Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

26/02/2025

Cải cách hành chính 2024 - 2025 : tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả (2)

Mở một entry mới để lưu trữ tư liệu.

Kì 1 thì đọc ở đây.

Tháng 2 năm 2025,

Giao Blog


---

Các entry liên quan đã đi trên blog này:

Cải cách hành chính 2024 - 2025 : tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả (2)

Cải cách hành chính 2024 - 2025 : tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả


---


7. Dân tộc và Tôn giáo về một nơi chốn

"

- Chính phủ: Bộ Dân tộc và Tôn giáo.
- Viện Nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam: Viện Dân tộc học và Tôn giáo học.
- Khoa thuộc Trường KHXH và NV (Đại học Quốc gia Hà Nội): Khoa Nhân học và Tôn giáo học.
Cũng có một chút tiện lợi: sẽ diễn giải dễ hiểu và dễ được đồng cảm hơn về "Nhân học" cho học sinh sinh viên, đặc biệt là cho phụ huynh học sinh sinh viên.

Tháng 3 năm 2025,
Giao Blog

"

https://www.facebook.com/giao.blog/posts/pfbid08sFnGMzF1nJaHFDQng6QTQNtivRqWgXyWzzb1K9VZmoJpq4txMbppqiUzTjtPoJ4l


"

02/03/2025 10:35

(Chinhphu.vn) - Ngày 1/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo và các quyết định về công tác cán bộ tại Bộ Dân tộc và Tôn giáo.

CÔNG BỐ NGHỊ QUYẾT THÀNH LẬP BỘ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt Bộ Dân tộc và Tôn giáo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gửi lẵng hoa chúc mừng hội nghị.

Cùng dự hội nghị có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ngành, các cơ quan của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đại diện các dân tộc, các tổ chức tôn giáo.

Tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 176/2025/QH15 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, trong đó Bộ Dân tộc và Tôn giáo là một trong 17 bộ, cơ quan ngang bộ thuộc cơ cấu tổ chức của Chính phủ. 

Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Đào Ngọc Dung giữ chức Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Dân tộc và Tôn giáo; Thủ tướng Chính phủ có các quyết định bổ nhiệm các Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo gồm các ông, bà: Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà và Nguyễn Hải Trung.

Căn cứ cơ sở thực tiễn và thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW của Trung ương, việc thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo bảo đảm phù hợp với thực tiễn quản lý; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan hành chính nhà nước; về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

CÔNG BỐ NGHỊ QUYẾT THÀNH LẬP BỘ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO- Ảnh 3.

Thủ tướng chúc mừng Bộ Dân tộc và Tôn giáo lần đầu tiên được thành lập; đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa lớn hơn nữa là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với công tác dân tộc và tôn giáo để vừa thúc đẩy các phong trào, hoạt động, vừa quản lý nhà nước hiệu quả trong lĩnh vực tôn giáo và dân tộc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát huy hơn nữa đóng góp của các dân tộc, các tôn giáo cho sự nghiệp cách mạng

Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Bộ Dân tộc và Tôn giáo lần đầu tiên được thành lập; đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa lớn hơn nữa là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với công tác dân tộc và tôn giáo để vừa thúc đẩy các phong trào, hoạt động, vừa quản lý nhà nước hiệu quả trong lĩnh vực tôn giáo và dân tộc, phát huy hơn nữa đóng góp của các dân tộc, các tôn giáo cho sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ đất nước của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Nhân dịp này, Thủ tướng cũng ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực, đóng góp của đồng chí Phạm Thị Thanh Trà (Bộ trưởng Bộ Nội vụ) và đồng chí Hầu A Lềnh (Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc) trong lãnh đạo các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo và dân tộc thời gian qua.

Thủ tướng cũng chúc mừng đồng chí Đào Ngọc Dung đã hoàn thành nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và nay được giao nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo. 

Đồng thời, Thủ tướng trân trọng cảm ơn sự quan tâm, phối hợp của các cơ quan trong hệ thống chính trị với Chính phủ trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về dân tộc và tôn giáo.

CÔNG BỐ NGHỊ QUYẾT THÀNH LẬP BỘ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO- Ảnh 4.

