Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn minh-trị-duy-tân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn minh-trị-duy-tân. Hiển thị tất cả bài đăng

28/01/2023

Ngày xuân nói nhanh về nhà tắm chung cả nam nữ ở Nhật Bản trước Minh Trị duy tân

Nhà tắm công cộng (ofuro) là một nét văn hóa lâu đời của người Nhật. Ngay ở vùng nông thôn, các làng góp tiền xây một nhà tắm công cộng ở địa điểm thích hợp, để cả làng sử dụng chung. Đầu tiên là nhu cầu tiết kiệm (nhiên liệu, công sức), nhưng quan trọng hơn là giao lưu trong nội bộ cộng đồng. Thường mỗi làng chỉ có một cái nhà tắm như vậy. Còn ở ngoài phố thị, nhất là các phố thị phát triển du lịch thì nhà tắm công cộng rất sẵn.

Trước thời Minh Trị duy tân, người Nhật có tục tắm chung cả nam nữ. Các nhà tắm không ngăn khu dành riêng cho một bên nam và một bên nữ, cũng không ngăn thành khu gia đình với khu tắm đơn, mà chung nhau tất. Đại khái thì có thể thấy ở các tranh và ảnh dưới đây.



25/11/2022

Những người gieo hạt : Torii Ryuzo (1870-1953) - nhà dân tộc học đầu tiên của Nhật Bản

Lớp người tiên phong ở thời Minh Trị.

Lớp người có những cuộc đời ngoại hạng. Torii chỉ học tiểu học chính qui, đang học thì bỏ dở. Rồi ông tự học tất cả chương trình các cấp phổ thông.

Ông là nhà dân tộc học tiên phong, không có bằng đại học, nhưng 16 tuổi đã tham gia thành lập Hội Nhân loại học Nhật Bản. Đến năm 51 tuổi thì lấy học vị Tiến sĩ Văn học.

Ông là người Nhật Bản đầu tiên đi điều tra điền dã ở nước ngoài. Dấu chân ông rải khắp vùng Đông Bắc Á, sang cả châu Âu và Nam Mỹ !

Đại khái vậy.

Bài đầu tiên giới thiệu cẩn thận nhất về sự nghiệp của Torii lại là của chính ông thầy mình - thầy Suenari Michio.

27/03/2020

Hơn 100 năm trước, Nhật Bản tặng hơn 3000 cây anh đào cho Mỹ

Những năm gần đây, chính phủ Nhật Bản và các hội đoàn Nhật Bản từng tặng cây anh đào cho Việt Nam hay Hà Nội. Ví dụ xem ở đây (năm 2015) hay ở đây (năm 2017). Chuyện của đầu thế kỉ XXI.

Còn hơn 100 năm trước, hồi đầu thế kỉ XX, Nhật Bản cũng nhiều lần tặng cây anh đào cho Mĩ. Lúc bấy giờ, sau khoảng một nửa thế kỉ phát triển, nền công nghiệp của Nhật Bản đã bứt phá và đuổi kịp với mặt bằng của phương Tây (đọc lại ở đây, ghi chép năm 2016). Lúc bấy giờ, phong trào Đông Du của các cụ Cường Để - Phan Bội Châu đã tan rã (đọc lại ở đây).

14/03/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : đọc lại "Thoát Á luận" của giữa đại dịch toàn cầu Cô Vy 19

Về phương diện văn bản học thì Thoát Á luận 脱亜論 ra đời vào tháng 3 năm 1885. Chính xác là 16 tháng 3 năm đó.

Đã 135 năm rồi. Câu nổi tiếng trong đó là: "Văn minh, đúng văn minh phương Tây, thì đang lan truyền đi tựa như bệnh truyền nhiễm, giả dụ như bệnh sởi ấy" (nguyên văn tiếng Nhật của 135 năm về trước là: 文明は猶麻疹の流行の如し; ở đây dịch ra tiếng Việt hiện đại một cách vui vui). Đại ý, văn minh phương Tây đã lan đi toàn cầu, như một loại bệnh truyền nhiễm, mà phương Đông không có cách nào chống đỡ nổi ! Phải chung sống với nó mà thôi ! Phương Đông phải tự mình mạnh lên, tự mình trở thành người chiến thắng nó, khuất phục nó. Đó là cách lựa chọn của người phương Đông thông minh trước "bệnh truyền nhiễm".

