Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Osaka. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Osaka. Hiển thị tất cả bài đăng

16/08/2024

Tri thức "dân tộc học" và nghệ thuật điện ảnh : trường hợp "người chơi" Hoàng Nam

Mình đã quan sát Hoàng Nam làm video từ lâu rồi, mà phần nhiều là những video bạn và ê-kip làm về quê hương Cao Bằng của mình. Bạn ấy làm nhiều video về Cao Bằng, rất nhiều chuyện khác nhau ở nhiều địa phương khác nhau trong tỉnh. 

Chưa gặp bạn ở ngoài đời thực bao giờ. Nhưng mình thích sự chuyên nghiệp đến giản dị của Hoàng Nam trong lĩnh vực làm video.

Mình nhớ nhất kỉ niệm tròn 10 năm trước, tức năm 2014, khi đi du lãng khu phố phường Umeda (gọi vui là "ruộng mơ") ở xứ Dâu, mình vào giải lao ở một quán Ramen gần ga Umeda và mở máy tính xem một video. Lúc đó là video mà Hoàng Nam đang đứng và dẫn chuyện ở trên chính quê hương Phúc Sen của mình. 

Về khu phố Umeda, thì có thể đọc nhanh ở đây hay ở đây.

Về quê hương Phúc Sen ở miền biên viễn của mình, thì có thể đọc nhanh ở đây hay ở đây.

Năm 2024 này, mình đang quan sát dự án phim "Đèn âm hồn" do Hoàng Nam làm đạo diễn, mà một địa bàn quan trọng chính là Cao Bằng, đặc biệt là có Phúc Sen với người Nùng An.

Những ngày này, chuẩn bị đến Rằm tháng Bảy - một dịp hội hè quan trọng trong mỗi năm của cuộc sống người Tày Nùng nói chung và nhóm Nùng An nói riêng - đoàn làm phim của Nam lại đang ở Phúc Sen với người Nùng An.

Để kỉ niệm, Giao Blog đi một ít ảnh về Phúc Sen từ các trang thông tin của đoàn làm phim "Đèn âm hồn" (có trang cá nhân của Hoàng Nam và các bạn trong đoàn làm phim).

06/02/2022

Thông tin về buổi bảo vệ luận văn tiến sĩ của Giáo sư Shumumira (từ 10 h ngày 7/2/2022)

Buổi bảo vệ, là tiếng Việt, tôi dùng tạm vậy với phong cách Việt. Trong bối cảnh tiếng Việt bây giờ, sẽ nói là "buổi bảo vệ luận án tiến sĩ".

Còn nguyên tiếng Nhật là buổi trình bày công khai 公聴会 (tiếng Anh là the public defense).

Ở Nhật Bản vẫn thường vậy, tức là có khi đã là Giáo sư danh tiếng rồi thì mới có được thời gian để bảo vệ luận văn tiến sĩ. Ví dụ với cô Yamamoto - nguyên Hội trưởng Hội Nhân loại học Văn hóa Nhật Bản, nguyên Giáo sư Đại học Pháp Chính -  cũng mới bảo về gần đây (xem lại ở đây, năm 2017).

Đây là điều hoàn toàn bình thường trong hệ thống giáo dục ở Nhật Bản (khác với Việt Nam hiện nay - thường phải có học vị rồi mới tiến đến học hàm).

1. Lần này là buổi bảo vệ của Giáo sư Sumimura thuộc Đại học Osaka.

Tôi thường gọi là "anh Sumimura" bởi là đàn anh, đặc biệt, anh là phu quân của một người bạn cùng học tiếng Nhật ngày xưa của tôi. Đó là em H. kém tôi một vài tuổi, mà hồi năm 2015 tôi đã viết nhanh một tin về quán An Nam Osaka khi em ấy vừa khai trương tại Osaka (đọc lại ở đây).

12/09/2021

Nhớ Osaka vào thu, đường xanh hoa lá dẫn đến phòng nghiên cứu

Thời gian trôi thật nhanh. Đấy với đấy, mà đã 7 năm rồi (2014-2021).

