Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

01/10/2018

Nobel Y sinh 2018 : thêm tin vui từ Nhật Bản, cha đẻ của thuốc trị ung thư phương pháp mới

Giáo sư đặc biệt của Đại học Kyoto, 76 tuổi. Chìa khóa là thành phần mang tên PD-1. Các từ khóa là "phanh", "cắt phanh", "miễn dịch". Phát minh bắt đầu từ đó.

Người Nhật Bản thứ 26 nhận Nobel.

Mấy năm trước, trong lúc tìm hiểu qua tài liệu tiếng Nhật, đã thấy các thuyết minh về PD-1 cùng với "phanh". Bây giờ thì thực sự là giải Nobel Y sinh 2018.

Giải thưởng được chia đôi. Một người Nhật (sinh năm 1942) và một người Mĩ (sinh năm 1948).





Tin từ các nơi.

Một số tin đầu là từ báo chí Nhật. Còn lại là tổng hợp dần ở phần bổ sung.




---


TIN TỨC




    がん免疫療法の発展に貢献。免疫の司令塔であるT細胞表面に「PD―1」という分子を発見、この研究をもとに新しいがん治療薬「オプジーボ」が開発された。



1.


ノーベル医学生理学賞に本庶佑・京都大特別教授

2018年10月1日18時47分


スウェーデンのカロリンスカ医科大は1日、今年のノーベル医学生理学賞を、京都大の本庶佑(ほんじょ・たすく)特別教授(76)と、米テキサス大MDアンダーソンがんセンターのジェームズ・アリソン博士(70)に贈ると発表した。本庶さんは、体内の異物を攻撃する免疫細胞の表面に、「PD―1」という免疫の働きを抑える分子を発見。この分子ががん細胞に対して働くのを妨げて、免疫ががんを攻撃し続けられるようにする画期的な薬が開発され、複数の種類のがんで使われている。
 日本のノーベル賞受賞は、2016年の医学生理学賞の大隅良典東京工業大栄誉教授に続き26人目。医学生理学賞は1987年の利根川進・米マサチューセッツ工科大教授、2012年の山中伸弥・京都大教授、15年の大村智北里大特別栄誉教授、16年の大隅氏に続いて5人目。授賞式は12月10日にストックホルムである。賞金の900万スウェーデンクローナ(約1億1500万円)は受賞者で分ける。
本庶佑(ほんじょ・たすく) 1942年、京都市生まれ。66年に京都大医学部を卒業。米国立保健研究所(NIH)客員研究員、東京大医学部助手、大阪大医学部教授、京都大医学部教授、静岡県公立大学法人理事長などを経て、2017年から京都大高等研究院特別教授。82年に朝日賞、13年に文化勲章、16年に京都賞などを受けている。
     ◇
 ジェームズ・アリソン 1948年、米国生まれ。73年、テキサス大オースティン校で博士号取得。テキサス大MDアンダーソンがんセンター教授。
https://www.asahi.com/articles/ASL9D5RGKL9DPLBJ007.html



2.


研究成果を基にした「オプジーボ」、副作用少なく多くのがんに効果 ノーベル医学・生理学賞の本庶佑氏

株式会社 産経デジタル


2018/10/01 19:07

研究成果を基にした「オプジーボ」、副作用少なく多くのがんに効果 ノーベル医学・生理学賞の本庶佑氏: 本庶佑氏(寺口純平撮影) © 産経新聞 提供 本庶佑氏(寺口純平撮影) 

本庶佑氏の研究成果を基に開発されたがん治療薬「オプジーボ」。従来の抗がん剤とは全く異なるメカニズムが特徴で、有効性が高く副作用も少ない。多くの種類のがんに効く利点もあり、がん治療に革命をもたらす新薬として脚光を浴びている。

研究成果を基にした「オプジーボ」、副作用少なく多くのがんに効果 ノーベル医学・生理学賞の本庶佑氏: がん治療薬「オプジーボ」(小野薬品工業のホームページから)

