt bài viết từ 7 năm trước của nhà sử học Tạ Chí Đại Trường. Đó là loạt bài nhiều kì, có lẽ là cuối cùng, của cụ Tạ. Có thể đọc lại trên Giao Blog ở đây hay ở đây.

Còn bây giờ, chủ đề Sử học Đại Việt thời thổ tả đang được viết tiếp từ nhiều hướng, chẳng hạn bởi bạn Brain Wu đang ở Mĩ (đọc nhanh ở đây), bởi Lê Minh Khai (tức Liam) cũng đang ở Mĩ, hay bạn Kiều Mai Sơn ở trong nước, và nhiều người khác nữa.

Entry này là để tập hợp các phát giác mới đây của bạn Kiều Mai Sơn viết cả trên báo chính thống và trên Fb cá nhân.

02/12/2020

Đạo đức nghề nghiệp : thi thoảng sản phẩm của mình bị biển thủ, đem in vào một tập sách chung nào đó

Tạm chưa nói đến việc biển thủ "dữ tợn"(rút ruột toàn bộ, biến báo A thành B). Cứ tạm gác đấy đã. 

Mà ở đây chỉ nói đến việc biển thủ những bài lẻ của mình vào những tập sách chung nào đó. Mình không hay biết gì. Họ không hề hỏi xin phép, có khi không ghi tên tác giả. Không một lời cảm ơn, không trả nhuận bút, không tặng sách,....tất tần tận đều không hết.

1. Ví dụ nhanh, là rất lâu rồi, dễ đến cả 10 năm trước đã lên tiếng về việc nhóm soạn giả của Nxb Hà Nội với chủ biên là cụ Vũ Khiêu, biển thủ các bài nghiên cứu của mình về sứ giả nhà thơ Nguyễn Tông Quai vào tập sách chung. Họ chép trộm, nên chép luôn cả những chỗ sai, mà những chỗ sai ấy thì chỉ có mình (duy nhất) mới có thể chữa được ! Bài lên tiếng đó trên Giao Blog hồi còn là ở hệ thống Yahoo (đọc lại ở đây, đã đăng Giao Blog ở Yahoo ngày 7/9/2011).

Người chịu trách nhiệm gì đó của Nxb Hà Nội có gọi điện trực tiếp cho mình sau khi mình đánh tiếng nhè nhẹ trên Giao Blog. Người đó tỏ ý xin lỗi và mong bỏ qua. Mình lúc ấy bận mải việc khác, với lại, cũng không muốn đả động thêm nữa.

24/11/2020

Dịch giả, doanh nhân Đoàn Tử Huyến vừa qua đời (1950-2020)

Thật ra, ông sinh năm 1950 (trên giấy tờ ghi 1952).

Mấy năm trước, nghe tin anh bị tai biến. Sau đó là một cuộc hồi phục kì lạ.

Mấy ngày trước, nghe tin anh đã nhẹ nhàng rời xa cõi tạm: anh ngủ rồi đi luôn ở Sơn Tây, tại nhà của thông gia.

Tôi biết anh khoảng từ năm 1994, qua giới thiệu của anh Hòa - một đàn anh khoa Ngữ Văn ngày trước, lúc đó là biên tập viên Nxb Văn hóa Thông tin. Anh Huyến lúc đó vẫn đang thuộc biên chế của Nxb Lao Động, nhưng hoạt động chủ yếu ở cửa hàng sách Đông Tây trên 51 Trần Hưng Đạo. Anh in sách và bán sách văn học và khoa học xã hội.

18/07/2019

Thông tin khoa học : sự kiện Nhà xuất bản Khoa học Xã hội 2019

Sáng sớm hôm nay, ngày 18/7, một bạn xuất hiện sớm bất ngờ so với thường lệ, rồi nói nho nhỏ: phải về cơ quan vì bài báo xuất hiện hôm qua (17/7) trên tờ Nông nghiệp Việt Nam. Sau đó là bạn ấy đi luôn. 

Bây giờ, thử vào mạng để xem bài báo đó.

