Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

22/11/2021

Văn hóa soi đường cho quốc dân đi (luận đề "văn hóa" và "soi đường")

Gần đây, tôi đã đưa ra một luận đề "văn hóa" là "văn hóa nào". Đã phát biểu công khai ở nhiều không gian học thuật và ứng dụng học thuật, cũng đã in thành bản thảo sách (sắp tới, sẽ thành sách xuất bản chính thức), ví dụ ở đây (tháng 12 năm 2020) hay ở đây (tháng 7 năm 2020).

Bây giờ, đang nóng trên công luận là luận để "văn hóa soi đường cho quốc dân đi". Đợt này, đi qua triển lãm Vân Hồ nhiều lần, đều thấy rực rỡ tuyên truyền; còn về nhà mở tivi thì cũng thấy VTV liên tục đề cập.

Một ít thông tin và một ít bình luận (bình luận đầu tiên dành cho học giả Lại Nguyên Ân).

Cập nhật và bổ sung dần như mọi khi.

Tháng 11 năm 2021,

Giao Blog


---

TIN TỨC


2.

11:07 22/11/2021

75 năm Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ Nhất: Nâng văn hóa dân tộc lên một tầm cao mới

Hội nghị Văn hóa toàn quốc sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 24/11/2021 - đúng vào ngày mà 75 năm trước đã diễn ra Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ Nhất (24/11/1946).

(Thethaovanhoa.vn) - Hội nghị Văn hóa toàn quốc sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 24/11/2021 - đúng vào ngày mà 75 năm trước đã diễn ra Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ Nhất (24/11/1946) tại Nhà hát Lớn (Hà Nội) với câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”.

Hội nghị Văn hóa 2021: Những vấn đề 'nóng' về phát triển văn hóa - văn nghệ

Hội nghị Văn hóa 2021: Những vấn đề 'nóng' về phát triển văn hóa - văn nghệ

Ngày 19/11, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học "Từ Hội Văn hóa cứu quốc tới Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam - Những vấn đề hiện nay của sự phát triển văn hóa - văn nghệ". Hội thảo có sự tham gia của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa, văn nghệ sỹ đại diện các hội văn học, nghệ thuật...

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa ra đời đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thách thức do chế độ thực dân phong kiến để lại: Sản xuất đình đốn, nạn đóỉ hoành hành, gần 2 triệu người chết đói, hơn 90% dân số mù chữ, tài chính quốc gia trống rỗng, giặc ngoại xâm lăm le… Trước tình hình đó, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nâng văn hóa dân tộc lên một tầm cao mới.

Văn hóa không tách khỏi sự nghiệp cách mạng. Quán triệt tư tưởng của Đề cương văn hóa, Người đề ra khẩu hiệu: “Kháng chiến hóa văn hóa và văn hóa hóa kháng chiến”. Cả 3 thứ giặc: Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm đều nguy hiểm như nhau và nhiệm vụ của người cộng sản là phải tiêu diệt cả 3 thứ giặc đó. Người đề nghị mở ngay chiến dịch chống giặc đói, giặc dốt.

Chú thích ảnh
Ngày 7/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự khai mạc Triển lãm Tuần Văn hóa tại Khai Trí Tiến Đức

Người nói: “Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn 1 bữa, mỗi tháng nhịn ăn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa 1 bơ) để cứu dân nghèo”. Người coi dốt nát cũng là một thứ giặc: “Địch dốt nát giúp cho địch ngoại xâm. Địch dốt nát tấn công ta về tinh thần, cũng như địch ngoại xâm tấn công ta bằng vũ lực...”, mà “Dốt thì dại, dại thì hèn”. Vì thế, “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ”.

Giữa lúc bộn bề công việc, ngày 7/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành thời gian đến dự Triển lãm Văn hóa và có lời phát biểu trong lễ khai mạc trang trọng, đề cao sức mạnh văn hóa: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có 4 vấn đề cần phải chú ý đến, cùng phải coi là quan trọng ngang nhau: Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Nhưng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng; những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và đủ điều kiện để phát triển được”.

Chú thích ảnh
Bìa trước và sau của tờ rơi Thể lệ Triển lãm và dự kiến Hội nghị Tranh luận về Hội họa năm 1951

Sức lan tỏa từ Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ Nhất

Năm 1946, tình thế cách mạng Việt Nam như “ngàn cân treo sợi tóc”, thực dân Pháp gây hấn, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất vẫn được tổ chức tại Nhà hát Lớn (Hà Nội) trong 1 ngày - 24/11/1946 (rút ngắn thời gian so với dự kiến ban đầu). Hơn 200 đại biểu là các nhà hoạt động văn hóa trên toàn quốc và đại diện Chính phủ, Quốc hội tham dự hội nghị đóng góp nhiều ý kiến quý báu. Do tình thế quân sự khẩn trương ở Hải Phòng và Hà Nội, Hội nghị chỉ họp trong ngày trước khi rời Hà Nội, lên Việt Bắc chuẩn bị cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Trong diễn văn khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sức mạnh của văn hóa: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”. Người chỉ rõ: “Văn hóa Việt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đông phương và Tây phương mà chung đúc lại. Vì thế, để tạo ra nền văn hóa Việt Nam, cần phải lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay, trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần thuần túy Việt Nam để hợp với tinh thần dân chủ”.