これまでの抗がん剤は、化学物質でがん細胞の分裂を阻害して増殖を抑える薬や、ホルモンの働きで抑える薬、細胞の特定のタンパク質を狙って攻撃する分子標的薬の3つに大別される。これらのほとんどは、がん細胞を直接攻撃するタイプの薬だ。
 これに対してオプジーボは、人の体が本来持っている免疫力を強めることで、がん細胞をやっつける。がんを攻撃するT細胞という免疫細胞の表面には、免疫を抑えるブレーキ役の「PD-1」というタンパク質がある。オプジーボはこの分子に結合し、その働きを阻害することでブレーキを外し、T細胞がきちんとがんを攻撃できるようにする仕組みだ。
 このタイプの薬は免疫を監視(チェック)する分子の働きを妨げることから、「免疫チェックポイント阻害薬」と呼ばれる。平成18年に始まったオプジーボの臨床試験では、驚くべき効果が明らかになった。
 皮膚がんの一種で治療が非常に難しい悪性黒色腫や肺がんなどを対象にした米国の治験で、進行がん患者への有効性を確認。また悪性黒色腫を対象に既存の抗がん剤と比較した治験では、抗がん剤を使った患者は15カ月後の生存率が20%に低下したのに対し、オプジーボの患者は70%の生存率を維持し、顕著な効果を示した。
 オプジーボの特徴はメカニズムだけでなく、効果が長続きすることだ。従来の抗がん剤は最初は効いていても、使っている途中で効きにくくなり、転移や再発をしてしまうことが多い。これに対しオプジーボは、効く人には最初から効くことが多いほか、途中から効果が出たり、使用を止めても効果が続いたりするケースがある。
 免疫チェックポイント阻害薬の臨床研究に長く携わる国立がん研究センター中央病院の北野滋久医師は「オプジーボを投与した進行悪性黒色腫患者の約3割は5年以上の長期間、生存している。これまでの常識では考えられないことだ。従来の抗がん剤では全身にがんが転移したり、再発したりした患者が治癒するのは極めて困難だが、治る人が出てくるかもしれないとの期待を抱かせる薬だ」と話す。
 多くのがんに効果があるのも特徴だ。現在承認されている適応症は悪性黒色腫、非小細胞肺がん、腎細胞がん、頭頸部がん、胃がんなど7種類。さらに食道、卵巣など10種類以上のがんで臨床試験が行われている。
 免疫を強める働きがあるため、副作用として自己免疫疾患のような症状が出ることがある。だが頻度は低く、脱毛やだるさなどが生じる既存の抗がん剤と比べて症状は軽いことが多い。
 免疫チェックポイント阻害薬は、「CTLA-4」という別のブレーキ役のタンパク質を抑える薬が米国で開発され、先行して商品化された。ただ、単独では悪性黒色腫しか効果がなく、適応症の広さや副作用の少なさでオプジーボの方が評価は高い。
 北野医師は「オプジーボは幅広い種類のがんに効く可能性がある。既に悪性黒色腫では患者に最初に投与する第一選択薬になっており、肺がんなど複数のがんでも標準的な治療法になっている」と話す。
https://www.msn.com/ja-jp/news/world/研究成果を基にした「オプジーボ」、副作用少なく多くのがんに効果-ノーベル医学・生理学賞の本庶佑氏/ar-BBNMtKg?ocid=spartandhp#page=2



3.

本庶佑さんノーベル賞「オプジーボ」大幅値下げでがん治療は変わるか

保険適用なら月々およそ8万円に
京都大学特別教授の本庶佑氏(76)が、2018年のノーベル医学・生理学賞を受賞することとなった。本庶氏の研究は、画期的ながん免疫治療薬「オプジーボ」の開発に大きく貢献するものだった。
オプジーボは優れた効果の反面、高額な薬価が問題視されることもあった。だがここ最近、大幅な値下げが進んでいることをご存知だろうか。

この11月から安くなる

がんの免疫薬「オプジーボ」(小野薬品)が日本で承認されてから約4年が経った。「夢の薬」と言われながら、一方で高すぎる薬価が医療費を圧迫するとして「亡国の薬」とも呼ばれたオプジーボ。
当初の薬価は1瓶(100mg)あたり約73万円だったが、36万、27万円と下がり、今年の11月には17万円にまで下がることが決定。現行の薬価から「4割値下げ」となるわけだ。
「安くなったぶん、『保険適用外のがんにも使いたい』という患者さんが増えています。適用外のがんにも効くと期待している人は多い」(健康増進クリニック院長の水上治氏)
現在、オプジーボの保険適用がんは、悪性黒色腫(メラノーマ、皮膚がんの一種)、肺がん(非小細胞、二次治療からのみ使用可能)、頭頸部がん(舌がん、咽頭がんなど)、胃がん(切除不能なものに限る)など、6種類ほどに限られる。
保険適用のがんであれば、高額療養費制度が使えるので、1ヵ月8万円ほどで済む。保険適用外のがんに使うとなれば、全額自己負担となるが、薬価が下がったことで、投薬へのハードルが下がったことは間違いない。
だが、オプジーボは保険適用外のがんにどれくらい効くのだろうか――。
「オプジーボは自分の持つ免疫細胞に働きかけ、がんを叩くので、効果は個人差が非常に大きい。保険適用のがんに使用した場合、効果があるのは2割とされていますが、保険適用外のがんについては正直、未知数です」(水上氏)
https://gendai.ismedia.jp/articles/-/57420