Đầu tháng 7 năm 2014 thì mình có mặt ở Osaka, làm xong các thủ tục hành chính, nhận phòng làm việc và các vật dụng cần thiết (xem lại ở đây).

Hồi ấy mình ở trong hội quán của trường đại học, có một hàng xóm là vợ chồng trẻ người Hà Bắc (đã kể ở đây). Từ hội quán tới sở làm, mình đi tàu điện trên cao loại một đường ray (đã kể nhanh ở đây). 

1. Mùa thu năm 2014, là khi mình quá bận mải, thậm chí thường nói với bạn rằng, bây giờ, đến thời gian để buồn cũng không có nữa ! 

Mùa thu năm 2014, bạn rủ mình đi câu cá vào ngày Chủ Nhật - như Chủ Nhật hôm nay 12/9/2021 tại Hà Nội - và mình đã trả lời bạn như vậy, rồi xin phép vắng. Một hôm khác, cũng vào Chủ Nhật, một đàn em rủ đi chơi khu Umeda - khu trung tâm ở Osaka - nhưng mình cũng đành từ chối. Biết bạn cũ khai trương quán An Nam ở khá gần, nhưng mình cũng chỉ nhìn qua Fb được thôi (xem lại ở đây).

30/06/2019

G20 Osaka (Japan) 2019, và một sáng Chủ Nhật ở Hà Nội

Bọn trẻ nghỉ hè thức dậy buổi sáng thì đã thấy TV đưa nổi bật sự kiện thượng đỉnh G20 đang diễn ra ở Osaka (Nhật Bản), liền thắc mắc đúng đắn: thủ tướng Việt Nam xuất hiện rõ nét và vui vẻ thế kia, chắc Việt Nam mình đã là thành viên của G20 ?

Trả lời nhanh: G20 thực chất là G7 mở rộng, tức là G7 cộng thêm một số nước cùng khu vực nữa. Đến 2019, không có Việt Nam trong G20. Ở Đông Nam Á, dự vào hàng thành viên G20 mới có Indonexia thôi.

Trả lời bọn trẻ nhanh như vậy trong một buổi sáng trời Hà Nội đã dịu đi nhiều. Là nhờ có trận mưa khá lớn đêm qua. Mà mưa khá muộn, chắc phải tầm mười hai rưỡi đêm hay một giờ sáng gì đó.

Mấy hôm nắng nóng dữ dội, chỗ làm việc thường xuyên ở nhà lên tới tận 35 độ, vài phút là coi như ong thủ ! Nên đã di cư. Sáng nay, ngày Chủ Nhật dịu mát, đã trở lại vị trí thường xuyên. Ngó vào nhiệt kế vẫn thấy chỉ 33 độ ! Nếu không có điều hòa thì ở cái nóng 35 độ là không thể làm việc. Nhưng với 33 thì có thể ok, không cần điều hòa, mà với quạt gió mạnh là ổn. Chỉ 2 độ thôi, nhưng hoàn toàn khác.

Việc đầu tiên là ngó ngàng một chút tới G20 Osaka 2019. Đã phải giải thích với bọn trẻ về tư cách khách mời G20 của Việt Nam.

14/05/2019

Lăng mộ vua Nhân Đức (tk 4) sắp được công nhận DSVHTG

Cách gọi chính thức của hoàng gia Nhật Bản là Nhân Đức Thiên Hoàng. Ông tại vị trong thế kỉ thứ IV. Bây giờ, năm 2019, từ 1/5 trở đi là thuộc vào thời kì Lệnh Hòa Thiên Hoàng.

Lăng mộ của ông được giới khảo cổ xem là một trong ba lăng mộ vua chúa lớn nhất thế giới (gồm kim tự tháp Giza, lăng Tần Thủy Hoàng, lăng Nhân Đức Thiên Hoàng).

Do có quan tâm, nên lần trước, khi ngụ ở Osaka trong một thời gian, tôi đã đi thành phố Sakai và ngó nghiêng một chút ít. Sakai là một thành phố trực thuộc phủ Osaka. Hiện nay, nghe nói đã có nhiều người Việt đang cư trú ở đó.