Thủ tướng trao Quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo đối với đồng chí Đào Ngọc Dung - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Thủ tướng, đất nước ta có 54 dân tộc anh em, các dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Thủ tướng nhấn mạnh, điều cốt lõi nhất là tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, tình đồng chí, nghĩa đồng bào, được phát huy trong mọi thời kỳ, mọi giai đoạn cách mạng và thu đươc thắng lợi to lớn như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/Thành công, thành công, đại thành công.

Tương tự như vậy, chúng ta cũng phát huy mạnh mẽ đoàn kết giữa các tôn giáo, các tôn giáo gắn đạo với đời, đời với đạo theo tinh thần "đạo pháp và dân tộc". Với khối đại đoàn kết, trong đó đoàn kết các dân tộc, đoàn kết các tôn giáo, chúng ta đã cùng nhau vượt qua tất cả mọi khó khăn, thách thức, góp phần vào những thành tựu từ khi có Đảng và khi thành lập đất nước.

Thủ tướng nhấn mạnh, trong tình hình mới, điểm tựa của đất nước ta vẫn là tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, tình dân tộc, nghĩa đồng bào, cần tiếp tục phát huy cao độ nhất để thực hiện các nhiệm vụ chính trị cao cả và nặng nề mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó trong xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đoạn mới.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Dân tộc và Tôn giáo tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc và tôn giáo, thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định, trong đó lưu ý một số nội dung.

Theo đó, với công tác dân tộc, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần đoàn kết các dân tộc, các dân tộc phải được tiếp cận bình đẳng; làm sao để không có khoảng cách giữa các dân tộc trong sự phát triển; không để ai bị bỏ lại phía sau; không để các thế lực thù địch, phản động chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.

CÔNG BỐ NGHỊ QUYẾT THÀNH LẬP BỘ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO- Ảnh 5.

Thủ tướng trao Quyết định thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho lãnh đạo Bộ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Khẩn trương xây dựng đề án trường nội trú và nâng cấp, kiện toàn y tế cơ sở

Cho biết Bộ Chính trị vừa quyết định miễn học phí cho toàn bộ học sinh từ mầm non đến phổ thông trên cả nước, Thủ tướng bày tỏ trăn trở về trường học cho các cháu học sinh và nơi chữa bệnh cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới hải đảo. 

Người đứng đầu Chính phủ đề nghị Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương xây dựng đề án trên phạm vi cả nước trong năm nay để các cháu học sinh có trường nội trú mà "không phải đi xa, không phải đi bộ hàng chục km để đi học", đồng thời lo ăn ở cho các cháu. Nguồn kinh phí làm việc này từ tăng thu, tiết kiệm các khoản chi thường xuyên không cần thiết. 

Cùng với đó, Bộ trưởng Bộ Y tế xây dựng đề án nâng cấp, kiện toàn y tế cơ sở trên toàn quốc với phương châm chăm sóc, bảo vệ tính mạng sức khỏe, tính mạng người dân là trên hết, trước hết.

Theo Thủ tướng, nguyên tắc là ở đâu có học sinh thì ở đó có giáo viên, ở đâu có người bệnh thì ở đó có bác sĩ, song phải phù hợp thực tiễn, hợp lý và hiệu quả, điều quan trọng là phải phủ kín, đáp ứng nhu cầu của người dân nhưng không máy móc, không phải "1 học sinh thì 1 giáo viên, 1 người bệnh thì 1 bác sĩ".

Cùng với đó, phải phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, đưa văn hóa các dân tộc trở thành nguồn lực phát triển, phục vụ đất nước, vừa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân, vừa biến văn hóa thành của cải vật chất; trong đó có triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí…

Về công tác tôn giáo, Thủ tướng nhấn mạnh những vấn đề rất mấu chốt như cần bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, kết hợp chặt chẽ giữa đạo và đời, đời và đạo, tôn giáo gắn bó với dân tộc; thể chế hóa, thực hiện tốt việc quản lý nhà nước, quản lý để phát triển, thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, nguyện vọng của nhân dân; đồng thời đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào có đạo ngày càng cải thiện theo sự phát triển của đất nước với tinh thần không có ai bị bỏ lại phía sau.