本庶佑さんノーベル賞「オプジーボ」大幅値下げでがん治療は変わるか

保険適用なら月々およそ8万円に 

4割も安くなるとはいえ、経済的負担はやはりある。体重60kgの人の場合、1回の投与で180mgの注射が必要で、1年間使えば、1000万円の薬剤費がかかる。
「英国などでは『費用対効果が低い』という意見もあり、私も同感です。ただ、なかには審査に時間がかかっていて、認められていないだけで数年後には保険適用になるがんもある。
その意味では大腸がんのように米国など海外で、すでに効果が認められているがんに関しては、経済的な事情が許すなら試してみる価値はあるかもしれません」(虎の門中村康宏クリニック院長の中村康宏氏)
オプジーボには、間質性肺疾患や肝機能障害、重症筋無力症、I型糖尿病などの副作用も指摘されている。'16年にはオプジーボと他の免疫療法を組み合わせて使用したところ、患者が死亡したケースもある。
それでも末期がん患者にとって、オプジーボは最後の希望である。
「オプジーボを求める患者さんは、それこそ藁にもすがる気持ちでやって来ます。私も末期がんだったら、やっぱり保険適用外でも使うかもしれません。あとは個人の人生観や死生観の違いになるかなと思います」(前出・水上氏)
「週刊現代」2018年9月15日号より
https://gendai.ismedia.jp/articles/-/57420?page=2



---




BỔ SUNG



4. Học trò người Việt của thầy Honjo trao đổi












GS.BS Tạ Thành Văn là người đầu tiên trong số 4 học trò Việt được giáo sư Tasuku Honjo (Nhật Bản) dẫn dắt. Với anh, 3 năm làm việc cùng người thầy này vừa vinh quang vừa khổ cực.

Liệu pháp điều trị ung thư bằng cách ức chế chốt kiểm miễn dịch (liệu pháp miễn dịch) - cơ hội kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối - đã được trao giải Nobel Y học và Sinh lý học 2018. Đây là thành quả nghiên cứu của hai nhà khoa học James P.Allison (Mỹ) và Tasuku Honjo (Nhật Bản). Từ kết quả này, ngành dược liệu đã sản xuất ra các loại thuốc miễn dịch để đưa vào sử dụng trong điều trị ung thư.
Tại Việt Nam, GS.BS Tạ Thành Văn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Gen-Protein, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội, chính là học trò Việt đầu tiên của giáo sư Tasuku Honjo (sinh năm 1942, Đại học Kyoto, Nhật Bản) đã có một hướng đi khác trong việc trị liệu miễn dịch ung thư - đang được thử nghiệm ở nước ta.
GS Tạ Thành Văn đã dành cho Zing.vn cuộc nói chuyện với nhiều thông tin thú vị về người thầy nổi tiếng của mình cũng như công trình nghiên cứu của ông và đồng nghiệp - một đột phá mới trong việc điều trị ung thư.
Giao su Nhat nhan giai Nobel qua loi ke cua hoc tro Viet Nam dau tien hinh anh 3
GS Tasuku Honjo và người học trò Việt Nam đầu tiên - GS Tạ Thành Văn. Ảnh: NVCC.