Hồi ở Osaka, chúng tôi ở rất gần với nhà đẻ của nhà văn Kawabata (đã viết nhanh ở đây).

Bây giờ, phía UNESCO đang chuẩn bị đưa lăng mộ của vua Nhân Đức vào danh mục Di sản Văn hóa Thế giới.

21/04/2018

Đêm nay rước đuốc ở Phủ Giầy, nhà sư đại biểu quốc hội đi đầu đoàn

Theo chương trình hội Phủ Giầy 2018, thì đêm nay - đêm ngày 20 tháng 4 - sẽ là rước đuốc ở Phủ Tiên Hương.

Mà điện thoại thông minh quả là vĩ đại ! Công đức của smart-phone quả vô lượng ! Nhớ lại, cũng vào dịp này của 4 năm trước, tức tháng 4 năm 2014, mình gọi điện thoại viễn liên từ làng Cả xứ Dâu về cho chị gái nhà đền Phủ Giầy, nói rằng: em đang xem truyền hình trực tiếp lễ rước đang đi ra từ Phủ nhà mình, qua Facebook, rất nét, thấy luôn cả chị, ngay lúc này !. Chị ớ ra, bảo mình rằng (dĩ nhiên vẫn là qua đường dây điện thoại viễn liên với mình): Phây-sờ-búc là cái gì thế hả em ? Làm sao lại truyền hình trực tiếp kinh sợ như vậy được ? Em thực sự nhìn thấy chị ngay bây giờ ?

23/03/2017

Hạ tuần tháng 3 : đường sắt trên cao, vỉa hè, và lễ tốt nghiệp của đàn em

Hoa sakura vẫn chưa bừng nở đến ngày hôm nay (hôm qua và hôm kia, thì xem ở đây).

Thời gian đang trôi về phía hạ tuần của tháng 3 năm 2017.

Những hàng sakura ở hai bên tuyến đường sắt trên cao vẫn im. 

Đó là tuyến đường sắt thân quen, gắn những kỉ niệm của một thời đã qua, mà trước đây đã đi những ghi chép ở đâyở đây.

13/09/2016

Sách học tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam ở Nhật (quà tặng của Sato Uyên)

Sato Uyên ở gần chỗ mà H. mới mở quán Việt Nam (đã đi ở đây, hồi tháng 8/2015).

Nhiều cháu nói chuyện với tôi, ở thời điểm 2002-2007, là pha giữa tiếng Nhật và tiếng Việt. Câu dễ nói bằng tiếng Việt, câu khó nói bằng tiếng Nhật. Có cháu năm 2002 còn nói được khá, đến năm 2007 thì chỉ còn nói bập bẹ tiếng Việt (tuy nghe bố mẹ nói thì vẫn hiểu). Có cháu sinh sau 2007, có mẹ Việt và bố Nhật, nhưng không biết nói câu tiếng Việt nào.

Từ khoảng sau năm 2000, trẻ em Việt Nam tại Nhật (tạm gọi) tăng lên về số lượng rất nhanh.

17/08/2015

Bạn mở quán An Nam ở Nhật Bản

Ảnh là của em HTKD.

Chủ quán là H. 

Hiện nay H. là dâu xứ Dâu (đúng hơn là làm dâu ở xứ Dâu tới 15 năm rồi). Bạn "nối khố" từ hồi mới biết dăm ba chữ Nhật. Mình vốn là dân tự học, còn H. là dân ngoại ngữ chính gốc. 

Mà lạ, mình chưa bao giờ gặp trực tiếp H. trên đất xứ Dâu. 

Quán của H. lấy tên là "An Nam". Mà là "An Nam Osaka". Chắc là ảnh hưởng học phong của ông xã.

20/05/2015

Sau 5 giờ là uống bia (hôm nay, mình nói về Đổi Mới)

Đại khái là thời gian uống bia hình như ngang bằng thời gian trình bày và thảo luận khoa học.

Trình bày từ lúc 3h30 đến 4h30, tròn một tiếng. Tiếp theo là 30 phút thảo luận - đây là thời gian quan trọng nhất.