Cùng với đó, các tổ chức tôn giáo, các hoạt động tôn giáo lành mạnh, gắn với sự phát triển của đất nước, phát huy đoàn kết trong nước, đoàn kết quốc tế, nâng cao vai trò của tôn giáo trong xã hội, trong các hoạt động quốc tế như đại lễ Phật đản VESAK, góp phần vào tiến trình phát triển tiến bộ, văn minh của loài người.

Đồng thời, không để các thế lực thù địch, phản động kích động vấn đề tôn giáo, gây chia rẽ giữa các tôn giáo. Thủ tướng cũng lưu ý nhiệm vụ triển khai internet vệ tinh để phủ sóng internet, thúc đẩy chuyển đổi số tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

CÔNG BỐ NGHỊ QUYẾT THÀNH LẬP BỘ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO- Ảnh 6.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng trao Quyết định bổ nhiệm cho các Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ Dân tộc và Tôn giáo phải phát huy và là hình mẫu về đoàn kết, thống nhất

Thủ tướng giao Bộ Dân tộc và Tôn giáo xây dựng đề án trình cấp có thẩm quyền để góp phần phát triển bình đẳng, lành mạnh, văn minh trong các tôn giáo.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ trưởng, Bộ Dân tộc và Tôn giáo bắt tay ngay vào công việc, không để gián đoạn công việc, nhất là những công việc liên quan tới người dân, công tác dân tộc và tôn giáo tích cực góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển đất nước, thúc đẩy tăng trưởng GDP từ 8% trở lên.

Thủ tướng lưu ý, Bộ Dân tộc và Tôn giáo phải phát huy và là hình mẫu về đoàn kết, thống nhất và lan tỏa đoàn kết, thống nhất; cán bộ phải sát cơ sở hơn, đi cơ sở nhiều hơn, đi tới tận vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, làm tốt hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền, tạo động lực, truyền cảm hứng cho sự phát triển bình đẳng và không bị ai bỏ lại phía sau.

Thay mặt Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Đảng, Nhà nước khi quyết định thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo; cam kết tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại buổi lễ; tập thể lãnh đạo, các đơn vị trực thuộc của Bộ Dân tộc và Tôn giáo tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất, tận tâm, tận tuỵ, làm hết sức mình thực hiện tốt nhất mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và nhân dân đã giao phó.

Cơ cấu tổ chức Bộ Dân tộc và Tôn giáo

CÔNG BỐ NGHỊ QUYẾT THÀNH LẬP BỘ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO- Ảnh 7.

"

https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/cong-bo-nghi-quyet-thanh-lap-bo-dan-toc-va-ton-giao-119250301233526827.htm


"


Sáng ngày 3 tháng 3 năm 2025, Trường tổ chức Lễ công bố các quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và nhân sự lãnh đạo, quản lý. Trong đó, bổ nhiệm PGS.TS Nguyễn Trường Giang giữ chức vụ Trưởng khoa Khoa Nhân học và Tôn giáo học; bổ nhiệm TS. Nguyễn Vũ Hoàng giữ chức vụ Phó Trưởng khoa Nhân học và Tôn giáo học kể từ ngày 21 tháng 2 năm 2025.



https://www.facebook.com/Khoanhanhoc/posts/pfbid0jEZMDTQjcWSKqqYndLtiPAsVszgMyYJ1SSFxnjuM5NdUqKpF2JwnV5GdeRx3ZkHwl

"


6. Ngày 28/2/2025

- Đề án sáp nhập một số Tỉnh,
- Không tổ chức cấp Huyện,
- Tiếp tục sáp nhập cấp Xã.
- Bây giờ, dừng đại hội cấp Xã và cấp Huyện.
Như vậy, chỉ còn Tỉnh và Xã. Không còn cấp trung gian là Huyện.

Tháng 3 năm 2025,
Giao Blog





https://www.facebook.com/giao.blog/posts/pfbid02rscz3WuqDc1aEkxpMGPohtDj1dXwhV8XAYLGXfZEWQmyZx5YngDWjHGFnw113PkMl


5.


19 viện trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

TPO - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 32/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Theo đó, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khoa học xã hội; cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển nhanh và bền vững của đất nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tư vấn về chính sách phát triển trong lĩnh vực khoa học xã hội; đào tạo nguồn nhân lực về khoa học xã hội theo quy định của pháp luật.

