Home
13/09/2023
Ghi nhớ về một buổi học - môn "Văn hóa Dân gian Nhật Bản" bắt đầu được giảng dạy
11/09/2022
Kiến giải của học giả Nhật Bản về luật tôn giáo Nhật Bản hiện hành - thầy Shimazono bàn về Giáo hội Thống Nhất
Thầy Shimazono là một trong những tâc giả mà chủ nhân Giao Blog thích đọc, thích trích dẫn, và có giao lưu ở ngoài đời thực.
Thầy Shimazono (sinh năm 1948) xuất thân trong một gia đình có truyền thống Y học, nhưng ông đã chọn con đường khoa học xã hội (văn hóa dân gian, văn học dân gian, tôn giáo học). Ông nguyên là Giáo sư của Đại học Tokyo (chuyên ngành Tôn giáo học - Lịch sử Tôn giáo thuộc Khoa Văn học), hiện là Giáo sư của Đại học Sophia (Khoa Thần học).
Nhân sự kiện nguyên thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo bị ám sát bởi một phần tử có liên quan đến tôn giáo mới (gọi là Giáo hội Thống nhất), thầy Shimazono đã đưa ra quan điểm của mình với tư cách một nhà tôn giáo học.
18/10/2021
Tín ngưỡng phồn thực ở Nhật Bản – Một vài liên hệ với Việt Nam (bài Lưu Thị Thu Thủy)
Bài đã đăng trên Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội.
Tác giả gọi các vị thầy cúng ở các ngôi đền Nhật Bản là "linh mục Shinto". Cụ Yanagita nhà chúng tôi được tác giả kéo ngang vào một chút như một vị khách bí ẩn ! Vân vân.
Bởi vậy, có thể nói, tác giả không có chuyên ngành gì cụ thể. Chỉ nên xem đây như một bài báo giới thiệu nhanh.
28/07/2020
Ta xây dựng đời ta - trường hợp Nhật Bản : năm 1954, điện khí hóa mạnh mẽ ở nông thôn
08/02/2020
Một ca bệnh đặc biệt trong đại dịch : từ Mác đến hậu duệ 200 năm
Một mối lương duyên kì lạ và thú vị.
12/06/2019
Vượt qua biển lửa của nắng hè : mùa của các học hội trên toàn quốc
13/04/2019
Khoa học Việt Nam trong lòng nước Pháp thời 1930s : vở ghi chép bài giảng của sinh viên Nguyễn Văn Huyên
Có thể xem trang đó như là một trang riêng của người con trai cụ Huyên - là học giả Nguyễn Văn Huy (cũng là một nhà dân tộc học, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam).
06/12/2018
"Người lạ quen biết" vừa trở thành Di sản Văn hóa Phi vật thể UNESCO
09/01/2017
Linh lực của chị em gái, so sánh Việt - Nhật - Đông Á (bài Suenari, 2010)
Vào tháng 2 năm 2010, tức khoảng 7 năm về trước, có một hội thảo về đề tài phụ nữ được tổ chức tại Huế. Khi ấy, nhà dân tộc học/nhân loại học văn hóa Nhật Bản Suenari Michio (nguyên Giáo sư Đại học Tokyo, nguyên Giáo sư Đại học Toyo) đang điều tra điền dã dài hạn tại Huế. Ông đã tham gia hội thảo ấy.
11/03/2016
Thời đại của ai-pôn : Ngoảnh lại, thì thấy mình lọt vào muôn ngàn ống kính
I-phone đang làm đảo lộn trật tự trong kĩ thuật của dân tộc học truyền thống. Tạm tính của mình là từ 2012.