Kết thúc lúc 5 h đúng. Và sau đó là uống bia. Gọi là hội bia. Bây giờ là 6 h 52 phút, thì đã về đến phòng nghiên cứu của mình, mở máy tính. Tức đã uống trong khoảng gần 2 tiếng. Mà khoa học chỉ có 1 tiếng rưỡi thôi.

04/04/2015

Hoa đào đang cười gió xuân : nước Nhật dưới con mắt thơ của Trần thi sĩ

Không phải như Nguyễn Du miêu tả "Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông" với tâm trạng nuối tiếc vãng thời, ngậm ngùi và buồn tủi. Lúc ấy, chàng Kim ghé qua nhà Kiều, nhưng không thể gặp nàng, chỉ còn thấy hoa đào của năm ngoái đang cười cợt với đông phong.

15/07/2014

Đường sắt trên cao : trông người mà ngẫm đến ta

Ta ở đây là tuyến Cát Linh - Hà Nội như đã đi ở một entry trước.

Bây giờ, đúng là đang trông người, để mà ngẫm đến ta. Hay là cùng một lúc, cũng là, ngẫm người mà trông lại ta. Hôm trước, trong ý tưởng trông người, thì là trông qua ảnh chụp của người khác (đó là hồi tháng 2 năm nay, xem lại ở đây).


Bây giờ, đang là trung tuần của tháng 7, tôi đang trông người trực diện. Mục kích sở thị. Lúc này, tôi đang ở trên tuyến đường sắt trên cao, loại một đường ray.

06/07/2014

Hàng xóm mới : Một gia đình Hà Bắc

Hồi đi du lãng ở vùng Chiềng Mai (Thái Lan), mấy năm về trước, tôi thấy mỗi dãy phố tựa như đều có vài điểm giặt máy và sấy máy công cộng. Một không gian nhất định được dành riêng ra, trong đó, nhiều máy giặt cho nhiều kích cỡ khác nhau của đồ giặt, kèm theo là hệ thống máy sấy. Người có nhu cầu giặt giũ ở xung quanh đó sẽ mang đồ giặt và bột giặt nước xả tới, chỉ cần đút đủ tiền xu vào các máy là chúng hoạt động.

02/07/2014

Mấy phút trên đường ra máy bay bằng xe buýt hàng không

Lại bay vào giờ khuya. Máy bay cất cánh từ Nội Bài lúc không giờ hơn một chút, và hơn 6 giờ sáng hôm sau thì có mặt ở đầu bên kia. Do lệch múi giờ, nên thời gian bay thực chỉ là hơn 4 tiếng. Ngày xưa, hồi chưa có đường bay trực tiếp, cứ phải quá cảnh qua Hồng Kông, thì thường là bay giữa trưa và tối mịt mùng mới đến nơi. 

Ở Nội Bài, lần này, khu vực đường bay quốc tế, ấn tượng nhất là thấy có rất nhiều đoàn người Việt đi lao động ở nước ngoài. Đi Anh quốc, đi Nhật Bản, đi Đài Loan, tựa như cả những nước vùng Trung Đông và châu Phi. Nam có, nữ có, và đa phần là thanh niên. Nhiều tốp mặc áo dạng công nhân có in chữ Vietnam (hay tương tự như vậy) ở sau lưng. Vài ba tốp mặc com-plê với cà-vạt chỉnh tề, tay lại ôm những chiếc áo khoác mùa đông. 

23/02/2014

Đường sắt trên cao, vượt lên trên cả những mái chùa cong cong

Đại ý đường sắt ở trên cao, loại một đường ray, mà chúng tôi quen dùng là như sau:


Loại một đường ray thì ở Tokyo chỉ có một tuyến duy nhất. Đó là đoạn nối thành phố với sân bay quốc tế Narita. Chúng tôi thường rất ít sử dụng loại này, bởi vừa đắt, vừa không khoái.

Nhưng xuống Osaka thì lại rất thường xuyên. Tôi có sở thích là đứng ở khoang ngay sau buồng lái, để ngắm nhìn người lái tàu làm việc !