Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn chữ-quốc-ngữ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chữ-quốc-ngữ. Hiển thị tất cả bài đăng

24/11/2017

Tư duy sáng tạo văn tự của người Việt : đề án cải tiến "cực chất" của nhà ngôn ngữ Bùi Hiền

Đề án cải tiến chữ quốc ngữ của cụ Bùi Hiền, nói chơi chút, là: nếu cụ Đắc Lộ (tác giả của từ điển Việt - Bồ - La xuất bản tại châu Âu hồi đầu thập niên 1650) mà có được thấy thì chắc cũng sẽ phát hoảng. Rồi Đắc Lộ sẽ lẳng lặng đem đốt luôn cuốn Việt - Bồ - La tiêu tốn mấy chục năm bôn ba cả Đàng Trong và Đàng Ngoài của cụ, lại cộng với mấy năm ròng rã suốt ngày ngồi tự sắp chữ ở bên trời Tây.

Về cơ bản, cách viết quốc ngữ của chúng ta bây giờ, năm 2017, như tôi đang gõ trên màn hình này, là bắt đầu đã được tạo khuôn từ chính tả do nhóm Đắc Lộ đưa ra từ mấy trăm năm trước.

19/07/2017

Chuyến đi Pháp hồi đầu thế kỉ XX của nhà khoa bảng Trần Tán Bình

Đó là những năm 1905-1906. Tức ngang với thời điểm cụ Phan Bội Châu bắt đầu xuất du sang Nhật, khởi động phong trào Đông Du.

Lúc đó cụ Trần Tán Bình  đang giữ chức Tri phủ Hoài Đức. Cụ là một trong những vị quan Việt Nam đầu tiên sang Pháp theo chương trình của chính phủ bảo hộ. Mới tầm khoảng 40 tuổi (Trần Tán Bình sinh năm 1868, mất năm 1937).

Mấy năm sau nữa thì cụ Phan Chu Trinh mới có điều kiện tới Pháp.

15/07/2017

Sách in thạch bản năm 1909 ở Tokyo, bởi nhóm Phan Bội Châu

Sách in thạch bản, đúng như tự thuật sau này của Phan Bội Châu. Kĩ thuật in thạch bản lúc đó rất thịnh hành ở Nhật.

Bản in năm 1909 này vẫn được lưu ở Bộ Ngoại giao Nhật. Được ghi rõ là "tái bản" ở trang cuối cùng.

Lúc ấy, Trần Đông Phong đã tự vẫn tại Tokyo. Tình hình của Phan và các chí sĩ ở Tokyo rơi vào quẫn bách cùng cực. May mà có được sự giúp đỡ vô tư và kịp thời của bác sĩ Asaba.

Các sách vở của Phan và nhóm chí sĩ Việt Nam ở Tokyo được in ra lúc đó là nhờ vào tiền ăn mày từ Asaba (chữ "ăn mày" là của Phan Bội Châu). Trần Đông Phong mất năm Mậu Thân (1908), loạt sách này in năm Kỉ Dậu (1909).

20/04/2017

Thông tin Hội thảo : Thứ Bảy tuần này (22/4/2017)

Về hội thảo này, đã điểm tin từ cuối năm ngoái (xem lại ở đây).

Hội thảo Ngôn ngữ học Quốc tế lần thứ III Các khuynh hướng ngôn ngữ học hiện đại và nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam

Đại khái chương trình hội thảo như sau (chụp ảnh giấy mời đã nhận được):

27/03/2017

Di sản trước tác của Nguyễn Văn Tố (thư mục của nhóm Ngô Thế Long)

Về học giả Nguyễn Văn Tố, trước đây, Giao Blog đã đăng một đoạn hồi ức của Nguyễn Thiệu Lâu. Xem lại ở đây (tháng 11/2016).

Bây giờ là thư mục Nguyễn Văn Tố, được thực hiện bởi nhóm Ngô Thế Long.

Mình thì đang đọc một ít về Hồ Tây của cụ Tố. Nhưng mà cụ viết thì đơn sơ quá. Hầu như chỉ làm việc trên bàn giấy mà thôi. 

25/03/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : Lại có tin vịt về chữ của người Giao Chỉ, mà ở Tây Nguyên !

Đem gắn cha Đắc Lộ (vừa đi một entry ngắn hôm qua, ở đây) với bộ chữ người Giao Chỉ đã là ý tưởng kinh khủng rồi. Ngay đến tên của Đắc Lộ còn viết sai mấy lần.