Giao su Nhat nhan giai Nobel qua loi ke cua hoc tro Viet Nam dau tien hinh anh 4

- Tôi được biết anh chính là học trò Việt Nam đầu tiên của giáo sư Tasuku Honjo - người vừa đạt giải Nobel Y học và Sinh lý 2018 cho liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư. Cơ duyên nào đã giúp anh có cơ hội được làm việc với vị giáo sư nổi tiếng này?
- Thực ra, tôi được biết tới thầy Honjo từ trước năm 2000 khi đang là thực tập sinh sau tiến sĩ ở Mỹ. Thời điểm đó, tôi thường xuyên cập nhật và đọc các công trình nghiên cứu trên các tạp chí y học thế giới, nên được biết về những phát minh đặc biệt quan trọng của thầy trong ngành miễn dịch học phân tử. Sau đó, tôi đã viết thư bày tỏ mong muốn được làm nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của thầy. Sau khi hai thầy trò trao đuổi, thầy đã đồng ý nhận tôi. Sau khi hoàn thành khóa thực tập sau tiến sĩ ở Mỹ, tôi đã trở lại Nhật để làm việc trong phòng thí nghiệm của GS Tasuku Honjo.
Giao su Nhat nhan giai Nobel qua loi ke cua hoc tro Viet Nam dau tien hinh anh 6
- Anh đã theo học giáo sư Honjo trong thời gian bao lâu? Trong thời gian đó, chắc hẳn anh có nhiều kỷ niệm đáng nhớ về người thầy của mình?
- Tôi đã làm việc trong phòng thí nghiệm của thầy trong gần 3 năm, từ tháng 4/2001 đến tháng 10/2003, sau đó trở về nước. Điều rất thú vị rằng trước khi sang Nhật để gặp thầy Honjo, có một lần tôi tham gia một hội nghị y khoa ở Mỹ, trong đó, tôi đặc biệt chú ý tới gian treo các công trình nghiên cứu của Nhật. Tại đó, tôi đã gặp một số giáo sư Nhật đến từ Đại học Kyoto. Khi tôi chia sẻ chuẩn bị sang Nhật làm học trò của thầy Honjo, họ đã rất ngạc nhiên và hỏi tôi rằng: “ Bạn đã suy nghĩ kỹ chưa?”. Lúc đó, tôi chưa thực sự hiểu hàm ý câu hỏi đó của các đồng nghiệp thầy Honjo.
Giao su Nhat nhan giai Nobel qua loi ke cua hoc tro Viet Nam dau tien hinh anh 7
- Điều đó có nghĩa 3 năm làm việc của anh ở phòng thí nghiệm của GS. Honjo là vô cùng khó khăn?
- Đó là thời kỳ vinh quang khi bản thân tôi vì đã có đóng góp vào những công trình lớn với tên của mình, nhưng cũng là quãng thời gian gian nan, khổ cực. Thời điểm đó, phòng thí nghiệm của thầy Honjo có tới hơn 30 nghiên cứu sinh và nghiên cứu viên sau tiến sĩ. Tất cả chúng tôi có chung một áp lực lớn, làm việc bất kể ngày đêm. Phòng thí nghiệm chưa bao giờ tắt đèn bởi lúc nào cũng có người làm việc. Thế nhưng, bạn biết đấy, làm khoa học thì trên 90% là thất bại kể cả khi có tư duy và logic đúng đắn. Thành công thì đôi khi đến thật bất ngờ. Có những thời điểm kết quả không như mong đợi, tôi đi lang thang ven sông tới 1-2h sáng với một nỗi buồn khủng khiếp vì áp lực, sự thất bại, danh dự cá nhân.
- Có vẻ thầy Honjo là một người khó tính khi để học trò của mình áp lực như vậy?
- Ngược lại, thầy là một người vô cùng nhẹ nhàng, ít khi cáu gắt với học trò. Những áp lực xuất phát từ chính bản thân học trò và các nghiên cứu viên do phải chạy đua với thời gian về kết quả nghiên cứu. Mỗi thành viên bắt buộc phải báo cáo mỗi tuần/1 lần những ai đang làm vấn đề khoa học nóng có thể phải báo cáo kết quả vài lần trong tuần. Chính điều đó đã tạo ra sự cạnh tranh giữa các thành viên trong phòng thí nghiệm của giáo sư.