Nước Nhật hiện đại hóa để đuổi kịp và chiến thắng "bệnh truyền nhiễm" là bắt đầu với tư tưởng như vậy.

Thoát Á luận của Fukuzawa vốn không có tiêu đề như vậy. Vốn chỉ là một bài xã luận cho tờ Thời sự tân báo vào năm Minh Trị 18 (1885). Một bài viết không dài, chỉ có hơn 2000 chữ, nếu tính giấy viết bản thảo kiểu cũ thì khoảng hơn 5 tờ (5 mặt). Sau này, thì bài xã luận ấy mới được gọi là Thoát Á luận.

Nếu so với bây giờ, có khi chỉ tựa như một bài viết trên blog hay Fb cá nhân mà thôi.

25/08/2019

Hiếu Học kiểu Nhật Bản đang bị "lợi ích nhóm" hóa : vì sao con quan to ở chính phủ và quốc hội thường học ở Đại học Tokyo (Todai)

Một phân tích khá thú vị.

Trong đó, đánh giá lại giá trị của hệ thống giáo dục thời Edo (kéo dài mấy trăm năm trong hòa bình): trường học mở ở các han (tạm coi như tỉnh ngày nay), coi trọng nhân tài thực lực (không trọng bằng cấp), nên con nhà nông dân hay nhà buôn mà có thực tài sẽ được ưu tiên để trở thành đội ngũ đại diện và gánh vác công việc của han.

Tác giả cũng đánh giá hệ thống giáo dục thời Minh Trị (thời canh tân đất nước). Đặc biệt, là luận về "lợi ích nhóm" trong đại học đỉnh cao của Nhật Bản. Đại loại, nhóm con vua được đào tạo để tiếp tục làm vua, rồi lại có nhóm con nhà giàu được cài đặt một cách êm thấm bằng tiền.

Tác giả nói đến sự thay đổi cần thiết dành cho: hệ thống xã hội Nhật Bản hiện nay, tâm thế lụy phương Tây (cái gì cũng ngả theo giá trị phương Tây).

01/01/2019

Đón mừng năm mới 2019 : vũ kịch dâng lên thần đền vào sáng sớm Nguyên Đán

Đang là ngày Nguyên Đán ở Nhật Bản - một đất nước đã tiên phong từ bỏ âm lịch trong hành chính quốc gia, để chuyển sang thống nhất lịch với phương Tây, từ thời Minh Trị, tức hơn 100 năm nay.

Ở làng bán nông bán ngư ấy, như truyền thống nhiều đời nay, cứ sáng sớm Nguyên Đán thì dâng vũ kịch lên cho các vị thần linh, mong cầu sức khỏe và hưng vượng. Mười mấy năm về trước, mình đã viết về vũ kịch kagura này, tại chính ngôi đền này, trong một bài học thuật có đăng kèm ảnh chụp, nhưng mới là vũ kịch vào ban ngày và dịp khác trong năm. Về vũ kịch đêm Giao Thừa thì chưa.

Cứ sau Giao Thừa mươi phút là bắt đầu. Hôm nay là ngày 1 tháng 1 năm Bình Thành 31. Một cậu bé sinh vào đầu niên hiệu Bình Thành, thì năm nay đã 31 tuổi. Mình thì sinh thời Chiêu Hòa - tức là triều vua cha của vua Bình Thành. Thông tin ghi trên giấy tờ của mình sau ngày nhập học năm ấy thường được qui đổi sang năm Chiêu Hòa (có lẽ máy tính của trường tự đổi). Sau thành quen, hay nói "sinh năm Chiêu Hòa thứ ...." khi được hỏi tuổi.