Mấy cái chữ của người Giao Chỉ này, gắn với công "phát hiện" của ông quan Vương Duy Trinh, đã là câu chuyện cũ lắm rồi. Bây giờ, không còn ai, nếu là người nghiêm túc, còn nhắc đến nữa. 

Bài vừa xuất hiện trên tờ báo của ngành công an.

24/03/2017

Đất Việt và người Việt mến yêu hồi thế kỉ 17, từ tấm lòng của cha Đắc Lộ (1593-1660)

Đang viết nhanh một thiên ngắn về Đắc Lộ (một vài thiên ngắn khác, mà thấy ở trên mạng do tôi viết về Đắc Lộ, thì tạm thời thấy ở đây hay ở đây).

Vẫn cảm động với những dòng mà Đắc Lộ viết khi phải miễn cường rời khỏi đất Việt khi đó. Ông bị cả hai chúa Đàng Trong và Đàng Ngoài trục xuất.

11/03/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : nhà thư pháp quốc ngữ Nguyễn Quốc Trọng với vùng đất Trấn Biên (1)

Nếu so sánh để chọn một trong hai, tức hai dòng thư pháp Việt Nam đương đại, thì mình chọn thư pháp quốc ngữ, mà không chọn thư pháp Hán Nôm.

Thư pháp Hán Nôm đương đại thì nói sau. 

Hôm nay, trong mục Văn nghệ Thứ Bảy, sẽ đề cập đến thư pháp quốc ngữ với một gương mặt tiêu biểu của giới trẻ phía Nam hiện nay, là họa sĩ - thư pháp gia quốc ngữ Nguyễn Quốc Trọng.

Hình như câu chuyện ấn tượng đầu tiên chúng tôi nói với nhau, ở lần gặp mặt đầu tiên, là về văn phòng đại diện của hãng Bitis (Bình Tiên) ở thành phố Quảng Châu (Quảng Đông, Trung Quốc). Về ngôi chùa Đại Phật tự ở gần (đã viết về chùa này từ 2012, ở đây), và về tiệm cơm Việt Nam ở không xa đó.

09/03/2017

Từ "khoa học" trong tiếng Việt có gốc từ đâu ?

Theo các nhà ngôn ngữ học của Trung Quốc, thì từ "khoa học" trong tiếng Trung Quốc hiện nay vốn có gốc từ tiếng Nhật (chữ Hán trong tiếng Nhật). Kết quả khảo cứu của phía Trung Quốc đã được Trần Đình Sử giới thiệu bằng tiếng Việt nhiều năm trước (xem lại ở đây).

Từ đó, có thể suy luận, "khoa học" trong tiếng Việt ngày nay cũng là có gốc từ tiếng Nhật (lấy qua tiếng Trung Quốc).

Nhưng cũng có người thì cho rằng, "khoa học" không phải từ tiếng Nhật, mà có thể là "thuần quốc ngữ" do nhóm Phạm Quỳnh làm. Đọc ở dưới.

08/01/2017

Trương Vĩnh Ký từng để vua Hùng lao đầu xuống giếng mà chết

Sự kiện sách về Trương Vĩnh Ký xuất bản gần đây đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Trong phạm vi chuyên môn, với tôi, Trương Vĩnh Ký luôn là một tác giả xuất sắc thời cuối thế kỉ 19. Cuốn sử Việt Nam bằng chữ quốc ngữ in đầu tiên (không phải dạng viết tay) là của Trương Vĩnh Ký.

11/11/2016

Nghĩ lại về lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ 20 (bài Liam, bản dịch Nguyễn Hồng Phúc)

Năm 1920 có thể coi là năm bản lề cho sự thay đổi của Việt Nam. 

Ở một hướng nghiên cứu khác với Liam, mình cũng đưa ra thời điểm tương tự, là thập niên 1910.

Còn đang viết dở. Nhưng một phần của nó thì đã có thể thấy một chút qua phân tích liên quan đến Cao Đài (đã công bố từ 2014 và gần đây, tạm xem ở đây). Chưa kịp nói đến trong bài về chữ Nôm mới công bố gần đây, vì không có đủ diện tích giấy do phải hạn chế về số chữ của bài (bài về chữ Nôm tạm xem bản trên mạng ở đây).