Giao su Nhat nhan giai Nobel qua loi ke cua hoc tro Viet Nam dau tien hinh anh 8

- Anh có phải là một học trò đặc biệt của thầy?
- Tôi chỉ là một người may mắn khi được trở thành học trò của thầy Honjo. Trong thời gian gần 3 năm, tôi theo đổi một đề tài nghiên cứu về cơ chế hoạt động của gen mã hóa enzym tham gia quá trình điều hòa tổng hợp và chuyển dạng kháng thể ở người. Đó là AID (Activation-Induced Cytidine Deaminase) có ứng dụng quan trọng trong bệnh lý ung thư, suy giảm miễn dịch và bệnh tự miễn. Công trình này đã được công bố năm 2003 trên tạp chí quốc tế nổi tiếng Nature Imunology và được giới khoa học đánh giá rất cao. Đến bây giờ tôi vẫn thường xuyên giữ liên lạc với thầy.
Mỗi dịp sang Nhật công tác tôi vẫn dành thời gian đến thăm thầy, những cuộc gặp ngắn ngủi nhưng tôi luôn được chia sẻ rất nhiều điều với thầy. Mỗi năm thầy vẫn giữ thói quen gửi thiếp chúc mừng năm mới tới chúng tôi với nhưng thông tin ngắn gọn về những thành tựu khoa học ấn tượng mà phòng nghiên cứu của thầy đạt được trong năm qua. Thầy cũng không quên thông báo cho học trò về sự biến động trong công việc cũng như cuộc sống riêng của thầy.
Tết 2018 vừa rồi, trong thư thầy rất vui mừng khi thông báo về kết quả ứng dụng kháng thể kháng PD1 đã được thử nghiệm thành công trên nhiều loại ung thư tạng đặc và được FDA của Mỹ thông qua. Đồng thời, thầy cũng thông báo tỷ số chơi golf vẫn được giữ vững và hy vọng sẽ ổn định trong 2018.
Giao su Nhat nhan giai Nobel qua loi ke cua hoc tro Viet Nam dau tien hinh anh 10
- Với công trình nghiên cứu thành công như vậy, hẳn anh có nhiều lựa chọn. Nhưng anh đã chọn trở về Việt Nam. Thầy Honjo có ủng hộ quyết định ấy?
- Đúng vậy, thường khi có công trình nghiên cứu thành công, được đăng trên tạp chí quốc tế nổi tiếng sẽ có rất nhiều cơ hội lớn về việc làm. Vì lời hứa với những người thầy của tôi ở trong nước trước lúc đi (PGS Tôn Thất Bách, nguyên Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội và PGS Nguyễn Thị Hà, nguyên Phó hiệu trưởng) mà tôi quyết định trở về.
Thầy cho tôi lời khuyên rằng khi về nước, cần chịu khó tham gia các hội nghị khoa học với 2 mục đích. Thứ nhất, để cho các nhà khoa học Việt Nam biết mình đã làm được những gì, có thể làm gì. Thứ 2, thông qua các báo cáo của đồng nghiệp để hiểu nhu cầu khoa học ở trong nước cần gì để từ đó xác định hướng nghiên cứu cho cá nhân mình. Thầy hết sức ủng hộ khi tôi về nước để tiếp tục làm việc và hứa sẽ hỗ trợ nếu tôi muốn có nhóm nghiên cứu của riêng mình ở Việt Nam. Do đó, sau khi về nước, tôi đã cử một đồng nghiệp sang để thầy đào tạo và hiện đồng nghiệp đó đã trở thành một trong những nhà khoa học trẻ danh tiếng của Đại học Y Hà Nội.
Giao su Nhat nhan giai Nobel qua loi ke cua hoc tro Viet Nam dau tien hinh anh 11
- Sau nhiều năm gắn bó, điều anh ấn tượng nhất về người thầy của mình là gì?
- Tôi và các bạn vẫn gọi thầy là “Siêu nhân”. Hồi đó, thầy vừa làm nghiên cứu, vừa là Trưởng khoa Y của Đại học Kyoto, tương đương hiệu trưởng Đại học Y ở Việt Nam. Tuy bận bịu với công việc nhưng thầy nhớ chính xác công việc từng con người và tiến độ đến đâu. Nhiều khi tôi đang làm việc trên máy tính, thầy bước vào rất nhẹ nhàng vỗ vai hỏi kết quả. Thầy nắm rất rõ những gì các học trò của mình đang làm. Hay như việc dù thầy là người Nhật, nhưng mỗi khi viết sách, báo bằng tiếng Anh, thầy chỉ nói trước máy ghi âm như đọc vậy rồi các thư ký nghe và đánh máy lại. Thầy là người có trí tuệ rất siêu phàm nhưng gần gũi và nhẹ nhàng.
- Khi thầy Honjo đạt giải Nobel mới đây, anh đã chúc mừng thầy như thế nào?
- Thực ra, việc thầy Honjo đạt giải Nobel không bất ngờ đối với các học trò như tôi và cộng đồng khoa học Nhật Bản. Nhiều năm trước, giới khoa học đã nhận định chắc chắn thầy sẽ đạt giải Nobel. Năm nào, chúng tôi cũng mong chờ tên thầy được xướng lên mỗi khi đến dịp giải Nobel được quyết định. Nhưng chúng tôi đã phải đợi mãi tới năm nay điều đó mới xảy ra. Giải Nobel của thầy Honjo là giải Nobel thứ 27 của Nhật. Tôi đã gửi thư chúc mừng thầy và hứa sẽ sang chung vui nếu thầy tổ chức liên hoan mừng sự kiện.
Học trò giáo sư nhận giải Nobel Y học: Thầy là siêu nhân Giáo sư Tạ Thành Văn cho biết giáo sư Honjo có thể viết sách, báo bằng cách nói tiếng Anh, ghi âm lại rồi cho thư ký đánh máy.

