Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nùng-an. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nùng-an. Hiển thị tất cả bài đăng

16/08/2024

Tri thức "dân tộc học" và nghệ thuật điện ảnh : trường hợp "người chơi" Hoàng Nam

Mình đã quan sát Hoàng Nam làm video từ lâu rồi, mà phần nhiều là những video bạn và ê-kip làm về quê hương Cao Bằng của mình. Bạn ấy làm nhiều video về Cao Bằng, rất nhiều chuyện khác nhau ở nhiều địa phương khác nhau trong tỉnh. 

Chưa gặp bạn ở ngoài đời thực bao giờ. Nhưng mình thích sự chuyên nghiệp đến giản dị của Hoàng Nam trong lĩnh vực làm video.

Mình nhớ nhất kỉ niệm tròn 10 năm trước, tức năm 2014, khi đi du lãng khu phố phường Umeda (gọi vui là "ruộng mơ") ở xứ Dâu, mình vào giải lao ở một quán Ramen gần ga Umeda và mở máy tính xem một video. Lúc đó là video mà Hoàng Nam đang đứng và dẫn chuyện ở trên chính quê hương Phúc Sen của mình. 

Về khu phố Umeda, thì có thể đọc nhanh ở đây hay ở đây.

Về quê hương Phúc Sen ở miền biên viễn của mình, thì có thể đọc nhanh ở đây hay ở đây.

Năm 2024 này, mình đang quan sát dự án phim "Đèn âm hồn" do Hoàng Nam làm đạo diễn, mà một địa bàn quan trọng chính là Cao Bằng, đặc biệt là có Phúc Sen với người Nùng An.

Những ngày này, chuẩn bị đến Rằm tháng Bảy - một dịp hội hè quan trọng trong mỗi năm của cuộc sống người Tày Nùng nói chung và nhóm Nùng An nói riêng - đoàn làm phim của Nam lại đang ở Phúc Sen với người Nùng An.

Để kỉ niệm, Giao Blog đi một ít ảnh về Phúc Sen từ các trang thông tin của đoàn làm phim "Đèn âm hồn" (có trang cá nhân của Hoàng Nam và các bạn trong đoàn làm phim).

18/02/2024

10 năm nhìn lại di tích Tổng Chúp và cuộc chiến 1979 ở mặt trận Cao Bằng (2014-2024)

Tháng 3 năm 2014, tôi du lãng đầu năm ở quê hương Cao Bằng, lúc ra thành Mục Mã ngày xưa (nay là thành phố Cao Bằng), lúc về bản, lúc lại ra biên giới,...

Lần ấy, vào một buổi sáng, tôi đi bộ vu vơ bên dòng sông Hiến để nghĩ lại về cảnh cũ người cũ chuyện cũ nhiều năm và thậm chí là nhiều thế kỉ trước đó ! Xa xôi thì là những câu chuyện tận thời 1593-1683 gắn với vương triều Mạc, mà gần thì là những năm tháng của thập niên 1990 - tôi bắt đầu làm điều tra điền dã dân tộc học ở Cao Bằng.

Rất ngẫu nhiên, lúc đi vơ vơ ấy, tôi lại có cơ hội vào thăm nhà cũ của ông Trại trưởng Trại Chăn nuôi Đức Chính - gắn với cái tên Tổng Chúp trong chiến tranh biên giới tháng 2 và tháng 3 năm 1979. 

Ngẫu nhiên gặp được người vợ góa của ông Trại trưởng ở cạnh dòng sông Hiến, chỉ sau mấy phút nói chuyện, bà đồng ý đưa tôi về nhà riêng của ông bà để hàn huyên. Bà kể lại chuyện Tổng Chúp năm 1979, cho tôi xem nhiều tư liệu liên quan.

Bây giờ, vào tháng 2 năm 2024, qua thông tin các nguồn khác nhau, đã biết Tổng Chúp có khu tưởng niệm các nạn nhân của thảm sát tháng 3 năm 1979.

30/09/2023

Câu chuyện văn hóa: Các tộc người thiểu số ở miền núi và việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong các sản phẩm

Mình có tham gia một tọa đàm gần đây về chủ đề này. Có nhiều điểm trình bày của hai diễn giả đồng hành rất thú vị, mình xem như là các thu hoạch từ tọa đàm.

Dưới là các tin tức liên quan (vừa nhận từ Tạp chí Công thương).

