Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thơ-Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thơ-Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng

24/07/2020

Thơ và Khoa học (詩と科学) --- sách của Yukawa (1907-1981) nhà vật lí nhận giải Nobel năm 1949

Yukawa Hideki 湯川秀樹 là học giả danh tiếng của nước Nhật, ông đã nhận Nobel Vật lí năm 1949. Đây là giải Nobel đầu tiên của Nhật Bản.

Ông sinh năm 1907, mất năm 1981. Có thể tạm xem ông là người cùng thời đại với bà nữ tiến sĩ Hoàng Thị Nga của Việt Nam (người làng Đông Ngạc, Hà Nội). Bà Nga lấy bằng tiến sĩ ở Pháp năm 1935, còn Yukawa lấy bằng tiến sĩ ở Nhật Bản năm 1938. Xem bản luận văn tiến sĩ của Yukawa ở đây.

Gần đây, mãi năm 2017, người ta mới cho xuất bản một tác phẩm thú vị của Yukawa, từ các ghi chép cá nhân của ông, với tựa đề Thơ và Khoa học (nguyên bản tiếng Nhật).

Nhân blog của nhà vật lí Đàm Thanh Sơn vừa giới thiệu bản dịch tiếng Việt (từ bản gốc tiếng Nhật), nên Giao Blog đưa về đây nguyên bản và bản dịch tiếng Việt.

Bản dịch được bác Đàm giới thiệu thật ra chưa thật tốt, chưa cho thấy rõ cách nghĩ dí dỏm cũng như cách trình bày khá vui nhộn trong tiếng Nhật của Yukawa về sự gần gũi giữa thơ và khoa học. Tôi sẽ dịch lại và giới thiệu thêm về tác phẩm Thơ và Khoa học của Yukawa.

20/12/2016

07/01/2015

Chết ở nhà, và chết ở bệnh viện (so sánh Việt Nhật)

Người Việt nhìn chung là sợ bị mất ở bên ngoài ngôi nhà của chính mình. Được mất trong ngôi nhà của mình, là một hạnh phúc của một cá nhân, và một gia đình. 

Nhưng ở Nhật, nhiều khi người ta lại sợ mất ở trong nhà ! Nhiều khi mất ở nhà rồi, hoàn toàn tắt thở rồi, người ta còn mang đến bệnh viện. Ngược hoàn toàn với người Việt.

21/07/2014

Thơ Việt Nam bày bán ở hiệu sách Nhật Bản

Hôm qua, nhân Chủ Nhật, có dạo chơi ở khu phố sách (tên phố là phố sách luôn). Vào tiệm sách Tây, tức dương thư (sách của tây dương), thấy có một tuyển tập thơ Việt Nam mới được bày bán.

Người trong tiệm ghi giá sách bằng bút chí ở góc của bìa ba cuốn thơ ấy: 2100 Yên (tức là tương đương với khoảng 420.000 VND). So với mặt bằng chung của sách Nhật là loại không đắt không rẻ. Nếu mua qua mạng thì đắt hơn vài trăm Yên.

05/08/2013

Thơ đương đại Nhật Bản từ góc nhìn của một nhà thơ Nhật Bản (Hachikai Mimi, 2012)

Thay cho lời dẫn
"Rơi rớt vật đang ôm
Trong tay hoàn toàn trống
Lần lượt ném vào bóng tối ấy
Biển và núi, sóng, sương
Trăng vô tình tròn trịa
Mạch đập nhanh
Chúng ta
Mặc vào cho nhau rồi cởi bỏ
"

("Con đường này tiếp đến cửa miệng của ai đó", thơ Hachikai Mimi)
Nhà thơ trẻ Hachikai Mimi (trái) cùng phiên dịch nói chuyện với độc giả Việt Nam

04/04/2013

Cụ Hồ chê thơ Đường : thừa chữ, rườm rà !

1. Tư liệu cho biết cụ Hồ từng bình luận một bài thơ của Đỗ Mục trong tập Thiên gia thi (Thơ của nghìn nhà). Đó là bài Thanh minh như sau:

Thanh minh thời tiết vũ phồn phồn,
Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn.
Tá vấn: Tửu gia hà xứ hữu ?
Mục đồng dao chỉ: Hạnh hoa thôn.

(Có người dịch thành:
Thanh minh lất phất mưa phùn
khách đi đường muốn đứt hồn...xót xa
hỏi thăm:”Quán rượu đâu à?"

trẻ chăn trâu chỉ:”Hạnh Hoa thôn kìa”! )

2. Cụ đưa các ý bình luận, đại khái là bài này có nhiều chữ thừa, có thể lược bỏ. Cụ thể là:

 - Câu đầu nên bỏ hai chữ "Thanh minh", chỉ cần "thời tiết vũ phồn phồn" là đủ ý tả cảnh trời mưa lất phất rồi.

- Câu hai cũng thừa hai chữ "Lộ thượng". "Hành nhân là khách đi đường rồi, cần gì phải Lộ thượng nữa ? Thừa".

- Câu ba cũng lại thừa "Tá vấn". "Cứ hỏi Tửu gia hà xứ hữu ? thì người ta cũng đã biết là Hành nhân hỏi rồi, việc gì còn phải Tá vấn nữa".

- Câu bốn thừa "Mục đồng". Chỉ cần "dao chỉ Hạnh hoa thôn" là đủ nghĩa rồi.


Như vậy, theo ý của cụ, thì bài thơ của Đỗ Mục có thể sửa thành:
Thanh minh thời tiết vũ phồn phồn,
Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn.
Tá vấn: Tửu gia hà xứ hữu ?
Mục đồng dao chỉ: Hạnh hoa thôn.


3. Ở mức tổng quát cao hơn, cụ đưa quan điểm sau: "Làm thơ phải biết tiết kiệm lời đúng mức. Đừng dùng thừa chữ. Cũng đừng quá bủn xỉn, khiến bài thơ đọc lên, người nghe không hiểu gì cả".

4. Thiển ý của tôi thì, nếu "bủn xỉn" hơn (so với tứ tuyệt của Đường luật) thì chỉ còn Haiku của Nhật Bản thôi. Haiku là dạng thơ mini của mini, giản tắt của giản tắt, nhiều khi đến mức bủn xỉn.

Không biết ông cụ có từng đọc Haiku của Nhật Bản chưa ? Trong thơ Việt Nam, có ông Lê Đạt đã biến haiku của Nhật thành ra hai-kâu (2 câu) của Việt Nam, để sau này, hình như chỉ có bà Thụy Khê mới đi đu trên dây mà hiểu thủng được nghĩa của loại thơ mini ấy trong gia tài Lê Đạt.

Còn riêng với bài tứ tuyệt của Đỗ Mục ở trên, bỏ đi mất 8 chữ như vậy, e thành ra bủn xin rồi.

---  
Entry liên quan đã đi trên blog này:  
- Cụ Hồ chê thơ Đường: thừa chữ, rườm rà !
- Cụ Hồ tự in ấn và quảng cáo cho tác phẩm của mình (1942, cuốn "Sử nước ta")  
Hồ Chí Minh viết về Lê Lợi và Mạc Đăng Dung (1942)