Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn giáo-dục-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn giáo-dục-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

20/07/2020

Nhớ về một người đàn anh, thầy giáo Phạm Ánh Sao (1966-2020)

Người đàn anh ở Khoa Ngữ văn (Đại học Tổng hợp Hà Nội) ngày trước của chúng tôi. Khi anh đã ra trường và được giữ lại làm giảng viên ở Khoa, thì chúng tôi mới vào trường.

Anh Sao là bạn cùng lớp với anh Nguyễn Kim Sơn (hiện là Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội). Khi chúng tôi nhập học thì đã biết anh Sơn có nhà riêng ở gần trường, chỗ Hạ Đình hay Thượng Đình gì đó, một vài lần chúng tôi ghé chơi. Một dạo thấy các anh Sơn anh Sao học tiếng Anh tại nhà - mời một người bạn tới dạy cho.

Hồi ấy, có một dạo anh Sao và anh Thành (công tác tại Khoa Sử) cùng lớp thuê nhà trọ ở đầu làng Triều Khúc. Tôi có đến chơi với các anh mấy lần. Hình như là phòng khá rộng rãi, ở tầng một và có chỗ để xe lợp tấm nhựa màu xanh rất tươm tất, mà là trong một khu tập thể nào đó. Hồi ấy, khí gas ở dưới lòng đất phụt lên chỗ gần cổng ra vào, người ở khu tập thể còn mang kiềng ra và đặt ấm nước hay cái gì đó lên mà đun. Chúng tôi có kéo nhau ra xem quang cảnh ấy.

Hồi ấy, anh Sao và thầy Vĩ đang làm cái gì đó về kiêng cữ hay cấm kị. Hai người truyền tay một tập sách nguyên bản tiếng Trung viết về cấm kị trong văn hóa Trung Quốc. Đã tới hơn cả 20 năm rồi, nên không còn nhớ rõ là cuốn gì.

Mùa hè năm 2020, do bạo bệnh, anh Phạm Ánh Sao đã từ trần ở tuổi 55.

10/07/2020

Giáo dục Đại Việt thế kỉ XXI : vấn đề hệ thống trường chuyên lớp chọn

Tôi vốn là cựu học sinh của hệ thống trường chuyên trong thập niên 1980 (từ cấp 1, cấp 2, cấp 3). Ví dụ hình ảnh của một nhóm Chuyên Toán và Chuyên Văn của trường tôi ở cuối thập niên 1980, thời cấp 3 chuyên tỉnh, thì có thể xem ở đây.

Bây giờ, các nơi đang bàn luận rôm rả về đề tài hệ thống trường chuyên. Đại khái tâm điểm là câu hỏi: trường chuyên hiện nay còn cần thiết hay không ? Có nên duy trì hệ thống trường chuyên nữa không ? 

Các câu hỏi khác đều châu tuần quanh các câu hỏi chính yếu ấy.

14/02/2020

Học sinh Hà Nội tiếp tục nghỉ tuần thứ 3, vì tránh đại dịch Covid - 19

Như vậy là học sinh Hà Nội đã được nghỉ học bắt đầu từ ngày mùng 3 tháng 2, năm 2020 (đọc ở đây) - một năm Tý được dự đoán là có thể sẽ làm vỡ toang cái bình quí của ông giáo (đọc ở đây). Một năm Tý mà có giông bão, mưa đá lớn vào đêm Giao thừa, làm cho nhiều gia đình điêu đứng vào sáng Mùng Một Tết. Hiện tượng hi hữu của trời đất, làm các cụ U100 cũng công nhận là chưa từng thấy !

Bọn trẻ tiếp tục nghỉ sang tuần thứ ba.

Tộng cộng hiện là 20 ngày (03/2 - 23/2/2020).

07/01/2020

Dạy tiếng Việt đầu thập niên 2020s : xung quanh SGK Hồ Ngọc Đại

Đầu năm 2020.

Nghe trực tiếp màn tranh luận giữa hai học giả Đại Việt: cụ Hồ Ngọc Đại và cụ Trần Đình Sử.