Đồng thời, Người nêu nhiệm vụ của nền văn hóa mới là “phục vụ sự nghiệp đấu tranh của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân”. Nền văn hóa mới phải kế thừa những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống và mang những tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng. Người nêu rõ vị trí, ảnh hưởng của văn hóa nghệ thuật trong việc giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng con người Việt Nam yêu nước, độc lập, tự cường, tự chủ. Người kêu gọi các nhà văn hóa Việt Nam “Hãy chú ý đặc biệt đến nhi đồng". Người nói: “Nhi đồng Việt Nam đã tiến bộ nhiều về văn hóa. Cứ xem khi có công việc gì thích hợp để làm, các em đã làm rất tài tình. Ví dụ như cần tuyên truyền đời sống mới, cần chống nạn mù chữ, các em diễn được ngay những vở kịch ngắn, vui mà khéo biết bao!”.

Chú thích ảnh
Bác Hồ với Đoàn Ca múa Nhân dân

Hội nghị lần thứ nhất đã đặt cơ sở cho việc xây dựng nền văn hóa mới của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Xem thói quen và những truyền thống lạc hậu là một loại kẻ thù, năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm Đời sống mới, phát động phong trào Đời sống mới, xây dựng và phát triển những thuần phong, mỹ tục mới trong nhân dân; mỗi ngành, mỗi giới đều có phong trào riêng của mình. Người đã có cách nhìn biện chứng, sâu sắc về mối quan hệ giữa cái “cũ” và cái “mới” trong xây dựng đời sống mới: “Không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ... Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý... Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm... Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm”.

Từ 16 đến 20/7/1948, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai diễn ra tại Phú Thọ, phát huy tiềm năng sức mạnh nội sinh của văn hóa, thực hiện “Văn hóa hóa kháng chiến”, “Kháng chiến hóa văn hóa”. Các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương chủ trì Hội nghị. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư chúc mừng Đại hội. Toàn văn bức thư của Người đã được đọc trân trọng tại lễ khai mạc Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai vào sáng ngày 16/7/1948. Người động viên và kêu gọi tri thức, các nhà hoạt động văn hóa văn nghệ tích cực tham gia đóng góp cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc, trong phong trào thi đua ái quốc của toàn dân tộc và nhấn mạnh: “Trong sự nghiệp vĩ đại kháng chiến kiến quốc của dân tộc ta, văn hóa gánh một phần quan trọng… Song từ nay trở đi chúng ta cần phải xây đắp một nền văn hóa kháng chiến kiến quốc của toàn dân”.

Đồng thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định nhiệm vụ của văn hóa là “chẳng những để cổ động tinh thần và lực lượng kháng chiến kiến quốc của nhân dân, mà còn phải nêu rõ những thành tích kháng chiến kiến quốc vĩ đại của ta cho thế giới biết. Các nhà văn hóa ta phải có những tác phẩm xứng đáng, chẳng những để biểu dương sự nghiệp kháng chiến kiến quốc bây giờ, mà còn để lưu truyền cái lịch sử oanh liệt kháng chiến kiến quốc cho hậu thế”.

Ngày 18/7/1948, Tổng Bí thư Trường Chinh đã trình bày báo cáo “Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam”, hướng tới xây dựng một nền văn hóa dân chủ mới Việt Nam hội đủ 3 tính chất: Dân tộc, khoa học, đại chúng...”. Đây là một văn kiện hoàn chỉnh đầu tiên của Đảng ta về trí thức và văn hóa văn nghệ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Chú thích ảnh
Bình dân học vụ (khắc gỗ) của Trần Văn Cẩn 1948

Văn nghệ là lĩnh vực đặc biệt tinh tế của văn hóa

Ðảng ta đã rất quan tâm văn học nghệ thuật, coi văn học nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa. Cũng giai đoạn này, tại Chiến khu Việt Bắc, cùng với việc phải lo cho kháng chiến toàn quốc, Trung ương Ðảng đã nghĩ đến việc cần tập hợp đội ngũ văn nghệ sĩ. Xác định văn học nghệ thuật là lĩnh vực tinh tế của văn hóa, từ ngày 23 đến 25/7/1948, Hội nghị Văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại làng Dộc Phát, xã Yên Kỳ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Ngày 25/7/1948, Hội Văn nghệ Việt Nam chính thức được thành lập. Hội Văn nghệ Việt Nam là sự tiếp nối Hội Văn hóa cứu quốc và là tiền thân của Ủy ban Toàn quốc các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.

Sau Hội nghị Văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất, 4/1949 Hội nghị Văn nghệ Quân đội lần thứ nhất khai mạc tại Việt Bắc. Hội nghị đã xây dựng nền móng cho phong trào văn nghệ quân đội, thành lập Ban văn nghệ quân đội. Từ đó, phong trào văn nghệ quân đội trở thành một tổ chức lan rộng trong toàn quốc. Lực lượng văn nghệ quân đội trưởng thành về đội ngũ và tác phẩm. Văn nghệ sĩ quân đội hưởng ứng khẩu hiệu “cách mạng hóa tư tưởng, quần chúng hóa sinh hoạt” đã nhanh chóng bồi đắp vốn sống bằng những chuyến đi theo chiến dịch cùng bộ đội.