Giao su Nhat nhan giai Nobel qua loi ke cua hoc tro Viet Nam dau tien hinh anh 12

- Anh có thể giới thiệu ngắn gọn về công trình nghiên cứu mới được giải Nobel?
- Đây là giải thưởng dành cho liệu pháp miễn dịch trong ung thư. Liệu pháp này chia thành 2 hướng: Kích hoạt các hệ thống tế bào có thẩm quyền miễn dịch hoạt động mạnh hơn ngay tại khối u để tiêu diệt chính xác tế bào ung thư, lấy tế bào miễn dịch của bệnh nhân ung thư ra ngoài cơ thể sau đó nhân lên, biệt hóa trong những điều kiện đặc biệt trước khi chúng được đưa trở lại cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư. Hai hướng này có chung cơ sở khoa học là tăng cường chức năng của các tế bào có thẩm quyền miễn dịch nhưng hướng tiếp cận khác nhau. Trong đó, giải thưởng của thầy Honjo dành cho hướng thứ nhất. Còn hướng thứ hai, chúng tôi đang thực hiện.
Giao su Nhat nhan giai Nobel qua loi ke cua hoc tro Viet Nam dau tien hinh anh 13
- Anh có thể nói cụ thể về liệu pháp mà mình và các cộng sự đang thực hiện?
- Ý tưởng của chúng tôi có từ năm 2013, sau đó, qua một thời gian khá dài hoàn thiện các thủ tục pháp lý, cơ sở vật chất. Cuối năm 2017, Bộ Y tế mới chính thức đồng ý thử nghiệm lâm sàng trên người Việt Nam tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện K. Tới nay, chúng tôi đã điều trị được gần 20 bệnh nhân.
- Liệu pháp này có thể điều trị những bệnh ung thư nào?
- Chỉ trừ ung thư máu, liệu pháp trên có thể được dùng điều trị cho những bệnh nhân bị ung thư mô đặc, gồm các bệnh như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, dạ dày, đại trực tràng...
- Vậy quy trình điều trị của liệu pháp này?
- Bệnh nhân được lấy khoảng 10-30 ml máu ngoại vi để phân lập các tế bào miễn dịch, nuôi cấy và hoạt hóa các chức năng chuyên biệt của các tế bào này trong môi trường đặc biệt.
Từ 10-30 ml máu ngoại vi, các nhà khoa học sẽ tách được vài triệu tế bào miễn dịch, sau đó nhân lên, biệt hóa được vài tỉ tế bào rồi truyền lại cho bệnh nhân, tạo ra hàng rào tế bào miễn dịch đủ mạnh, đặc hiệu để tiêu diệt các tế bào ung thư. Một liệu trình điều trị gồm 3 tháng, 6 lần truyền, mỗi lần cách nhau 2 tuần.
Các tế bào miễn dịch chuyên biệt này sẽ giúp cơ thể người bệnh tăng cường sức đề kháng, tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể mình. Nói nôm na là tế bào miễn dịch trong cơ thể chưa biệt hóa như một “đội tân binh”. Chúng tôi sẽ mang tế bào trên ra ngoài “huấn luyện”, đào tạo thành “chiến sĩ đặc nhiệm” rồi đưa vào cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư.
- Khi nào liệu pháp này được áp dụng điều trị chính thức ở Việt Nam, hiện tại kết quả của liệu pháp trên như thế nào trong thử nghiệm lâm sàng, thưa giáo sư?
- Dự kiến nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng sẽ được tiến hành trong 3 năm. Sau đó, chúng tôi sẽ tổng kết, thông qua hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đánh giá để kết luận xem liệu pháp này có được áp dụng rộng rãi hay không.
Đây là một liệu pháp hỗ trợ điều trị ung thư, thông thường, liệu pháp này áp dụng cho bệnh nhân từ giai đoạn 3 trở đi. Liệu pháp này có thể được tiến hành kết hợp với các phương pháp điều trị truyền thống khác như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị đích để tăng cường hơn nữa hiệu quả diệt tế bào ung thư.
Kết quả ban đầu cho thấy triệu chứng lâm sàng bệnh nhân được cải thiện khá tốt làm tăng chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì liệu pháp điều trị theo y học cá thể nên có những bệnh nhân đáp ứng rất tốt, song có những bệnh nhân đáp ứng kém hơn.
Còn tại cơ sở chuyên giao công nghệ cho chúng tôi ở Nhật Bản với hơn 10.000 lượt điều trị bằng phương pháp này cho thấy tỷ lệ đáp ứng và cải thiện là 55-60%, tức bệnh nhân ăn được, ngủ được, đi lại được và không đau. Tỷ lệ khối u nhỏ đi hoặc biến mất là 3%. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ nhắm đến mục tiêu là làm cải thiện triệu chứng lâm sàng, tăng chất lượng cuộc sống đối với những bệnh nhân ung thư nặng, giai đoạn cuối. Hiện vẫn còn khoảng 40% đáp ứng chưa như mong muốn. Bởi lẽ điều này tùy thuộc vào đặc tính của từng cá thể riêng lẻ.
- Phương pháp này có ưu điểm gì và giá thành ra sao, thưa giáo sư?
- Đây là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị ung thư khá hiệu quả nhằm tăng cường khả năng tiêu diệt tế bào ung thư của hệ miễn dịch của bệnh nhân. Điều đặc biệt là cho đến nay liệu pháp này chưa phát hiện ra tác dụng phụ nào đáng kể vì điều trị tự thân.
Theo các đánh giá, giải pháp mang tính chất đột phá của ngành ung thư, miễn dịch. Đánh giá chủ quan lẫn khách quan cho thấy đây là phương pháp điều trị hỗ trợ bệnh nhân ung thư thông qua việc làm tăng cường “nội lực” của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân ở những giai đoạn sớm, chúng tôi vẫn khuyến cáo theo các phương pháp truyền thống, sau đó kết hợp với miễn dịch trị liệu, kết quả sẽ tăng lên rất nhiều.

