Gần đây, việc làm cho dễ hình dung về tình hình Trung Đông đối với tôi, là sự kiện thầy Nakamura đã tử nạn trên đường đi cứu trợ ở Afghanistan (xem lại trên Giao Blog ở đây).
Chúng tôi lần đầu tiên thấy và nghe thầy Nakamura nói chuyện tại hội trường của đại học là năm 2001.
Bây giờ là 2021, vậy vừa đúng 20 năm (2001-2021) ! Thầy Nakamura (sinh năm 1946) đã bị trúng đạn bắn tỉa ở Afghanistan vào cuối năm 2019, sau khoảng 30 năm bám trụ ở khu vực này.
Ngày 11 tháng 9 năm 2001, tôi ở khu vực tháp truyền hình Fukuoka. Chính ở điểm đó, tôi đã nghe tin tòa tháp đôi của Mĩ sập xuống nhanh chóng. Rồi trở lại trường ở Tokyo, và lần đầu tiên thấy thầy Nakamura tại trường vào mùa đông năm đó.
Đi một ít tin tức từ các nơi, từ nhiều nguồn và làm dần.
Tháng 8 năm 2021,
Giao Blog
Thầy Nakamura đến diễn thuyết tại trường tôi vào tháng 12 năm 2001 |
Chúng tôi ngồi hay đúng ở phía dưới để nghe thầy Nakamura nói |
..
アフガン掌握のタリバンが初めての会見 統治本格化も融和姿勢を強調
32.149 lượt xem
18 thg 8, 2021
https://www.youtube.com/watch?v=FfjfY5DShxA
アフガン・タリバンが勝利宣言 政権掌握 専門家「先行き予測立たない」
64.944 lượt xem
16 thg 8, 2021
---
【テヘラン=水野翔太、ワシントン=横堀裕也】アフガニスタン全土を制圧したイスラム主義勢力タリバンは17日、崩壊した政権の職員らに向けた声明で「恩赦」を宣言し、職場復帰などを求めた。深刻な女性差別など国際社会の懸念と国民の国外脱出の動きを意識し、国民を懐柔しつつ、新体制づくりに乗り出した。
タリバンの報道官は17日、カブールで、15日の全土掌握後、初めての記者会見を行った。「誰にも報復しない」と述べた上で、目指す新政権は「包括的なものだ」として、全ての民族との融和を図るとした。「女性の権利を保障する」とも強調したが、「イスラム法の範囲でだ」として、報道の自由も含め、一定程度の制限をかける考えも示した。
AP通信によると、タリバンナンバー2のアブドル・ガニ・バラダル師が17日、カタールからアフガン入りした。同通信は、タリバンが、政権ナンバー2だったアブドラ・アブドラ国家和解高等評議会議長や大統領経験者のハミド・カルザイ氏らと新体制に向けた協議に入っているとも伝えた。
一方、米国のバイデン大統領は16日、ホワイトハウスで、タリバンによるアフガン制圧後、初めてとなる演説を行い、アフガン政府の崩壊が「想定よりも早かった」と見通しの甘さを認めた。「米国の国益に合致しない戦いを無期限に続けるような過ちは繰り返さない」として、駐留米軍撤収の正当性を改めて訴えた。
バイデン政権の撤収堅持の姿勢には、米国内外から批判が強まっている。バイデン氏は演説で「米国は、軍が駐留していない複数の国においても効果的な対テロ作戦を実施している」と強調した。国際テロ組織アル・カーイダとのつながりを保っているとされるタリバンの復権で、アフガンが再び「テロの温床」となるとの懸念を意識したものだ。
https://www.yomiuri.co.jp/world/20210817-OYT1T50297/
..
---
CẬP NHẬT
2.
"Tôi đang ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất nhưng tôi sẽ sớm trở về đất nước của mình", ông Ghani nói và lưu ý rằng ông đang "tham khảo ý kiến của những người khác" trước khi về nước và sẽ tiếp tục hành động để "đạt được công lý cho người Afghanistan."
“"Tôi đang ở Dinh Tổng thống khi lực lượng an ninh thông báo rằng một cuộc đảo chính đã diễn ra khi Taliban tiến vào thủ đô. Tôi buộc phải rời Kabul, tôi không muốn trở thành lý do gây đổ máu ở thủ đô”, ông Ghani phân trần và cho biết thêm rằng ông ta đã bị truy lùng.
Chính trị gia này nhấn mạnh rằng ông không phải là kẻ phản bội. "Tôi không phản bội đất nước quê hương và yêu cầu mọi người đừng để ý đến những tin đồn. Chúng tôi muốn hòa bình cho Kabul và không muốn nó bị phá hủy. Tôi hy vọng rằng cuộc chiến ở Afghanistan sẽ kết thúc", ông nói thêm. "Các lực lượng vũ trang của chúng tôi không chịu trách nhiệm về thất bại này mà các chính trị gia phải chịu trách nhiệm".
Ông Ghani cũng nhấn mạnh rằng ông đã tham gia vào các cuộc đàm phán với Taliban để đảm bảo an ninh cho Kabul và chuyển giao quyền lực một cách hòa bình.
Ngày 15/8, ông Ghani đã bay ra khỏi Afghanistan vài giờ trước khi Taliban tiến vào Kabul mà không giao tranh và thiết lập toàn quyền kiểm soát thủ đô. Phó Tổng thống Amrullah Saleh tuyên bố mình là Tổng thống tạm quyền theo hiến pháp khi đất nước không có Tổng thống và kêu gọi khởi động vũ trang chống lại Taliban trong khi các nước phương Tây đang sơ tán công dân và nhân viên đại sứ quán của họ.
1.
(PLO)- Sau khi Taliban thắng thế ở Afghanistan, Hy Lạp đã xây dựng hàng rào dài 40 km ở biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ và triển khai hệ thống giám sát để ngăn một cuộc khủng hoảng người tị nạn mới.
Ngày 20-8, Hy Lạp cho biết nước này đã hoàn thành hàng rào dài 40 km ở biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ và triển khai một hệ thống giám sát mới để ngăn những người xin tị nạn tiếp cận châu Âu sau khi Taliban kiểm soát phần lớn Afghanistan, theo tờ South China Morning Post.
Binh sĩ Hy Lạp đứng gác ở biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AP
Các sự kiện ở Afghanistan những ngày gần đây đã làm dấy lên lo ngại ở Liên minh châu Âu về khả năng lặp lại cuộc khủng hoảng người tị nạn năm 2015. Khi đó, gần một triệu người chạy trốn chiến tranh và nghèo đói ở Trung Đông đã vượt qua biên giới Hy Lạp để tìm cuộc sống tốt hơn ở lục địa già.
Vì vậy, hiện lực lượng biên phòng Hy Lạp đang trong tình trạng cảnh giác cao để đảm bảo nước này không trở thành cửa ngõ vào châu Âu của những người di cư một lần nữa.
Theo Bộ trưởng Bộ Bảo hộ Công dân Hy Lạp Michalis Chrisochoidis, cuộc khủng hoảng ở Afghanistan có thể tạo ra một làn sóng di cư mới vào châu Âu.
"Chúng tôi không thể thụ động chờ đợi tác động có thể xảy ra. Chúng tôi sẽ giữ cho biên giới của mình được an toàn và bất khả xâm phạm" - ông Chrisochoidis nói với các phóng viên.
https://plo.vn/quoc-te/hy-lap-xay-tuong-o-bien-gioi-ngan-nguoi-ti-nan-afghanistan-tran-vao-chau-au-1009628.html
..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.