Tại Việt Bắc từ ngày 25 đến 28/9/1949 đã diễn ra Hội nghị Tranh luận văn nghệ Việt Bắc. Đây là hội nghị học tập, cải tạo tư tưởng, bồi dưỡng nghiệp vụ về văn nghệ phục vụ kháng chiến... Sau hội nghị này xuất hiện phong trào văn nghệ sĩ đầu quân làm công tác văn nghệ trong quân đội và sáng tác, biểu diễn phục vụ chiến trường, tạo ra nền văn nghệ kháng chiến chống Pháp.

Ðại hội Văn nghệ toàn quốc lần II diễn ra tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 20 đến 23/2/1957. Ðại hội đã nhận định tình hình, khẳng định thành tích và đề ra những nhiệm vụ mới cho văn nghệ ở cả 2 miền. Tại lễ bế mạc Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần II, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu: “Tôi lấy danh nghĩa một người yêu chuộng văn nghệ xin chúc mừng Đại hội Văn nghệ thành công”. Kết thúc bài nói chuyện, Người nói: “Phần trước tôi đã đứng về địa vị một người yêu chuộng văn nghệ mà nói. Bây giờ đứng về địa vị một người chính trị, tôi xin hứa rằng Trung ương Đảng và Chính phủ sẽ cố gắng trong khả năng của mình giúp đỡ văn nghệ tiến lên”.

Tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần III, ngày 1/12/1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và phát biểu: “Quần chúng đang chờ đợi những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại vẻ vang của chúng ta, những tác phẩm ca tụng chân thật, những người mới, việc mới chẳng những làm gương cho chúng ta ngày nay, mà còn giáo dục con cháu ta đời sau…”.

Nhân dân ta kế thừa, phát triển và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, không ngừng sáng tạo những giá trị văn hóa mới thấm đẫm tinh thần yêu nước và lý tưởng xã hội chủ nghĩa phù hợp với đất nước và tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, đưa đất nước vững bước trong xu thế phát triển của nhân loại tiến bộ. Đó là sức mạnh hiện thực của văn hóa Việt Nam.

PGS-TS Lê Thị Bích Hồng

https://thethaovanhoa.vn/printer-20211122064415702.htm

https://thethaovanhoa.vn/van-hoa/75-nam-hoi-nghi-van-hoa-toan-quoc-lan-thu-nhat-nang-van-hoa-dan-toc-len-mot-tam-cao-moi-n20211122064415702.htm


1.

11:19 19/11/2021

Hội nghị Văn hóa 2021: Những vấn đề 'nóng' về phát triển văn hóa - văn nghệ

Ngày 19/11, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học "Từ Hội Văn hóa cứu quốc tới Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam - Những vấn đề hiện nay của sự phát triển văn hóa - văn nghệ". Hội thảo có sự tham gia của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa, văn nghệ sỹ đại diện các hội văn học, nghệ thuật...

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 19/11, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học "Từ Hội Văn hóa cứu quốc tới Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam - Những vấn đề hiện nay của sự phát triển văn hóa - văn nghệ". Hội thảo có sự tham gia của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa, văn nghệ sỹ đại diện các hội văn học, nghệ thuật...

Hội nghị Văn hóa 2021- Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh

Hội nghị Văn hóa 2021- Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh

Ngày 24/11 tới, Hội nghị Văn hóa toàn quốc sẽ được tổ chức nhằm đánh giá việc triển khai đường lối, chủ trương của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ thời gian qua.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhạc sỹ Việt Nam, cho biết: Hưởng ứng và chào mừng Hội nghị Văn hóa toàn quốc dự kiến diễn ra tại Thủ đô Hà Nội vào ngày 24/11, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Từ Hội Văn hóa cứu quốc tới Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam – Những vấn đề hiện nay của sự phát triển văn hóa – văn nghệ".

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Hồng Quân, năm 2021 là năm đầu tiên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong đó có những vấn đề quan trọng về văn hóa - văn học nghệ thuật. Đây cũng là năm bắt đầu của nhiệm kỳ X (2020 - 2025) của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, một chặng đường mới trên con đường phát triển tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp với những kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, thiết thực và toàn diện.

Hội nghị Văn hóa 2021: Những vấn đề 'nóng' về phát triển văn hóa - văn nghệ, hội nghị văn hóa 2021, hội nghị văn hóa, phát triển văn hóa
 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị trực tuyến định hướng, góp ý dự thảo "Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030"

Hội thảo đã ôn lại truyền thống vẻ vang, những chặng đường lịch sử từ khi Đảng thành lập Hội Văn hóa cứu quốc (năm 1943), Hội Văn nghệ Việt Nam (tháng 7/1948) đến Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam ngày nay, những thành tựu, hạn chế và bài học.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Hồng Quân, sau khi "Đề cương về Văn hóa Việt Nam" do Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo, được Trung ương Đảng thông qua năm 1943, thì cũng trong năm đó (tháng 4/1943) Hội Văn hóa cứu quốc được thành lập. Đến năm 1948 cùng với việc đổi tên Hội Văn hóa cứu quốc thành Hội Văn hóa Việt Nam, Hội Văn nghệ Việt Nam được thành lập và là thành viên của Hội Văn hóa Việt Nam, thành viên của Mặt trận Dân tộc thống nhất. Đây là tổ chức tiền thân của Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam ngày nay.