Hà Quyên - Việt Hùng
Đồ hoạ: Châu Châu


https://news.zing.vn/giao-su-nhat-nhan-giai-nobel-qua-loi-ke-cua-hoc-tro-viet-nam-dau-tien-post882438.html




3.

京都大学医学部教授を長く務めた本庶佑(ほんじょ・たすく)氏が10月1日、ノーベル医学・生理学賞の受賞者に決定したと発表されました。
がんの免疫療法を開発した功績が認められたとのことです。人類益への貢献という観点でも歴代の同賞受賞者の中でも際立った部類に入るのではないでしょうか。

私は1991年に当時49歳の本庶佑氏が執筆した論文「生命の価値――生物学的考察」(『生と死の様式』多田富雄他編、誠信書房刊、所収)を読み、非常に感銘を受けました。特に、脳死臓器移植に関する見解を示されていたので、これについては、本年2月に発表した拙論「生命への配慮とはどういうことか―脳死臓器移植問題を通して」(『ヒューマニティーズの復興をめざして―人間学への招待』山岡政紀他編、勁草書房刊、所収)でも引用し、紹介しております。


本庶氏がその論文のタイトルに「生命の価値」という言葉を選んだことからもわかるように、単に客観的に生命を見る視点に留まらず、倫理、哲学、宗教の視点をも含めた総合的生命観を有した、視野の広い研究者だとの印象を持ちました。そこでの脳死臓器移植に対する本庶氏の見解を要約すると次のようになります。

1.「死」とは連続的なプロセスであって、そこにはファジィな境界線しかない。
2.個体間の臓器移植は免疫学的に見て大きな問題がある。
3.生命の倫理的評価は、生物学的評価より複雑で、社会的、経済的、宗教的要素によって左右される。
4.日本人には、遺体にも尊厳を覚え、生と死を明確に区分することを拒む文化がある。
5.脳死臓器移植を受け入れるには、ドナー側のある程度自己犠牲的な気持ちに基づく生前の意思表示が不可欠。
6.医師は患者の延命だけでなく、どうすれば安らかに死ねるかという宗教的な立場も重視すべきである。

このうち1と2は専門家ならではの見解ですが、3以降は哲学、倫理、宗教に関わる見解ですが、いずれも共感・賛同できるものです。ノーベル賞受賞決定後のインタビューを拝見していても、こうした価値観が長年一貫していることがよくわかります。この方の科学者としての信念はきっと何らかの宗教的バックボーンに支えられているのではないかと感じられてなりません。是非その点を伺ってみたいものだと思います。

40代の頃の本庶佑氏
https://ameblo.jp/yamaokamasaki/entry-12409393483.html





2.

Thứ Ba, 02/10/2018 - 16:01

Việt Nam đã ứng dụng liệu pháp tế bào miễn dịch được trao giải Nobel y học

Dân trí GS Tạ Thành Văn, Phó hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội cho biết, giải thưởng Nobel Y sinh học được trao cho hai nhà khoa học James P.Allison và Tasuku Honjo vì những nghiên cứu đột phá với liệu pháp miễn dịch dùng trong chữa trị một số bệnh ung thư.

Giải Nobel Y sinh học 2018 đã vinh danh hai nhà khoa học James P.Allison và Tasuku Honjo vì những nghiên cứu đột phá với liệu pháp miễn dịch dùng trong chữa trị một số bệnh ung thư. GS Mỹ James P Allison(người phát hiện ra CTLA4) và đồng nghiệp Nhật Bản -  GS Tasuku Honjo (người phát hiện ra PD1).
Việt Nam đã ứng dụng liệu pháp tế bào miễn dịch được trao giải Nobel y học - Ảnh 1.