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: Vietnam Academy of Social Sciences, viết tắt là VASS.

19 viện trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam ảnh 1

Trụ sở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ảnh: PV.

Theo Nghị định, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có 26 đơn vị gồm:

1, Ban Tổ chức - Cán bộ; 2, Ban Tài chính và Quản lý khoa học; 3, Ban Hợp tác quốc tế; 4, Văn phòng; 5, Viện Nhà nước và Pháp luật; 6, Viện Triết học; 7, Viện Nghiên cứu Con người, Gia đình và Giới; 8, Viện Nghiên cứu Văn hóa; 9, Viện Dân tộc học và Tôn giáo học; 10, Viện Sử học; 11, Viện Văn học; 12, Viện Ngôn ngữ học; 13, Viện Xã hội học và Tâm lý học; 14, Viện Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương; 15, Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi; 16, Viện Nghiên cứu Châu Âu và Châu Mỹ; 17, Viện Kinh tế Việt Nam và Thế giới; 18, Viện Địa lý nhân văn và Phát triển bền vững; 19, Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ và Tây Nguyên; 20, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ; 21, Viện Khảo cổ học; 22, Viện Nghiên cứu Hán – Nôm; 23, Viện Thông tin Khoa học xã hội; 24, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam; 25, Học viện Khoa học xã hội; 26, Nhà xuất bản và Tạp chí Khoa học xã hội.

Các đơn vị 1 - 4 là các đơn vị chuyên môn giúp việc cho Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Văn phòng được tổ chức 10 phòng.

Các đơn vị từ 5 - 23 là các tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Các đơn vị 24 - 26 là các đơn vị sự nghiệp công lập khác.

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có Chủ tịch và không quá 4 Phó Chủ tịch.

Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Các Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; có trách nhiệm giúp Chủ tịch Viện chỉ đạo, giải quyết một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Viện, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

Nghị định nêu rõ, các tổ chức khoa học và công nghệ công lập, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc diện sắp xếp, tổ chức lại được tiếp tục hoạt động đến khi Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị mới sau khi sắp xếp, tổ chức lại theo quy định, thời hạn chậm nhất đến hết ngày 31/3.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3.

https://tienphong.vn/19-vien-truc-thuoc-vien-han-lam-khoa-hoc-xa-hoi-viet-nam-post1720377.tpo?fbclid=IwY2xjawIr425leHRuA2FlbQIxMQABHVxdP5S0a-C3pSIRdAnT8wMnyPP7ym7SmkjQdFFevPOnusGovMaSxQ4ITw_aem_-zdR7vxJFNrsW--0Q-FmnQ



4.  


Chính phủ

Ông Phạm Minh Chính

Ông Phạm Minh Chính

Thủ tướng Chính phủ

Ngày sinh: 10/12/1958

Quê quán: Xã Hoa Lộc, Huyện Hậu Lộc, Tỉnh Thanh Hóa

Xem chi tiết +

Ông Nguyễn Hòa Bình

Ông Nguyễn Hòa Bình

Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ

Ngày sinh: 24/05/1958

Quê quán: Xã Hành Đức, Huyện Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng Ngãi

Xem chi tiết +

Ông Trần Hồng Hà

Ông Trần Hồng Hà

Phó Thủ tướng Chính phủ

Ngày sinh: 19/04/1963

Quê quán: Huyện Can Lộc, Tỉnh Hà Tĩnh

Xem chi tiết +

Ông Lê Thành Long

Ông Lê Thành Long

Phó Thủ tướng Chính phủ

Ngày sinh: 23/09/1963

Quê quán: Phường Quảng Thọ, Thành phố Sầm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa

Xem chi tiết +

Ông Hồ Đức Phớc

Ông Hồ Đức Phớc

Phó Thủ tướng Chính phủ

Ngày sinh: 01/11/1963

Quê quán: Xã Quỳnh Thạch, Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An

Xem chi tiết +

Ông Bùi Thanh Sơn

Ông Bùi Thanh Sơn

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

Ngày sinh: 16/10/1962

Quê quán: Phường Tây Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Xem chi tiết +