24/10/2018

Từ cậu bé nông dân đến "cha đẻ của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản" (ông nội của người gieo hạt Shibusawa)

Về nhà dân tộc học, đồng thời là cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nhật Bản và cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản, cụ Shibusawa (1896-1963), và quĩ Phát triển Dân tộc học Nhật Bản mang tên cụ, thì đã giới thiệu nhanh ở đây.

Cụ là một nhà tài chính lừng danh của Nhật Bản sau đại chiến thế giới 2. Đồng thời cũng là nhà dân tộc học đam mê, mà đam mê nhất là bảo tàng và nghiên cứu về các loài cá dưới góc nhìn dân tộc học. Và đặc biệt nổi bật, cụ là một Mạnh Thường Quân lớn (cho đến ngày hôm nay) của ngành dân tộc học - dân tục học (văn hóa dân gian) Nhật Bản.

10/05/2018

Kỉ niệm Minh Trị Duy Tân 150 năm : cảm giác lệch thời tiết giữa lịch Tây và lịch truyền thống Nhật Bản

Lịch truyền thống của Nhật Bản cũng chính là âm lịch, giống như âm lịch của Việt Nam và Trung Quốc. Chính phủ Minh Trị, vào cuối năm Minh Trị thứ 5, đã quyết định từ bỏ hẳn âm lịch để đổi sang lịch Tây. Mọi sinh hoạt trong nước, đều phải căn cứ theo lịch Tây. Ăn Tết là vào 1 tháng 1 lịch Tây, hệt như người phương Tây. Một số sinh hoạt thì phải căn cứ hoán đổi sao cho phù hợp.

Lịch Tây thì thường đi trước âm lịch khoảng 1 tháng hay 2 tháng. Nên dù thế nào, vẫn lệch về thời tiết.

22/04/2018

Kỉ niệm Minh Trị Duy Tân 150 năm : Chính phủ cải cách đã từng vứt bỏ luôn Lịch sử Nhật Bản khỏi giáo dục

Vẫn trong mạch suy nghĩ về Minh Trị duy tân. Như đã nói, đây là một chủ đề quan tâm nhiều năm qua của tôi. Ví dụ ở đây (năm Bình Thành 17, tức năm 2005). Dần dần, quan tâm đến Đổi Mới, là trong liên đới với Minh Trị duy tân.

Minh Trị duy tân về mặt tinh thần là sự vĩ đại vô song. Sẵn sàng vứt bỏ chính mình, đập bỏ mình, để xây dựng lại mình. Nước Nhật ngày nay chính đã trải qua một thời gian tự đập bỏ mình. Mà một điểm tiêu biểu là: những năm đầu thời Minh Trị, về mặt giáo dục, người ta vứt bỏ luôn môn Lịch sử Nhật Bản ! Thực sự đã là như vậy. 

22/02/2018

Kỉ niệm Minh Trị Duy Tân 150 năm : Bản dịch tiếng Việt các danh tác của Phúc Trạch Dụ Cát

Phúc Trạch Dụ Cát là tên quen gọi, từ thời các cụ Phan Bội Châu - Cường Để. Có thể xem thêm ở đây

Một trong những người dịch Phúc Trạch một cách chuyên tâm dạng "trút cả tâm can", rồi đem áp dụng ngay quan điểm giáo dục của Phúc Trạch vào thực tế, ở Việt Nam sau Đổi Mới, chính là một người bạn vong niên - nhà giáo/cựu lưu học sinh Phạm Hữu Lợi.

19/02/2018

Kỉ niệm Minh Trị Duy Tân 150 năm : Hiện đại hóa Nhật Bản, được và mất

Như đã điểm tin đợt trước, đang là dịp kỉ niệm 150 năm Minh Trị Duy Tân (xem lại ở đây, tháng 5/2017). Minh Trị Duy Tân, tức công cuộc hiện đại hóa Nhật Bản, trong liên quan với văn hóa quốc gia và văn hóa địa phương, là một mối quan tâm lớn của tôi. Ví dụ ở đây (năm Bình Thành 17, tức năm 2005).