Đầu năm 1957, Hội Văn nghệ Việt Nam đổi tên thành Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam và cho đến năm 1995 được đổi thành Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Theo dòng thời gian, Liên hiệp đã trải qua 10 kỳ đại hội với các thế hệ văn nghệ sỹ đi theo cách mạng.

Có thể kể đến tên tuổi các văn nghệ sỹ tiêu biểu, nổi tiếng, đứng đầu tổ chức Hội như vị Chủ tịch đầu tiên là nhà văn Nguyễn Tuân, kế tiếp đứng trong đội ngũ lãnh đạo Hội là nhà văn Đặng Thai Mai, nhà thơ Huy Cận, nhà văn Nguyễn Đinh Thi, nhạc sỹ Trần Hoàn, nghệ sỹ nhiếp ảnh Lê Phức, Phó Giáo sư, họa sỹ Vũ Giáng Hương, nhà thơ Hữu Thỉnh... 

Hội nghị Văn hóa 2021: Những vấn đề 'nóng' về phát triển văn hóa - văn nghệ, hội nghị văn hóa 2021, hội nghị văn hóa, phát triển văn hóa
Những vấn đề hiện nay của sự phát triển văn hóa – văn nghệ được đề cập qua nhiều tham luận

Các đại biểu tham dự hội thảo đã trình bày tham luận và trao đổi ý kiến về những vấn đề đặt ra hôm nay cho sự phát triển văn hóa - văn nghệ, đội ngũ văn nghệ sỹ trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Nhiều tham luận tại hội thảo đã khẳng định những đóng góp của văn học nghệ thuật đối với sự phát triển của đất nước như: "Những vấn đề đặt ra cho văn nghệ sỹ nói chung, những người làm công tác văn hóa văn nghệ dân gian nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế" của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Hồng Lý, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam; "Từ Đề cương văn hoá Việt Nam đến Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ nhất và buổi đầu phát triển đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng cộng sản Việt Nam" của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Thiện, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam; "Nhiếp ảnh Việt Nam góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xâu dựng và bảo vệ Tổ quốc" của Thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Đông, Chủ tịch Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam…

Các tham luận và ý kiến phát biểu tập trung làm rõ: Thời cơ, thuận lợi, khó khăn thách thức đối với hoạt động văn hóa - văn nghệ trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0; Thực trạng đội ngũ văn nghệ sỹ, tính kế thừa và phát triển; Nâng cao tính chuyên nghiệp trong sáng tác, lý luận phê bình văn học nghệ thuật; Đảm bảo phát huy dân chủ, tôn trọng tự do sáng tạo, trân trọng tài năng, cá tính sáng tạo; Nâng cao trách nhiệm của văn nghệ sỹ trước công chúng, đất nước và thời đại…  

Hội thảo cũng đưa ra kiến nghị của giới văn nghệ sỹ để thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, quyết định, chỉ thị của Đảng về văn hóa - văn nghệ, đưa các nghị quyết của Đảng vào đời sống...

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, khẳng định: Trách nhiệm và sứ mệnh của đội ngũ văn nghệ sỹ là nặng nề nhưng rất vẻ vang.

Các thế hệ văn nghệ sỹ - trí thức Việt Nam luôn trung thành với đường lối của Đảng, dưới ánh sáng của Luận cứ Hồ Chí Minh: "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi", văn nghệ sỹ Việt Nam với tư cách là chiến sỹ trên mặt trận văn hóa - tư tưởng luôn đồng hành cùng dân tộc, sẽ nỗ lực hết mình, tận hiến tài năng và tâm sức, đổi mới sáng tạo không ngừng vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, phát triển bền vững đất nước.

Phương Lan/TTXVN

https://thethaovanhoa.vn/printer-20211119163520898.htm

https://thethaovanhoa.vn/van-hoa/hoi-nghi-van-hoa-2021-nhung-van-de-nong-ve-phat-trien-van-hoa-van-nghe-n20211119163520898.htm

..


---

CẬP NHẬT



2.

Hội nghị Văn hóa 2021: Chấn hưng văn hóa, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

24/11/2021 17:06 GMT+7

TTO - Chiều 24-11, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng chủ trì Hội nghị Văn hóa toàn quốc.

Hội nghị Văn hóa 2021: Chấn hưng văn hóa, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội - Ảnh 1.

Các đại biểu dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Phát biểu chỉ đạo, định hướng tại Hội nghị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, trong chương trình làm việc sáng 24-11, Hội nghị đã hệ thống cơ bản để đánh giá kết quả 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước; làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn; vai trò của văn hóa trong sự phát triển bền vững đất nước; nghiên cứu, thảo luận về những thành tựu, hạn chế trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam; xác định những nội dung cụ thể và đề xuất những kiến nghị, giải pháp khả thi, thiết thực để góp phần thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước đặt ra; tiếp tục quán triệt sâu sắc, kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam, đường lối của Đảng về văn hóa…

Chấn hưng phát triển văn hóa đất nước

Đại hội lần thứ XIII của Đảng ta tiếp tục phát triển tư duy mới, xác định văn hóa phải thật sự là nền tảng tinh thần của xã hội và soi đường cho quốc dân đi; khẳng định văn hóa và con người là sức mạnh nội sinh để phát triển đất nước phồn vinh và hạnh phúc.