Ông Mai Văn Chính

Ông Mai Văn Chính

Phó Thủ tướng Chính phủ

Ngày sinh: 01/01/1961

Quê quán: Xã Đức Hòa Đông, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An

Xem chi tiết +

Ông Nguyễn Chí Dũng

Ông Nguyễn Chí Dũng

Phó Thủ tướng Chính phủ

Ngày sinh: 05/08/1960

Quê quán: Xã Mai Phụ, Huyện Lộc Hà, Tỉnh Hà Tĩnh

Xem chi tiết +

Ông Phan Văn Giang

Ông Phan Văn Giang

Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng

Ngày sinh: 14/10/1960

Quê quán: Xã Hồng Quang, Huyện Nam Trực, Tỉnh Nam Định

Xem chi tiết +

Ông Lương Tam Quang

Ông Lương Tam Quang

Bộ trưởng Bộ Công an

Ngày sinh: 17/10/1965

Quê quán: Xã Hiệp Cường, Huyện Kim Động, Tỉnh Hưng Yên

Xem chi tiết +

Bà Phạm Thị Thanh Trà

Bà Phạm Thị Thanh Trà

Bộ trưởng Bộ Nội vụ

Ngày sinh: 21/01/1964

Quê quán: Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An

Xem chi tiết +

Ông Nguyễn Hải Ninh

Ông Nguyễn Hải Ninh

Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Ngày sinh: 24/01/1976

Quê quán: Xã Bình Minh, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên

Xem chi tiết +

Ông Nguyễn Văn Thắng

Ông Nguyễn Văn Thắng

Bộ trưởng Bộ Tài chính

Ngày sinh: 12/09/1973

Quê quán: Quận Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Xem chi tiết +

Ông Nguyễn Hồng Diên

Ông Nguyễn Hồng Diên

Bộ trưởng Bộ Công Thương

Ngày sinh: 16/03/1965

Quê quán: Xã Hồng Minh, Huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình

Xem chi tiết +

Ông Đỗ Đức Duy

Ông Đỗ Đức Duy

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Ngày sinh: 20/05/1970

Quê quán: Xã Thụy Văn, Huyện Thái Thụy, Tỉnh Thái Bình

Xem chi tiết +

Ông Trần Hồng Minh

Ông Trần Hồng Minh

Bộ trưởng Bộ Xây dựng

Ngày sinh: 04/11/1967

Quê quán: Xã An Mỹ, Huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội

Xem chi tiết +

Ông Nguyễn Mạnh Hùng

Ông Nguyễn Mạnh Hùng

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

Ngày sinh: 24/07/1962

Quê quán: Phường Tân Hồng, Thành phố Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh

Xem chi tiết +

Ông Nguyễn Kim Sơn

Ông Nguyễn Kim Sơn

Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo

Ngày sinh: 18/11/1966

Quê quán: Xã Tân Trào, Huyện Kiến Thuỵ, Thành phố Hải Phòng

Xem chi tiết +

Bà Đào Hồng Lan

Bà Đào Hồng Lan

Bộ trưởng Bộ Y tế

Ngày sinh: 23/07/1971

Quê quán: Xã Tam Kỳ, Huyện Kim Thành, Tỉnh Hải Dương

Xem chi tiết +

Ông Đào Ngọc Dung

Ông Đào Ngọc Dung

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Ngày sinh: 06/06/1962

Quê quán: Xã Nhân Mỹ, Huyện Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam

Xem chi tiết +

Ông Nguyễn Văn Hùng

Ông Nguyễn Văn Hùng

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Ngày sinh: 20/04/1961

Quê quán: Xã Trung Nam, Huyện Vĩnh Linh, Tỉnh Quảng Trị

Xem chi tiết +

Bà Nguyễn Thị Hồng

Bà Nguyễn Thị Hồng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngày sinh: 27/03/1968

Quê quán: Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Xem chi tiết +

Ông Đoàn Hồng Phong

Ông Đoàn Hồng Phong

Tổng Thanh tra Chính phủ

Ngày sinh: 02/01/1963

Quê quán: Thị trấn Quỹ Nhất, Huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định