Sách giáo khoa của cụ Đại thì đã có 40 năm trước, mà bây giờ vẫn là "sách thí điểm". Bọn trẻ học từ đầu, giờ đã U50 rồi còn gì. Thí điểm vậy là quá lâu. Xem thêm ở đây.

24/12/2019

Trường Đại học Việt Nhật tuyển sinh hệ cử nhân từ năm 2020

Trường Đại học Việt Nhật (tên quen gọi là VJU hay là Đại học Việt Nhật) là một trong bảy trường đại học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (viết tắt là VNU, và gần đây thì luôn ghi thêm "since 1906").

VJU hiện mới có chương trình thạc sĩ (tới năm 2019 đã tuyển sinh được 4 khóa).

Bắt đầu từ năm 2020, VJU sẽ mở chương trình cử nhân. 

21/09/2019

Học tiếng Việt : "đại học" thì như TỈNH, còn "trường Đại học" thì chỉ như HUYỆN

Đại học Thái Nguyên là chung. Trong cùng cái chung ấy, thì có các "trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên", "trường Đại học Nông lâm",...

Đại học Quốc gia Hà Nội là chung. Trong cùng cái chung ấy, thì có các "trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn", "trường Đại học Khoa học Tự nhiên", "trường Đại học Ngoại ngữ",...

Đại khái là như vậy.

Bà Tiến thì nói ví dụ: "đại học" thì như là Tỉnh, còn "trường đại học" thì như Huyện. Vậy là đúng rồi. 

Tiếng Việt đã tự sinh ra hai từ "đại học" và "trường đại học" như vậy. Trong tiếng Anh cũng đại khái thế, giữa "univesity" và "school". Tiếng Nhật cũng tạm vậy, giữa "đại học" và "khoa"/"khoa nghiên cứu"/"học bộ" (tương đương school).

Tiếng Việt tự nó theo thời gian mà thích ứng với các trào lưu đông tây kim cổ. Tự nó sinh ra nó như vậy.

09/08/2019

Kinh doanh giáo dục ở Đại Việt đầu thế kỉ 21 : "trường lớp" và "học sinh" được coi như "bất động sản"

Học phí của trường Gateway là 110 triệu đồng/năm, cộng thêm khoảng 40 triệu phí các loại khác. Tổng cộng là khoảng 150 triệu/năm. Học xong tiểu học thì mất khoảng gần 1 tỉ đồng. Người phụ trách đón trẻ là một phụ nữ đã đến tuổi 55 (theo luật lao động hiện hành là chuẩn bị hay đã nghỉ hưu). Hệ thống xe đón trẻ thì chưa đủ tư cách kinh doanh.

Công dân các nước phát triển như Nhật Bản hay Thụy Điển, nghe thấy thông tin đó, chắc cũng rất bất ngờ.

Nhưng vẫn còn là rẻ đấy. Nếu mà đem so với trường của tập đoàn sữa TH (bộ trưởng đương kim Phùng Xuân Nhạ và ông Nguyễn Thế Kỷ dự lễ cắt băng khánh thành, xem lại ở đây). So với trường của TH thì học phí của Gateway rất rẻ ! Đại khái, mỗi năm tiểu học ở TH lên tới 400 triệu.

Một nền giáo dục định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng thực chất là nền giáo dục kim tiền. Triết lí giáo dục chính là "tiền". Trường lớp và học sinh được xem như bất động sản, như bò sữa.

Quốc hội và chính phủ hoàn toàn không có ý kiến gì với bảng giá học phí như cắt cổ của các trường quốc tế. Bộ trưởng đương kim của ngành giáo dục thì không ít lần đi cắt băng khánh thành các trường như vậy.

20/07/2019

Ngày ra trường của lứa thứ hai Đại học Việt Nhật (2017-2019)

Một ngày rất nóng ở Hà Nội. Nắng như đổ lửa.