Nội dung cốt lõi của văn hóa là xây dựng con người - vừa là mục tiêu, vừa là vấn đề trung tâm, vừa là động lực, nguồn lực quan trọng nhất để cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế để đến giữa thế kỷ XXI, Việt Nam trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hội nghị Văn hóa 2021: Chấn hưng văn hóa, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội - Ảnh 2.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo hội nghị văn hóa toàn quốc, triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Đặc biệt, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nêu, ý kiến phát biểu tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những chỉ đạo cụ thể hóa đường lối Đại hội lần thứ XIII; đưa ra nhiều vấn đề mang tầm chiến lược để xây dựng nền văn hóa Việt Nam đến giữa thế kỷ XXI. Tổng Bí thư đã nhấn mạnh 5 lần đến "chấn hưng, phát triển văn hóa của đất nước".

Với những nội dung quan trọng, sâu sắc và mang tầm chiến lược xuyên suốt thời kỳ đổi mới, những tình cảm sâu sắc và kỳ vọng của Tổng Bí thư và Đảng ta đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị các ý kiến tập trung thảo luận, quán triệt triển khai, bàn thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 và làm rõ các vấn đề liên quan.

Theo đó, Hội nghị cần tiếp tục quán triệt sâu sắc ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; tiếp tục làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò văn hóa trong sự phát triển nhanh, bền vững đất nước; tìm ra những giải pháp cụ thể, phù hợp để tạo chuyển biến căn bản trong nhận thức về văn hóa; chuyển hóa nhận thức thành hành động; đưa phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phát triển sâu rộng, thực chất…

Hội nghị Văn hóa 2021: Chấn hưng văn hóa, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội - Ảnh 3.

Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tại hội nghị - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bên cạnh đó, các ý kiến tiếp tục tập trung nghiên cứu, thảo luận, làm rõ những thành tựu, hạn chế trong việc thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, chủ trương phát triển của Đảng thành hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách đồng bộ, khả thi, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để khơi dậy tinh thần cống hiến, đổi mới sáng tạo của nhân dân, đặc biệt đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ.

Cùng với đó phải tìm ra những giải pháp cụ thể, phù hợp để xây dựng môi trường văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa, nhất là môi trường văn hóa đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, trọng tâm là văn hóa ứng xử lành mạnh, phát huy giá trị tích cực của thuần phong mỹ tục của gia đình, cộng đồng và xã hội; chú trọng bảo vệ, phát huy di sản văn hóa dân tộc, phát triển một số lĩnh vực văn hóa, phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng thị trường văn hóa, phát huy vai trò truyền thông, chủ động hội nhập, hợp tác và giao lưu quốc tế.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị các đại biểu nêu ý kiến thảo luận về giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa và đội ngũ văn nghệ sỹ, tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới của đất nước.

Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa đòi hỏi phải có nội dung, phải có đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, am hiểu về lĩnh vực chuyên môn, có khả năng quy tụ, vận động, thuyết phục các tầng lớp nhân dân. Đội ngũ tri thức văn nghệ sỹ tham gia phát triển văn hóa, xây dựng con người cần có quy hoạch khoa học, bồi dưỡng đào tạo kỹ lưỡng, chọn lọc, bố trí hợp lý, khắc phục tình trạng chắp vá, thiếu hụt cán bộ văn hóa...

Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của Hội nghị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương mong muốn các ý kiến tiếp tục làm sáng tỏ các vấn đề, cụ thể thêm các chủ trương, giải pháp để quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII cũng như phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư, bằng hành động cụ thể thể hiện trong Chiến lược của Chính phủ về phát triển văn hóa đến năm 2030.

Phấn đấu đầu tư cho văn hóa tối thiểu 2% tổng chi ngân sách

Trình bày một số nội dung trọng tâm của Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, Chiến lược thể hiện 5 quan điểm lớn, trong đó tiếp tục cụ thể hóa các quan điểm đã ghi trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, rõ hơn, sâu hơn, phù hợp hơn với tình hình hiện nay, trên cơ sở các quan điểm chung.

1. Định hình văn hóa và xác định vị trí văn hóa, trong đó khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Văn hóa phải được đặt ngang hàng, phát triển hài hòa với kinh tế, chính trị, xã hội; bảo đảm yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế để thích ứng với xu thế phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các công nghệ mới, hiện đại và trước sự tác động của thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng.

2. Xây dựng, phát triển văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ và những người làm công tác văn hóa giữ vai trò nòng cốt.

3. Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.

4. Phát huy mọi nguồn lực phát triển để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc; nhân tố thúc đẩy phát triển con người Việt Nam trở thành trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển.

5. Chủ động hợp tác và quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra thế giới, phát huy sức mạnh mềm văn hóa, góp phần quan trọng vào sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế, tạo dựng môi trường hòa bình, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, bảo đảm sự phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

Hội nghị Văn hóa 2021: Chấn hưng văn hóa, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội - Ảnh 4.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu tham luận tại Hội nghị - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Từ các quan điểm này, Chiến lược đặt ra các mục tiêu, trong đó có mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.