27/04/2023

Chúng tôi du lãng xứ Bắc : lên Mường Khương bây giờ thật đơn giản, liền tới bản Tùng Lâu

 


Tôi lên Mường Khương lần đầu tiên vào tháng 8 năm 1998, tức là khoảng 25 năm trước ! Xuất phát từ Hà Nội bằng xe cơ quan (xe này là hãng Von-ga, tương truyền là xe cũ của cụ cốp nào đó của trung ương thải xuống cho Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia - nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam). Lái xe cơ quan tôi là người tháo vát và thích kĩ thuật, anh đã lắp thêm một cái quạt nhỏ (chắc mua ở chợ Hôm) vào trong xe, để mùa hè thì quạt sẽ quay tạo gió cho đỡ nóng.

Đại khái lên đến Lào Cai thì cái Von-ga đã rất mệt ! Người già lung lay cả hàm răng mà bọn nó bắt đi cả mấy trăm cây, tới hơn nửa là đường miền núi !

Phía đối tác là Sở Văn hóa Lào Cai đã ra ngay "nghị quyết": cái xe cụ già ấy cần phải cất vào ga-ra của Sở, không được lưu thông trên đường đến các huyện trên cao như Mường Khương hay Bắc Hà ! Sở đã giới thiệu cho bên tỉnh đội. Chúng tôi sang đó thuê một cái U-oắt để lên Mường Khương.

25/01/2023

Tết trên quê hương biên viễn 2023 : người Nùng An ở Phúc Sen và điểm check-in thú vị

Điểm check-in đã được chuẩn bị từ trước Tết Nguyên Đán 2023. Bí thư xã và một số người ở quê đã báo cho mình. Thấy thú vị về ý tưởng này.

Đại khái điểm check-in ở xã Phúc Sen (hiện thuộc huyện Quảng Hòa tỉnh Cao Bằng) vào trước Tết Nguyên Đán là như sau (ảnh của ĐĐ, ngày 15/1/2023).

14/09/2022

04/04/2022

Mùng 3 tháng 3 âm lịch năm 2022 : tảo mộ ở khu vực người Nùng An tại huyện Lục Yên (Yên Bái)

Ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch năm nay, chúng tôi du lãng ở khu vực huyện Lục Yên thuộc tỉnh Yên Bái.

Lịch âm lịch dương năm này trùng ngày. Mùng 3 tháng 3 âm lịch là ngày 3 tháng 4 dương lịch.

Ngày xưa, hồi tuổi 20, chúng tôi đã du lãng Lục Yên, có kết hợp ngó xem tình hình khai thác đá quí rất sôi động. Khi đi xe hàng từ Phố Ràng (tức Bảo Yên) sang, khi bám càng được xe zép của huyện, khi thì lại tự đi bằng xe Mink (hồi đó chưa phải sử dụng mũ bảo hiểm).

06/02/2022

Tết trong trang phục nữ truyền thống của người Nùng An (ghi chép Tết Nhâm Dần 2022)

Tết là dịp phụ nữ Nùng An chúng tôi được mặc trang phục truyền thống.

Từ sau năm 2012, nhờ có điện thoại thông mình, thì mạng xã hội lan tỏa khắp nơi, chị em Nùng An chúng tôi cũng hòa nhịp vào hơi thở của Facebook rồi zalo (xem lại ở đây, tháng 3 năm 2016).

Chúng tôi tự cấu tứ nghệ thuật với nhau, tự chụp ảnh với nhau, và đưa lên mạng qua điện thoại thông minh. Mà là từ khắp các nơi, nào Cao Bằng, nào Tuyên Quang, nào Hà Giang, nào Đắc Lắc,...

21/08/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : ngày Rằm tháng Bảy trên quê hương biên viễn

Rằm tháng Bảy ở miền quê biên viễn vào các năm trước, thì trên Giao Blog, có thể xem lại ở đây (năm 2014) hay ở đây.

Năm nay, các nhà vẫn khấp khởi chuẩn bị, nhưng trong tâm trạng chung là cảnh giác cao với dịch covid-19.

22/07/2021

Cuộc điện thoại giữa cơn mưa, từ lễ mừng sinh nhật của già làng bản xa

Đang cơn mưa to ở thủ đô.

Lại có điện thoại. Nhưng không làm sao nghe được. Liếc nhanh đồng hồ thì biết khoảng 17h20. Dĩ nhiên là chập choạng tối, giữa một cơn mưa ào ào như bão.

Mở điện thoại, thì thấy số từ bản xa trên quê hương biên viễn. Giật thót, vì một cảm giác lo lắng ập đến: phải chăng có việc gì nên quê báo cho ?

