Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn mio-aa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mio-aa. Hiển thị tất cả bài đăng

02/08/2024

Tư liệu Hội An sau hơn 20 năm (2003-2024) : tên cũ là "cầu Lai Viễn" (Lai Viễn kiều)

Mùa hè năm 2024, thấy rộ lên bàn luận về Chùa Cầu ở Hội An. Là người quan sát, tôi thấy nhiều điểm khá thú vị.

Tên cũ là "cầu Lai Viễn" (Lai Viễn kiều).

Tên "cầu Lai Viễn" là do chúa Nguyễn Phúc Chu đặt vào cuối thập niên 1710, tức chỉ tính từ đó cũng đã cách nay hơn 300 năm. Còn bản thân cây cầu ấy thì do người Nhật Bản xây dựng từ trước đó (người Nhật Bản đến buôn bán và lưu trú ở Hội An từ thế kỉ 17).

Bây giờ, đưa lên đây tư liệu cũ do chúng tôi chụp tại Hội An hơn 20 năm về trước (hồi tháng 7 năm 2023, tức bằng giờ năm ngoái, cũng đã nhắc lại tư liệu Hội An một lần trên Giao Blog, ở đây). Lần này là tư liệu văn bia (bia đá) ghi chép về "cầu Lai Viễn" (Lai Viễn kiều), thấy tại cầu Lai Viễn hồi 2003.

Đó là mùa thu năm 2003. Lúc đó, nhóm khảo sát quan tâm đến tư liệu văn tự ở cầu Lai Viễn. Trong ảnh là trích đoạn bài văn bia trùng tu cầu Lai Viễn (bia có tiêu đề chữ Hán là "Trùng tu Lai Viễn kiều kí" - Bài kí về việc trùng tu cầu Lai Viễn).

28/07/2023

Sắc phong ở nhà người Hoa tại Hội An 20 năm trước (2003 - 2023)

Hôm nay, phải xử lí nhanh một ít tư liệu Hội An. Hồi đó, có nhiều chuyến khảo sảt chung, có sự tham gia của Trung tâm Bảo tồn Di tích Hội An. Hiện thấy nhiều ảnh chụp sắc phong được bảo quản trong cộng đồng người Hoa tại Hội An có niên đại Nguyễn.

Nhiều gia đình người Hoa ở Hội An bảo lưu được sắc phong.

Trước năm 1986, hầu như các gia đình phải cất sắc phong rất kĩ ! Rồi từ sau Đổi Mới, nhất là khi Hội An phát triển du lịch thì sắc phong được lấy ra, nhiều đạo được treo tự nhiên (treo nguyên vật, mà không lồng trong khung kính).

Việc mang sắc phong nguyên vật được cất trữ cẩn mật trước đây ra treo ở phòng khách hay chỗ nào bắt mắt trong ngôi nhà, cũng được xem là một hình thức của "làm mới sắc phong" ở Việt Nam từ sau Đổi Mới.

04/06/2022

Trở lại với kinh điển (2) : lần này, chúng tôi thực hiện qua mạng hội đọc sách Nhân loại học Văn hóa

Kinh điển của mỗi ngành học đều đúng là kinh điển ! Phải thường xuyên đọc đi đọc lại kinh điển. 

Nhiều năm trước, chúng tôi với tư cách học sinh sau đại học đã tham gia các buổi đọc sách và bình luận sách kinh điển do Học hội Nhân loại học Văn hóa Nhật Bản tổ chức (về hội này, trên Giao Blog, đọc lại ở đây).

Hồi đó, là những năm đầu của thế kỉ 21, có những kỉ niệm vui vui trong những lần đi tham gia các buổi đọc sách. Trên Giao Blog, đã tạm kể nhanh, ví dụ ở đây hay ở đây.

Bây giờ, đã là sang những năm đầu của thập niên thứ ba thế kỉ 21, bẵng một cái, đã tầm 20 năm đi qua ! Học hội Nhân loại học Văn hóa Nhật Bản lại tổ chức các sê-ri đọc lại kinh điển. 

Vui nhất là bây giờ, những buổi đọc sách này sẽ thực hiện qua zoom. Có thể ở bất cứ đâu trên thế giới, cũng đều có thể qua mạng mà cùng nhau đọc sách.

02/07/2019

Học giả Trần Kinh Hòa (sinh năm 1917, trưởng thành ở Nhật, chuyên cổ sử Việt Nam)

Cứ mỗi lần trở lại ga Mita (ga dẫn vào Đại học Khánh Ứng) là tôi bất giác nhớ đến học giả Trần Kinh Hòa. Mùa hè lần trước cũng vậy, nhớ về cụ lúc dừng lại ở chỗ đèn đỏ. Miệng thì nói chuyện với bà giáo M. của tôi, nhưng trong đầu thì chợt nghĩ đến cụ Trần. Bà giáo của tôi sau một hồi lên hàng lãnh đạo và lãnh đạo cao nhất của cơ quan, thì đâm sợ hành chính sau một nhiệm kì, sực nhớ ra thiên chức học giả, nên đã chuyển về Đại học Khánh Ứng chỉ còn giữ một ghế giáo sư mà thôi. Nhờ thế, chúng tôi sẽ có nhiều dịp trở lại nhà ga Mita hơn.

Cụ Trần Kinh Hòa là một học giả quốc tế của khu vực Đông Á, nhiều người gọi một cách kính trọng là "bác học họ Trần" hay "bác học Trần Kinh Hòa". Cụ là người Hoa/Hán, sinh ra ở Đài Loan rồi đến Nhật Bản từ nhỏ, tốt nghiệp ngành sử học ở Đại học Khánh Ứng danh tiếng (đại học do nhà giáo dục khai sáng Phúc Trạch Dụ Cát thành lập).

Cụ nghiên cứu và giảng dạy ở nhiều nước, trong đó có một phần quan trọng là miền Nam Việt Nam (Văn khoa Sài Gòn, Đại học Vạn Hạnh, Viện Khảo cổ,...).

08/12/2018

Về vương quốc Malaysia : những câu chuyện về nhà vua và cung đình

Viết nhân khi đội tuyển Việt Nam đang sang Malaysia, chuẩn bị đá trận chung kết lượt đi của AFF Cup 2018.

Bạn học của mình có một số là người Malaysia. Một trong đó, ấn tượng nhất là E. Đó là một đàn em cùng trường. Lúc mình đi biệt xứ gần 2 năm ở miền Tây Nhật Bản trở lại trường, thì gặp E. 

Hóa ra, em ấy là người Malaysia gốc Hoa. Đại khái em bảo cả cái dãy phố ấy của địa điểm ấy bây giờ là thuộc vào dòng họ của em. Lúc đầu, các cụ nhà em sang Malaysia thì là tay không ! Qua thư tay và e-mail, nhiều khi trao đổi với E là bằng tiếng Hoa (thực chất là chữ Hán, vì chỉ viết chữ mà không nói). Cũng là một thú vị nho nhỏ.