Các mục tiêu chung là: Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam toàn diện, phù hợp với xu thế thời đại, yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, những tác động to lớn với kinh tế, xã hội và con người của thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng...; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền, các đối tượng chính sách và yếu thế; chú trọng phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Cùng với đó là hoàn thiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực văn hóa gắn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa có tiềm năng, lợi thế; có cơ chế đột phá để thu hút, trọng dụng nhân tài, huy động nguồn lực để phát triển văn hóa, con người.

Hội nghị Văn hóa 2021: Chấn hưng văn hóa, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội - Ảnh 5.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trò chuyện với GS.TS Vũ Minh Giang - chủ tịch Hội đồng Khoa học và đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội, bên lề đại hội - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chiến lược cũng đề ra các mục tiêu cụ thể đến 2030, phấn đấu 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 3 loại hình thiết chế văn hóa, gồm: Trung tâm Văn hóa hoặc Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật, bảo tàng, thư viện; 100% đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có Trung tâm Văn hóa - Thể thao.

Phấn đấu ít nhất 95% di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo; khoảng 70% số di sản trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được xây dựng đề án, chương trình bảo vệ và phát huy giá trị. Có ít nhất 5 di sản được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) ghi danh theo các Công ước của UNESCO.

Bảo đảm ít nhất 75% người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, 80% các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa, nghe, xem các kênh phát thanh, kênh truyền hình của quốc gia và địa phương.

Bảo đảm khoảng 85% các địa phương, cơ quan, đơn vị đạt được các danh hiệu văn hóa trong Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và các phong trào thi đua, cuộc vận động về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Kế thừa và phát huy tinh hoa của văn hóa gia đình truyền thống, để xây dựng văn hóa gia đình hiện đại, văn minh.

Hằng năm có từ 10-15 công trình nghiên cứu lý luận phê bình văn hóa, nghệ thuật chất lượng được công bố; có 2 tác giả đạt giải thưởng văn học ASEAN và khoảng 20-30 tác phẩm, công trình văn hóa, văn học nghệ thuật về lịch sử dân tộc, lịch sử đấu tranh cách mạng và công cuộc đổi mới của đất nước.

Xây dựng Chương trình sáng tác, nghiên cứu về văn hóa-nghệ thuật Việt Nam trong 100 năm (1930-2030) dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Phấn đấu tin học hóa 100% các đơn vị thực hiện hoạt động văn hóa, nhất là các đơn vị quản lý nhà nước về văn hóa-nghệ thuật, thực hành, trình diễn văn hóa nghệ thuật. Phấn đấu giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp văn hóa, nhất là các ngành điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, quảng cáo đóng góp 7% GDP; mức tăng trưởng giá trị gia tăng hàng năm trung bình đạt 7%.

Phấn đấu có từ 1 đến 3 thành phố sáng tạo thuộc mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO ở các lĩnh vực thiết kế, ẩm thực, thủ công và nghệ thuật dân gian, nghệ thuật truyền thông nghe nhìn, điện ảnh, văn học, âm nhạc. Đặc biệt, phấn đấu tăng mức đầu tư cho văn hóa tối thiểu 2% tổng chi ngân sách hằng năm.

Để đạt được các mục tiêu này, Chiến lược đã đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong đó nâng cao nhận thức, đẩy mạnh tuyên truyền về phát triển văn hóa; hoàn thiện thể chế, chính sách, khung khổ pháp lý; xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cũng lưu ý đến các giải pháp về bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc; hoàn thiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực văn hóa, ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa…

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dành sự quan tâm sâu sắc dự Hội nghị Văn hóa toàn quốcLãnh đạo Đảng, Nhà nước dành sự quan tâm sâu sắc dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc

TTO - Dành sự quan tâm sâu sắc với Hội nghị Văn hóa toàn quốc, không chỉ tham dự trực tuyến, nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã có mặt tại hội trường Diên Hồng tòa nhà Quốc hội và chia sẻ những vấn đề tâm huyết.

https://tuoitre.vn/hoi-nghi-van-hoa-2021-chan-hung-van-hoa-dong-luc-thuc-day-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-20211124165445853.htm


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Văn hóa còn là dân tộc còn

24/11/2021 11:54 GMT+7

TTO - Trong phát biểu chỉ đạo Hội nghị Văn hóa toàn quốc sáng 24-11, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần khẳng định vai trò lớn của văn hóa: ‘Văn hóa còn là dân tộc còn’.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Văn hóa còn là dân tộc còn - Ảnh 1.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo Hội nghị Văn hóa toàn quốc, triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bài phát biểu tâm huyết của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng liên tục nhận được những tràng vỗ tay của đại biểu tham dự tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. 

Các đại biểu cảm nhận rõ tình cảm đặc biệt của Tổng bí thư dành cho văn hóa, tình yêu của Tổng bí thư đối với văn nghệ sĩ, với văn nghệ qua những bài thơ dài ông đọc như Chân quê của Nguyễn Bính, Việt Bắc của Tố Hữu… 

Khẳng định ý nghĩa đặc biệt của Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng bí thư nhấn mạnh rất vui mừng, vinh dự và hào hứng được dự hội nghị này. 