Xem chi tiết +

Ông Trần Văn Sơn

Ông Trần Văn Sơn

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Ngày sinh: 01/12/1961

Quê quán: Xã Hải Anh, Huyện Hải Hậu, Tỉnh Nam Định

Xem chi tiết +

https://vietnamnet.vn/dai-hoi-dang-lan-thu-xiii/thanh-vien-chinh-phu.html?gidzl=Jj8MEGj7mGHDonOw2b3814d373yJMSzGLiqOEn89o55NdXPXHWl53GIG5J590CeFMC5ECp1qekO92qN30m&fbclid=IwY2xjawIhTtdleHRuA2FlbQIxMAABHQQuCQ4jID4-dboB-Xta_MRlVeaLxLAottR27I-7RVo4X2X9Z-QuXU6-Cg_aem_EmDJnIp4z-fq8rfpbSr5Ug#vnn_source=chitiet&vnn_medium=tinlienquan2


3.


Quang Phong

Chiều 25/2, UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai nghị quyết của HĐND thành phố về thành lập các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính thuộc UBND thành phố và công bố các quyết định về công tác cán bộ.

Cụ thể, ông Nguyễn Xuân Lưu (SN 1969) được phân công, bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tài chính sau hợp nhất Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính.

Ông Nguyễn Xuân Đại (SN 1973) được phân công, bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài nguyên và Môi trường.

dieu dong bo nhiem.jpeg
Lãnh đạo TP Hà Nội trao quyết định cho Ban Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường. Ảnh: Quang Phong

Ông Nguyễn Hồng Sơn (SN 1972) được phân công, bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội sau hợp nhất với Sở Thông tin và Truyền thông.

Ông Trần Đình Cảnh (SN 1974) được phân công, bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Nội vụ sau hợp nhất Sở Nội vụ và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.

Bà Bạch Liên Hương (SN 1975) được phân công, bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao.

Ông Nguyễn Phi Thường (SN SN 1971) được phân công, bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Xây dựng sau hợp nhất Sở Xây dựng và Sở Giao thông vận tải.

z6351211312467_45a60de4567faa70a8d04ed8d46fe3f0.jpg
Ông Nguyễn Xuân Lưu được phân công, bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tài chính. Ảnh: Trung Sơn

Ông Võ Nguyên Phong (SN 1969) được phân công, bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Công Thương.

Ông Nguyễn Nguyên Quân (SN 1969) được phân công bổ nhiệm làm Phó Giám đốc phụ trách Sở Dân tộc và Tôn giáo.

Ông Vũ Xuân Hùng (SN 1975) được phân công làm Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và Khu Công nghiệp TP Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội.

Ông Trương Việt Dũng (SN 1980) tiếp tục làm Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội sau sáp nhập Sở Ngoại vụ vào Văn phòng UBND thành phố.

Trước khi sắp xếp, tổng số cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính thuộc UBND TP là 23 cơ quan (21 cơ quan chuyên môn, 2 tổ chức hành chính).

Sau khi sắp xếp, tổng số cơ quan chuyên môn của UBND TP gồm 15 sở (giảm 6 sở) và 1 tổ chức hành chính (giảm 1 tổ chức hành chính).

Cụ thể, các sở ngành sau sắp xếp gồm: Nội vụ, Tư pháp, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Môi trường, Xây dựng, KH&CN, Văn hóa và Thể thao, GD&ĐT, Y tế, Dân tộc và Tôn giáo, Du lịch, Quy hoạch - Kiến trúc và Thanh tra TP, Văn phòng UBND TP, Ban Quản lý khu công nghệ cao và khu công nghiệp thành phố.

Tại hội nghị, ông Trần Đình Cảnh, Giám đốc Sở Nội vụ đã công bố quyết định đối với ông Đỗ Đình Hồng (SN 1965), Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao nghỉ công tác theo nguyện vọng từ ngày 1/3; Ông Lê Anh Quân (SN 1967), Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư được điều động, bổ nhiệm làm Phó Trưởng Ban Nội chính Thành ủy; Ông Lê Thanh Nam (SN 1971), Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được điều động, bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban Ban Tổ chức Thành ủy.

https://vietnamnet.vn/nhan-su-giam-doc-10-so-nganh-cua-ha-noi-sau-hop-nhat-sap-nhap-2374901.html


2.