Gần đây, nhân dịp kỉ niệm qui mô toàn quốc, xuất hiện nhiều cách nhìn mới về Minh Trị Duy Tân.

04/10/2017

Tiết lộ sự thật về việc bình chọn di sản văn hóa ở Nhật Bản hiện nay

Tiết lộ của một quan chức cũ của chính quyền Nhật Bản hiện nay - chính quyền của thủ tướng Abe.

Các ví dụ đưa ra rất dễ hiểu. Có một cái là về việc bình chọn di sản văn hóa gọi là "vùng cách mạng công nghiệp" của hội đồng chuyên môn Nhật Bản để đưa đề cử cho UNESCO. Vùng cách mạng công nghiệp thời Minh Trị, thì đã đi ở đây (tháng 10 năm 2016).

18/08/2017

Không tranh thủ tắm trước, để khi các chú công nhân ùa vào, thì bồn nước lập tức đen ngòm !

Đó là kí ức của một cậu bé về những lần tới tắm ở bồn tắm nam thuộc khu khai thác mỏ (khu vực nhà ga Con Đỉa, đã đề cập ở một entry trước).

Cậu bé ấy, bây giờ đã là một lão niên. Cậu nhớ lại hồi học tiểu học. Do bố làm việc trong mỏ than, nên thi thoảng tới chơi khu mỏ.

12/08/2017

Khu vực ga Con Đỉa thời là mỏ than thịnh vượng, phát triển đế quốc

Đế quốc châu Á được xây dựng trên nền tảng công nghiệp hiện đại. Đầu tiên là thua kém xa phương Tây, rồi nhanh chóng để bằng, rồi cũng nhanh chóng vượt qua. 

Các vùng công nghiệp của thời kì cất cánh từ một xứ nông nghiệp nghèo nàn lên một nước châu Á duy nhất bắt kịp phương Tây về kĩ thuật công nghiệp (1850-1910), gần đây, đã được UNESCO công nhận. Đã nói nhanh ở đây (tháng 10/2016).

Các tỉnh miền Tây là vựa sắt và vựa than của đế quốc. Bắt đầu tìm ra mỏ than là thời Minh Trị, khai thác mạnh mẽ thời Đại Chính và mấy chục năm đầu thời Chiêu Hòa.

04/08/2017

Phúc Trạch Dụ Cát (1835-1901) nói về tình trạng bi đát của người Nhật trước và đầu thời Minh Trị

Phúc Trạch Dụ Cát là tên quen dùng ở Việt Nam của nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi 福澤諭吉. Ông là nhà giáo dục, nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất ở Nhật Bản trong hơn một trăm năm qua. 

Ông sinh cuối thời Edo, vào năm Thiên Bảo 5 (1835), và mất vào năm Minh Trị 34 (1901). Năm Minh Trị 34 là sớm hơn vài năm so với thời điểm các chí sĩ Phan Bội Châu - Tăng Bạt Hổ lần đầu tiên đến Nhật, mở ra phong trào Đông Du. Chính nhóm chí sĩ Đông Du đã quen gọi Fukuzawa là Phúc Trạch theo cách đọc Hán Việt. Các lớp hậu học sau này và hiện nay vì thế cũng quen theo.

02/05/2017

Minh Trị 150 năm (1868 - 2018) : tổng quan chương trình của chính phủ

Sang năm là năm Bình Thành 30 (2018). Tính từ năm Minh Trị 1 (1868), thì năm sau là năm kỉ niệm công cuộc duy tân Minh Trị tròn 150 năm.

Phía chính phủ Nhật Bản đã khởi động chương trình từ hai năm trước (năm Bình Thành 28 - tức năm 2016).

Phía dân gian, cũng có những phương cách riêng.