Lễ ra trường và trao học vị được tổ chức ở Hội trường Nguyễn Văn Đạo (đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy) và sân rộng trước đó. Vẫn là địa điểm thường xuyên, như đã thấy ở đây (tháng 9/2017) hay ở đây.

Hiện nay, Đại học Việt Nhật mới có chương trình đào tạo Sau đại học (bậc Thạc sĩ). Từ năm sau, năm 2020, mới mở chương trình đạo tào Đại học (bậc Cử nhân). 

Lứa thứ hai này có hơn 70 em được hiệu trưởng Furuta phát bằng Thạc sĩ (các chuyên ngành khác nhau, ví dụ Văn hóa Khu vực, Công nghệ Nano, Quản trị Kinh doanh, Chính sách Công,...).

19/07/2019

NAFOSTED - Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (vài nét nhìn nhanh)

Phác họa nhanh.

Lấy một ít vào ngày hôm nay (19/7/2019) từ trang chủ bên đó về bên này.

Vèo một cái, đã 10 năm, tính từ lúc nhóm chúng tôi tham gia cùng nhau làm một đề tài do Nafosted tài trợ (sau là tính đề tài ngang cấp Bộ, giấy chứng nhận do Bộ Khoa học Công nghệ cấp ghi như vậy và tính thời gian là từ 2010-2014). Đấy là những đợt nhận tài trợ đầu tiên của quĩ.

10 năm đã qua, nhưng mọi thứ vẫn rất Việt Nam. Việc công khai thông tin cơ bản trên mạng, ngay chỉ thế, cũng chưa thực hiện được. Điều này thấy rõ chỉ bằng một kích chuột.

05/07/2019

Hiếu học Đại Việt thời 2000s-2010s : những câu chuyện nhỏ mà không nhỏ

"Hiếu học" của Đại Việt đã được đề cập trở đi trở lại trên Giao Blog, ví dụ ở đây (quan điểm của Giao Blog), ở đây (quan điểm Trần Ngọc Thêm) và ở đây (quan điểm Cao Xuân Hạo), vân vân.

Bây giờ thì đi vào những câu chuyện thực tiễn nho nhỏ. Thật ra, toàn chuyện nhỏ nhưng mà không hề nhỏ.

02/07/2019

Du học Đông Âu với tệ đoan thuê viết luận văn PTS và TS (lời kể Cao Xuân Hạo)

Học giả Hoàng Ngọc Hiến thì nổi tiếng với nhiều câu nói trực diện, mà một trong đó là "dắt con bò qua biên giới...". 

Có một bộ phận không hề nhỏ như vậy. Trước đã nghe anh Hiệu Minh tâm sự ở đây, và của Lê Vinh Quốc ở đây.

Bây giờ, ngược về quá khứ một chút, với lời chứng của nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo. Bài cụ đã viết và cho công bố lần đầu trên Xưa và Nay từ năm 2001. In lại nhiều lần sau đó.

Thật ra là bản in đầu tiên năm 2001 là bởi ông Dương Trung Quốc tự ý đưa lên Xưa và Nay. Không hỏi ý kiến tác giả. Cụ Cao Xuân Hạo không hiểu vì sao (cụ thắc mắc là đăng toàn văn, và "không hề hỏi ý kiến tôi"). Các bản trên các báo sau này là in lại hoặc trích in từ Xưa và Nay. Cũng không hề báo hay xin phép tác giả Cao Xuân Hạo.

16/06/2019

Giáo dục phổ thông ở Hà Nội : ví dụ hệ thống THCS ở quận Cầu Giấy 2019

Gần đây, qua thực tế, mới thấy có rất nhiều phụ huynh không nắm rõ thế nào là "công lâp" và "ngoài công lập".

Đợt nóng dữ dội vừa qua, học sinh thủ đô trải qua các kì thi "khắc nghiệt" vào Trung học Cơ sở (cấp 2 ngày xưa) và Trung học Phổ thông (cấp 3 ngày xưa), xem nhanh ở đây.