Ghi nhận vai trò quan trọng của văn hóa, Tổng bí thư nói lâu nay văn hóa chưa được một bộ phận cán bộ và người dân nhận thức đầy đủ vai trò “soi đường cho quốc dân đi”. 

Mượn lời tiền nhân: “Văn hóa là bản sắc của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất”, Tổng bí thư nhấn mạnh sự đồng tình với quan điểm “văn hóa còn thì dân tộc còn”. Văn hóa làm nên hồn cốt của dân tộc nên mất văn hóa là mất dân tộc. 

Điều này được Tổng bí thư khẳng định nhiều lần trong suốt bài phát biểu. 

Tổng bí thư dẫn ra nhiều khái niệm văn hóa mang tính học thuật của các nhà nghiên cứu và cũng chia sẻ quan niệm giản dị của mình về văn hóa với hội nghị. Theo đó, văn hóa rất gần gũi với đời sống, khi người dân được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ công bằng… ấy chính là văn hóa. 

Ngược lại, những xấu xa, bỉ ổi chính là vô văn hóa, phi văn hóa, phản văn hóa. 

Tổng bí thư lược lại lịch sử để cho thấy quan điểm xuyên suốt của Đảng về văn hóa ngay từ ngày đầu thành lập tới nay chính là văn hóa phải được đặt ngang hàng chính trị, kinh tế, xã hội, “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. 

Không chỉ quan tâm phát triển văn hóa, Đảng ta đặc biệt chú trọng phát triển văn hóa quần chúng, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tổng bí thư khẳng định đây chính là điểm ưu việt của Đảng ta.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Văn hóa còn là dân tộc còn - Ảnh 2.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh, tinh thần cống hiến của người Việt Nam

Để tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ:

1. Khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn dân tộc; phát huy cao độ những giá trị văn hóa, sức mạnh và tinh thần cống hiến của mọi người Việt Nam, tạo nguồn lực nội sinh và động lực đột phá để thực hiện thành công mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025, 2030, tầm nhìn 2045 mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

2. Xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị của quốc gia - dân tộc; kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại: yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo...

3. Phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, đời sống văn hóa: bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả sáng tạo các giá trị văn hóa mới. 

Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh, gắn liền với đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, phi văn hóa, phản văn hóa; bảo vệ những giá trị chân - thiện - mỹ. Nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân; xây dựng đời sống văn hóa vui tươi, lành mạnh, hạnh phúc; khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển và hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền của đất nước.

4. Phát huy vai trò chủ thể sáng tạo, chủ thể thụ hưởng văn hóa là nhân dân; tôn trọng và bảo vệ sự biểu đạt đa dạng của văn hóa, của người dân, các dân tộc, các vùng, miền; phát triển các phong trào văn hóa sâu rộng, thực chất; cải thiện điều kiện, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, bảo đảm sự công bằng. 

Đề cao, phát huy vai trò tiên phong của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, của những người làm công tác văn hóa.

5. Chú trọng xây dựng Đảng và hệ thống chính trị về văn hóa, về đạo đức; kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, để Đảng ta và hệ thống chính trị của nước ta thật sự là đạo đức, là văn minh, tiêu biểu cho lương tri và phẩm giá con người Việt Nam. 

Xây dựng văn hóa trong lãnh đạo, quản lý; phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu theo tư tưởng, đạo đức, phong cách văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Nâng cao vai trò, năng lực lãnh đạo của Đảng; hiệu quả quản lý của Nhà nước; sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong sự nghiệp phát triển văn hóa.

6. Xây dựng môi trường văn hóa số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số, làm cho văn hóa thích nghi, điều tiết sự phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Khẩn trương phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Văn hóa còn là dân tộc còn - Ảnh 3.

Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021 được tổ chức tại phòng họp Diên Hồng của tòa nhà Quốc hội - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội

Chỉ rõ những giải pháp trong thời gian tới, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu, trước hết là tiếp tục nâng cao nhận thức và năng lực lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa để đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. 

Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước nhằm bảo đảm sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong xây dựng, phát triển văn hóa từ trung ương đến cơ sở. 

Cấp ủy đảng và chính quyền các cấp phải nhận thức sâu sắc và quán triệt đầy đủ các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng về văn hóa và trên cơ sở đó xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện, huy động tối đa các nguồn lực để phát triển văn hóa. 

Khắc phục tư tưởng "duy kinh tế", chỉ tập trung cho kinh tế mà ít quan tâm đến văn hóa. Phải quán triệt nghiêm túc quan điểm "văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội".

Đối với công tác quản lý nhà nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý, cần sớm khắc phục tình trạng chậm thể chế hóa đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng thành luật pháp và các chính sách cụ thể, khả thi về phát triển văn hóa, xây dựng con người. Đẩy mạnh công tác sắp xếp lại tổ chức bộ máy quản lý văn hóa từ trung ương đến cơ sở. 

Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách phù hợp, chú ý đến tính đặc thù của hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Nâng mức đầu tư một cách hợp lý từ nguồn ngân sách nhà nước, đồng thời khơi thông các nguồn lực xã hội, nguồn lực trong nước và nước ngoài cho phát triển văn hóa. 