10/07/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : quê nhà ở phên dậu phía Bắc hè 2021 qua ảnh của các học trò

Đầu tháng 7 năm 2021, giữa mùa dịch, học trò lên quê nhà mình. Rất ngầu, là đi xe máy thẳng từ Hà Nội lên.

Bây giờ quê nhà đã sát nhập cả huyện, rồi lại sát nhập cả xã. Một cái xã ngày trước tách ra làm 3 xã. Bây giờ, 2021, có 2 xã nhập lại với nhau, và mang tên xã mình. May quá, không thì mất tên xã nhà ! Mở ngoặc viết thêm: 1 cái xã còn lại thì lại sát nhập vào với xã khác !

Huyện cũng vậy. Vốn là một châu từ xửa xưa, rồi thành một huyện. Huyện ấy tách ra làm hai huyện. Rồi 2021, hai huyện lại nhập về làm một !

Học trò thực hiện những công việc tiếp nối mình, mà ở lĩnh vực mà mình chưa/không thực hiện được. Đó là một niềm vui nho nhỏ trong mùa hè này.

Bây giờ là ảnh quê nhà, đang chớm vụ cấy. Khu vực ấy từ xa xưa chỉ cấy được 1 vụ lúa một năm. Bây giờ mùa hè mới cấy, và đến cuối thu thì sẽ gặt.

11/05/2021

Quê hương Cao Bằng - một bài viết mà tôi đã công bố đúng 20 trước trên "Nghiên cứu Lịch sử"

Đó là năm 2001. Lúc bài in ra thì tôi đang ở Tokyo, sau ít tháng thì đọc được trong thư viện trường (trường tôi đặt dài hạn nhiều tạp chí của Việt Nam).

Lúc ấy, tức thời điểm các năm 1997-2001, xã Phúc Sen vẫn thuộc huyện Quảng Hòa. Sau đó, thì huyện Quảng Hòa tách ra làm hai thành "huyện Quảng Uyên" và "huyện Phục Hòa". Rồi bây giờ, sau 20 năm, thì hai huyện ấy lại nhập lại thành ra "huyện Quảng Hòa" như ngày xưa !

Hôm nay, ngẫu nhiên phát hiện là mới có bản PDF trên mạng (xem ở đây).

02/04/2020

Quốc tổ cũng e ngại Cô Vy, quê thì rào làng, quê thì bỏ không làm hội Thanh Minh

Hôm nay là ngày 2 tháng 4 năm 2020, nhằm ngày 10 tháng 3 âm lịch, thường niên sẽ là ngày giỗ vua Hùng - quốc tổ Đại Việt (về quốc tổ ở thế kỉ 20 và thế kỉ 21, thì tạm đọc bài ở đây).

Ngày giỗ tổ hàng năm thì đền Hùng nườm nượp người với người.

Hôm nay, hội đền Hùng không được tổ chức. Nhưng cần ghi chú là: ở đền Hùng, vẫn có lễ dâng hương. Quan chức chính phủ trung ương và chính phủ địa phương đã triều kiến các vua Hùng bằng trang phục có thêm khẩu trang phòng tránh Cô Vy.

Các nơi thực hiện cách li toàn bộ xã hội. Có nơi thì rào làng, có nơi thì bỏ không làm hội Thanh Minh.

26/03/2020

Tảo mộ mùng 3 tháng 3 giữa đại dịch Cô Vy, trên quê hương biên viễn

Giữa đại dịch Cô Vy đang bùng phát toàn cầu, thì ngày Mùng Ba tháng Ba hôm nay (Thứ Năm, 26/3/2020), nhiều đền phủ vẫn tổ chức lễ cúng Thánh Mẫu Liễu Hạnh và hệ thần Liễu Hạnh trong phạm vi rất hạn chế (ví dụ ở đây).

Các gia đình người Kinh vẫn theo tục lệ từ xưa, làm bánh trôi bánh chay từ sáng, rồi tầm trưa thì dâng cúng ông bà tổ tiên. Điện thoại từ sáng sớm đã báo lịch "Tết Hàn thực" trên màn hình.

Ở vùng người Tày Nùng các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn như thường niên, có hoạt động tảo mộ (pái mo), nhưng nhìn nhanh cũng thấy là bớt đi phần vô tư của những năm trước. Mọi người không giấu đi được nỗi âu lo về Cô Vy.

06/03/2020

Quá trình số hóa của Việt Nam : sẽ quăng bỏ điện thoại cục gạch, phổ cập điện thoại thông minh giá 500.000đ

Mấy năm trước, trên Giao Blog, tôi đã đánh dấu rằng, bùng phát của điện thoại thông minh ở Việt Nam là vào khoảng năm 2012. Từ năm đó, ở tận vùng sâu vùng xa, như các huyện miền đông Cao Bằng yêu quí của tôi, các thanh niên đã dùng smart phone và dần thành thạo ứng dựng Facebook trên đó.