Cả 2 yếu tố trên đều là tác nhân điều biến miễn dịch và có vai trò quan trọng trong bệnh học ung thư. Cụ thể, kháng thể kháng PD1 và kháng thể kháng CTLA4 đã chính thức trở thành thuốc điều trị ung thư mới nhất trên thế giới. Các thuốc trên có vai trò hoạt hoá và kéo dài tuổi thọ của các tế bào miễn dịch đặc hiệu để các tế bào này có thể tấn công các tế bào ung thư.
Điều đặc biệt là tại Việt Nam, các nhà khoa học tại Trường ĐH Y Hà Nội đã ứng dụng liệu pháp tế bào miễn dịch trị liệu tự thân tại VN từ đầu năm 2017 theo cơ chế tương tự nhưng với một hướng tiếp cận khác.
Theo đó, các tế bào miễn dịch của bệnh nhân được phân lập, nhân lên và biệt hoá ở ngoài cơ thể sau khi đạt được số lượng lớn thì được truyền trở lại cơ thể người bệnh.
GS Tạ Thành Văn cho biết sau hơn hai năm triển khai tại Trường ĐH Y Hà Nội,  liệu pháp tế bào miễn dịch trong điều trị ung thư đã được áp dụng điều trị cho 5 hình thái ung thư: phổi, gan, dạ dày, đại tràng và vú, giúp các bệnh nhân ung thư cải thiện rất rõ rệt về triệu chứng lâm sàng như: ăn được, ngủ tốt hơn, bớt đau, thể trạng cải thiện, chất lượng sống được nâng cao.
“Chúng tôi đang tiếp tục có các đánh giá về hiệu quả lâu dài của liệu pháp này, nhưng với kết quả ghi nhận được trong thời gian qua là khả quan”, GS Văn cho biết.
Với liệu pháp này, bệnh nhân được lấy khoảng 10 - 30 ml máu ngoại vi để phân lập các tế bào miễn dịch, nuôi cấy và hoạt hóa các chức năng chuyên biệt của các tế bào này trong môi trường đặc biệt. Sau khi đủ số lượng và có được các chức năng mong muốn (chức năng nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư) tế bào miễn dịch sẽ được truyền trở lại cơ thể người bệnh, tạo ra hàng rào tế bào miễn dịch đủ mạnh chống lại các tế bào ung thư.
Hồng Hải
https://dantri.com.vn/suc-khoe/viet-nam-da-ung-dung-lieu-phap-te-bao-mien-dich-duoc-trao-giai-nobel-y-hoc-20181002160109692.htm



1.

Liệu pháp điều trị ung thư giành giải Nobel Y học 2018

Giải thưởng Nobel Y học 2018 đã được trao cho một nhà khoa học Mỹ và một nhà khoa học Nhật Bản với những nghiên cứu của họ về liệu pháp điều trị ung thư.
Nhà miễn dịch học James P Aliison (70 tuổi) và nhà miễn dịch học Tasuku Honjo (76 tuổi) sẽ cùng chia nhau giải thưởng trị giá 9 triệu Kronor Thụy Điển (tương đương 1,1 triệu USD), Guardian dẫn thông báo từ Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển.
Liệu pháp điều trị ung thư giành giải Nobel Y học 2018
Tranh chân dung nhà miễn dịch học James P Aliison (70 tuổi) và nhà miễn dịch học Tasuku Honjo (76 tuổi). Ảnh: Nobel Prize
Hai nhà khoa học đã phát hiện rằng, hệ thống miễn dịch trong cơ thể người có thể được khai thác để tấn công các tế bào ung thư.
Hệ thống miễn dịch thường phát hiện và tiêu diệt các tế bào đột biến, nhưng các tế bào ung thư lại tìm ra những cách phức tạp hơn để trốn khỏi các cuộc tấn công miễn dịch, nhờ đó chúng có thể tiếp tục phát triển. Nhiều loại ung thư đã làm như vậy bằng cách đẩy mạnh một cơ chế phanh, kiểm soát các tế bào miễn dịch.
Phát hiện của nhà khoa học James P Aliison và Tasuku Honjo đang thay đổi phương pháp điều trị ung thư và dẫn tới một loại thuốc mới hoạt động với cơ chế tắt phanh, giúp các tế bào miễn dịch tấn công các tế bào ung thư. Các loại thuốc có tác dụng phụ đáng kể nhưng đã chứng minh hiệu quả, bao gồm một số trường hợp điều trị được ung thư giai đoạn cuối, giai đoạn mà trước đây không thể chữa trị được.
Theo Nobel Prize, các giải Nobel Vật lý, Hóa học, Hòa bình và Kinh tế sẽ được công bố trong những ngày 2, 3, 5 và 8/10.
Sầm Hoa
http://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/lieu-phap-dieu-tri-ung-thu-gianh-giai-nobel-y-hoc-2018-480785.html
.

1 nhận xét:

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.