31/05/2019

Câu chuyện xuất bản sách nghiên cứu (trường hợp ở Nhật Bản)

Mình gần gũi với hai bác giám đốc xuất bản. Một người ở Tokyo, chuyên xuất bản những sách hàng đầu của giới khoa học xã hội. Một người thì ở một miền quê, chuyên xuất bản các loại tư liệu địa phương - mà hưởng lợi, hẳn là có các nhà nghiên cứu địa phương ấy, như mình (vì bản in với bản viết tay, có cả hai để đối chiếu).

10/09/2018

Nhà văn Lộng Chương 100 năm (1918-2018)

Đợt này, mình đang sử dụng tư liệu của Lộng Chương đã xuất bản trước năm 1945. Đã bất ngờ từ lâu về những trang viết tỉ mỉ và già dặn của một chàng thanh niên mới khoảng 25 -26 gì đó (ví dụ, đã viết nhanh hồi năm 2014, ở đây). Nhưng phải đến bây giờ mới có dịp đề cập sâu.

Nhớ ra là năm 2018 này, là ông tròn 100 tuổi. Đã có một số nơi kỉ niệm 100 năm ngày sinh của ông.

16/08/2018

Huân chương Hiệp sĩ Văn học Pháp 2018 cho ông chủ Nhã Nam

Hồi ngày xưa, có một vài người hỏi, vì họ nhầm "Nguyễn Nhật Anh" với "Nguyễn Nhật Ánh". Ông chủ của Nhã Nam là "Nhật Anh" (không có dấu sắc), người từng tranh biện về cái tên sách Địa đàng trần gian với cụ Cao Xuân Hạo (xem lại ở đây).

Thú thực là đến hôm nay mới biết bút danh Trác Phong (cho dịch tiếng Pháp) và Thụ Nho (cho sáng tác). Không thấy báo chí nhắc đến cuốn duy nhất mình đã đọc là Người trông đồng - một tập truyện mỏng, kí tên thật.

25/06/2018

Trước Huỳnh Uy Dũng "viết tay" hiện nay, ngày trước ở Nam Bộ đã có "Đại Nam văn hiến" dạng "quay tay"

Huỳnh Duy Dũng hiện nay, thì tức là ông chủ của Đại Nam Lạc Cảnh, cũng là người khởi xướng môn "sử thi viết tay" gọi là Đại Nam Văn Hiến. Ví dụ đọc ở đây.

Cả nửa thế kỉ trước, hồi thập niên 1960, ở Nam Bộ cũng đã xuất hiện Đại Nam Văn Hiến. Thuộc trường phái "xuất bản quay tay" (tôi gọi vui). Trường phái độc đáo gắn với những năm tháng sôi nổi của cụ Thế Phong và các bạn hữu.

Bây giờ, cụ Thế Phong, rất tuyệt vời là vẫn tráng kiện (suốt từ hồi Hà Nội 1947-1954 đến tận giờ), vẫn sử dụng mạng toàn cầu hàng ngày, vẫn viết blog. Bài ở dưới là lấy nguyên từ blog của cụ về.

11/04/2018

vở kịch "Chén thuốc độc" (1921), và ông chủ nhà sách Tân Dân trên phố Hàng Bông

Đó là cụ Vũ Đình Long. Một kịch tác gia lớp đầu ở Việt Nam, từ 1920s và 1930s đã nổi tiếng với vở kịch nói Chén thuốc độc. Mà đáng nhớ nhất trong gia tài của ông chính là nhà xuất bản Tân Dân. Người duy nhất ở Hà Thành lúc đó đủ sức chọi lại với ông Nhất Linh và các anh em.

08/04/2018

Danh tước Việt : Những rừng bia tiến sĩ mới mọc

Có một số nhà xuất bản đã và đang xuất bản những rừng bia này. Bia Tiến sĩ Việt Nam. Không cần phải làm bằng đá tự nhiên và kì công khắc chữ cùng hoa văn lên đó, mà là bia dạng sách được các nhà xuất bản xây dựng rồi xuất bản dài kì. Công việc này và các qui trình của nó, sẽ cần đề cập nghiêm túc ở một dịp khác.