Quang Phong

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, TP Hà Nội giữ nguyên 7.940 chỉ tiêu biên chế công chức từ cấp huyện trở lên và 117.555 chỉ tiêu biên chế viên chức hưởng lương ngân sách nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập.

HĐND TP Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết quyết định biên chế và chỉ tiêu hợp đồng lao động khối chính quyền thành phố năm 2025.

Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, UBND TP Hà Nội đã sắp xếp, sáp nhập 16 sở và cơ quan tương đương thành 8 cơ quan; điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ đối với 9 cơ quan, đơn vị; kiện toàn tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của 9 chi cục; kết thúc hoạt động của 1 đơn vị sự nghiệp.

so noi vu.jpeg
Ban lãnh đạo Sở Nội vụ TP Hà Nội sau sáp nhập. Ảnh: Trung Sơn

Đồng thời, thành phố cũng đã triển khai việc thành lập các chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công trên cơ sở kế thừa, sắp xếp lại bộ phận "một cửa" của UBND cấp huyện hiện nay. 

Theo Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh, để đảm bảo hoạt động của các cơ quan, đơn vị mới sau sắp xếp, việc điều chỉnh biên chế công chức, viên chức, chỉ tiêu hợp đồng lao động khối chính quyền là cần thiết, làm cơ sở để các cơ quan, đơn vị mới kịp thời triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ một cách hiệu quả, đáp ứng các nhiệm vụ chính trị của thành phố giao.

Thực hiện nhiệm vụ trên, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về biên chế và chỉ tiêu hợp đồng lao động khối chính quyền thành phố năm 2025.

Theo đó, công chức hành chính cấp huyện trở lên gồm 7.940 chỉ tiêu (giữ nguyên so với số được giao tại Nghị quyết số 59/NQ-HĐND), trong đó, chỉ tiêu biên chế phân bổ cho các cơ quan, đơn vị là 7.918 chỉ tiêu; chỉ tiêu biên chế dự phòng gồm 22 chỉ tiêu.

Theo tờ trình của UBND TP, tổng biên chế công chức, viên chức và chỉ tiêu hợp đồng lao động của thành phố sau sắp xếp như sau: Biên chế viên chức hưởng lương ngân sách nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập gồm 117.555 chỉ tiêu (giữ nguyên so với số được giao tại Nghị quyết số 59/NQ-HĐND).

Trong đó, chỉ tiêu biên chế phân bổ là 117.287 chỉ tiêu; chỉ tiêu biên chế dự phòng là 268 chỉ tiêu.

Chỉ tiêu hợp đồng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tại Luật Thủ đô là 472 chỉ tiêu. Chỉ tiêu hợp đồng lao động trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập gồm 22.915 chỉ tiêu.

Cụ thể, hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP gồm 11.995 chỉ tiêu. Trong đó, khối các cơ quan hành chính có 1.497 chỉ tiêu; khối các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố 10.498 chỉ tiêu.

Hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ tại đơn vị sự nghiệp thuộc nhóm 4 lĩnh vực y tế, giáo dục gồm 2.807 chỉ tiêu (giữ nguyên).

Hợp đồng làm công việc nhân viên nuôi dưỡng tại trường mầm non là 8.113 chỉ tiêu (giữ nguyên).

Sau sắp xếp, cán bộ phường có 1.056 chỉ tiêu; công chức phường có 2.625 chỉ tiêu; cán bộ, công chức xã, thị trấn có 8.632 chỉ tiêu; số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã là 8.065 chỉ tiêu.

https://vietnamnet.vn/sau-sap-xep-ha-noi-giu-nguyen-gan-8-000-chi-tieu-cong-chuc-cap-huyen-tro-len-2375063.html


1. Đến ngày 25/2/2025, cơ cấu của VASS

"

Tin mới, vừa cập nhật.
Cụ thể đọc trong trích đoạn của tư liệu.

Tháng 2 năm 2025,
Giao Blog

"

https://www.facebook.com/giao.blog/posts/pfbid0ApwVihBvZztwjk5Bc5NELD5c3Hj4RSM1waD3S47CxL6b9EKmC3zjmNpsGMJvK1Kpl?notif_id=1740544410611026&notif_t=feedback_reaction_generic&ref=notif








1 nhận xét:

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.