Bây giờ, lấy ví dụ về hệ thống "công lập" và "ngoài công lập" cấp Trung học Cơ sở ở một quận nội thành Hà Nội - tạm lấy quận Cầu Giấy trước.

09/06/2019

"Tự chủ đại học" là xu hướng tất yếu : trường hợp Đại học Tôn Đức Thắng

Sự kiện Đại học Tôn Đức Thắng của mấy năm trước, lúc ấy là gắn với sự kiện của một vị giáo sư hồi hương (xem lại ở đây), hiện chưa rõ kết cục ra sao, nhưng người ta đã chú ý đến tinh thần tự chủ đại học của ĐHTĐT.

28/05/2019

Mùa thi và chuyển cấp học ở Hà Nội : chuyên Ams (từ năm 2015)

Bây giờ, cuối tháng 5 năm 2019, ở Hà Nội, phụ huynh đang đôn đáo các nơi để chuyển cấp học cho các con. Điểm nóng là các trường chuyên và các trường có tiếng tăm.

Một trong các điểm nóng luôn là trường chuyên Ams.

Chuyện trực tiếp và cụ thể của năm 2019 thì sẽ từ từ kể. Vì năm 2019 cũng là một năm bước ngoặt (nhiều thay đổi trong qui chế tuyển sinh ở các trường).

31/03/2019

Dương Minh Tuyền đang chứng minh thuyết "băng đảng anh chị đáng giá" của Shiba Ryotaro

Shiba (âm Hán Việt là Tư Mã) là một nhà văn lừng danh ở Nhật Bản, 1923-1996. Tên tuổi của ông có khi còn vượt trội so với các nhà văn đã đoạt giải Nobel của đất nước này - tức Kawabata (đọc lại ở đây) và Oe - hay nhiều lần ngấp nghé giải Nobel là Murakami hiện nay (đọc ở đây).

Lượng fan của Shiba rất lớn, từ thợ cắt tóc, kĩ sư điện tử, giám đốc doanh nghiệp, giáo sư đại học,...

Mình khá khoái với luận giải của ông về các tổ chức mafia Sài Gòn mà ông đã cất công sang tận nơi khảo sát hồi trước 1975. Xem các tổ chức mafia Sài Gòn kĩ lưỡng, thì ông đã rút ra kết luận hồi thập niên 1960: miền Nam Việt Nam không có những băng đảng anh chị cho đáng giá, nên cái "nước Việt Nam cộng hòa" ấy không đứng được lâu nữa. Sẽ nhào đổ thôi.

Điều Shiba nói về mafia Sài Gòn trước 1975 đã được chứng minh rõ ràng.

Nay, vào cuối thập niên 2010, sau khoảng gần 50 năm thời điểm Shiba sang Việt Nam khảo sát, thì đại ca Dương Minh Tuyền đã xuất hiện ở đất Bắc. Bắt đầu câu chuyện là Tuyền gọi điện thoại nói trực tiếp với anh Doanh (chú ruột của cháu bé bị bắt nạt dã man ở huyện Ân Thi), ngỏ lời tới động viên cháu bé và gặp gỡ các đương sự bắt nạt. Anh Doanh không biết Tuyền là ai. Còn Tuyền thì bình tĩnh giải thích, và đại ý có bảo: về Tuyền thì anh Doanh có thể lên mạng tra cứu, chỉ vài giây là sẽ biết là ai.

Tuyền đó. 

01/02/2019

Nghe giảng và đi giảng những ngày áp Tết (tháng 1 năm 2019)

Ở vai trò nghe giảng thì thú vị, áp Tết, ông thầy vốn dân Triết đưa ra nhiều tâm sự. Đời đi học và đời đi làm của ông. Ông kể, đại khái: hồi chuẩn bị sang Nga để du học, thì người bé tí, chưa được 40 cân, nên bà mẹ phải lặn lội từ quê nhà lên gặp thẳng cụ Tạ Quang Bửu để xin cho thôi đi Nga mà ở nhà học ! Được toại nguyện. Ông học đâu bên ngành tự nhiên, rồi sau sang Triết học.