Năm 2014, có một dịp kì lạ trong đời, là tôi được trao đổi thông tin và tư liệu một cách dễ dàng tuyệt vời với các thanh niên ở vùng sâu vùng xa. Nhà dân tộc học đã không cần về tới tận thôn bản, mà có thể ngồi ở đâu trên quả địa cầu này, có được internet, là có thể xem truyền hình trực tiếp qua điện thoại thông minh về một lễ cúng bản hay hoạt động cấy cày nào đó (xem thêm ở đây).

Đó là một kỉ niệm mang tính đánh dấu quan trọng. Vì trước đó, chúng tôi chưa bao giờ có thể có được sự tiện lợi nhường ấy. Một sự tiện lợi mà lúc đầu sử dụng, bản thân tôi còn giật mình, tự hỏi lại chính mình: thật sự thế à ? Dĩ nhiên, hồi 2006-2009, ở khu vực thành thị, thì chúng tôi đã có thể họp qua mạng bằng Skype. Một nhóm có thể đang ở rải rác Tokyo, Hà Nội, Luân Đôn,... có thể trò chuyện trực tuyến qua Skype.

06/11/2019

Mùa cưới 2019 trên quê hương biên viễn

Mùa cưới đã bắt đầu khởi động rồi.

Hôm nay, Thứ Tư ngày 6/11/2019 là một ngày nắng đẹp khắp miền Bắc. Vùng quê biên viễn đẹp lạ thường dưới nắng nhè nhẹ.

Đẹp hơn nữa là những đoàn rước dâu. Mọi thứ đều là mới tinh khôi. Ô đấy. Tất chân đấy. Chiếu đấy. Chị đấy và em đấy. Hàng lối và thứ tự vẫn giữ được phép tắc từ xa xưa. Có thể xem ảnh cưới của vùng này mấy năm trước, ở đây.

19/07/2019

Nhớ quê nhà vùng biên viễn mùa nắng tháng 7 : lễ cầu mùa Táng Nà

Đã một hay hai mùa hè không có được điều kiện về làng cũ. Hè này cũng đang còn đang bừa bộn mọi thứ, chưa quyết định được.

Lớp đàn em ở vùng quê biên viễn.

Lớp cha chú ở vùng quê biên viễn.

06/04/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : lễ hội Thanh Minh "hai trong một" trên quê hương biên viễn

Năm nay, mình không có được điều kiện để về tham dự lễ hội Thanh Minh. Chỉ có thể ngắm nhìn từ xa vùng quê biên viễn.

Cách đây một năm, lần Thanh Minh trước, lúc mình về, thì trời mưa sướt mướt. Đang nhớ lại buổi cùng đi kiểm tra việc quét dọn đường làng ngõ xóm ở vài điểm cùng một nữ phó chủ tịch huyện và nam chủ tịch xã. Lúc ấy trời hơi tạnh một chút.

Năm nay, Thanh Minh gói gọn trong cái gọi "hai trong một". Một ngày hội mà thực hiện hai phần việc. Đại khái là như sau.

14/02/2019

Nghề rèn của người Nùng An vừa được đưa vào Danh mục DSVHPVTQG

Đợt mới này, có 17 di sản trên toàn quốc được công nhận - tức là được Bộ Văn hóa (nói tắt) đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia. Một trong số đó là Nghề rèn của người Nùng An ở xã Phúc Sen huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng.

Đến hiện tại, tỉnh Cao Bằng có hai di sản quốc gia trọng yếu, là chuông Đà Quận (chùa Viên Minh) và nghè rèn Nùng An (xã Phúc Sen), thì với tôi, đều là gắn bó thiết thân.

03/02/2019

Tết 25 năm trước qua ảnh, ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc (ống kính Bruno Barbey)

Nhiều năm trước, đã chiêm ngưỡng những ảnh do nhiếp ảnh gia Bruno Barbey bấm máy ở vùng Đông Bắc vào đầu năm 1994 (xem lại ở đây). Nhờ bộ ảnh đó, vào các năm 2014-2017, chúng tôi đã thực hiện một số khảo sát nho nhỏ và thú vị (sẽ công bố vào một dịp nào đó).

Bây giờ là xem các ảnh chụp vào Tết năm đó, năm 1994, ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc của Bruno Barbey.