Trong quá trình đa dạng hóa các hoạt động văn hóa, Nhà nước cần chú trọng đầu tư vào dòng chủ lưu của văn hóa cách mạng để làm nòng cốt và dẫn dắt, truyền cảm hứng chủ đạo trong việc bồi dưỡng tư tưởng, tâm hồn, tình cảm trong sáng, lành mạnh, góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội.

Đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa phải được xây dựng, bồi dưỡng tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ phát triển văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới; sớm khắc phục tình trạng chắp vá, tùy tiện trong bố trí cán bộ làm công tác văn hóa, ở cả trung ương và địa phương. Đặc biệt chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ trí thức văn nghệ sĩ làm công tác văn hóa, văn học, nghệ thuật. 

Đổi mới chính sách đãi ngộ, sử dụng đối với đội ngũ văn nghệ sĩ và những người làm công tác văn hóa. Tôn vinh tài năng và cống hiến của họ cho sự phát triển văn hóa nước nhà. 

Bên cạnh việc tập trung nâng cao đời sống văn hóa ở cơ sở, cần phải chú trọng xây dựng và phát triển văn hóa đỉnh cao, phấn đấu có nhiều tài năng lớn ở các loại hình văn hóa, nghệ thuật, có những tác phẩm tầm cỡ, phản ánh được sâu sắc hiện thực đổi mới vĩ đại của đất nước, có ý nghĩa tích cực trong việc xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam hiện nay.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, cần quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng, miền, của đồng bào các dân tộc, kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa của thời đại. Phát triển "sức mạnh mềm" của văn hóa Việt Nam, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia trong thời gian tới.

Hiện nay, cả nước có tới 166 bảo tàng, trong đó có 4 bảo tàng quốc gia với hơn 3 triệu hiện vật; 3.486 tổng di tích được xếp hạng quốc gia, trong đó có 1.626 di tích lịch sử; 105 di tích quốc gia đặc biệt; 288 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 27 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận là "di sản văn hóa thế giới" (riêng tỉnh Bắc Ninh đã có 2 di sản văn hóa thế giới là Dân ca quan họ và Ca trù)... 

Đó là một tài sản vô cùng quý báu do tổ tiên, cha ông ta mấy nghìn năm để lại, không phải nơi nào cũng có được; chúng ta có trách nhiệm phải giữ gìn, trân trọng và phát huy. Nếu không là chúng ta có tội với lịch sử, là vong ân bội nghĩa với tổ tiên, cha ông chúng ta. 

Bác Hồ trước lúc đi xa còn dặn lại rằng: "Muốn yêu Tổ quốc mình thì phải yêu những khúc hát dân ca!" (Nhạc sĩ Trần Hoàn với bài hát rất xúc động "Lời Bác dặn trước lúc đi xa"; "Giữa Mạc Tư Khoa tôi nghe câu hò ví dặm"). 

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ, chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh trong xã hội, phát huy những giá trị tích cực về thuần phong, mỹ tục của gia đình và xã hội; nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết; trọng tình nghĩa, trọng công lý và đạo lý xã hội. 

Xây dựng các quy tắc ứng xử văn minh trong các cơ quan công quyền, trong cộng đồng, nhất là trong không gian mạng, trong giới văn nghệ sĩ. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh chống tham ô, tham nhũng, tiêu cực; chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "quét sạch chủ nghĩa cá nhân", nguồn gốc của mọi sự tham nhũng, tiêu cực, hư hỏng ngay trong các ngành văn hóa, các cơ quan làm công tác văn hóa. 

Chú trọng thực hiện quy định nêu gương của cán bộ, đảng viên. Thực hiện nghiêm túc nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 các khóa XI, XII và đặc biệt là các kết luận, quyết định của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII của Đảng mới đây về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mong muốn, sau hội nghị này, công tác văn hóa sẽ có bước chuyển biến, tiến bộ mới, mạnh mẽ hơn nữa, hiệu quả cao hơn nữa, ghi một dấu mốc mới trên con đường chấn hưng, phát triển nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Với một đất nước, một dân tộc trọng văn hiến, trọng hiền tài, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng; nhân dân đoàn kết, cần cù, sáng tạo; đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ tâm huyết, tài năng, có trách nhiệm cao với nhân dân, với Đảng, với Tổ quốc và tương lai của dân tộc; cùng với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, nhất định chúng ta sẽ khắc phục được mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức để chấn hưng và xây dựng thành công một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp tục làm vẻ vang thêm cho dân tộc, cho giống nòi, tạo thành sức mạnh vô song để xây dựng Tổ quốc ta ngày càng cường thịnh, nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, đất nước ta ngày càng phồn vinh, xứng đáng với truyền thống ngàn năm văn hiến và anh hùng của một dân tộc anh hùng, sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. 

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ tin tưởng

Hoàn thiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa Việt Nam, hệ giá trị con người Việt NamHoàn thiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa Việt Nam, hệ giá trị con người Việt Nam

TTO - Sáng 24-11, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng theo hình thức trực tuyến

https://tuoitre.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-van-hoa-con-la-dan-toc-con-20211124115153982.htm



Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dành sự quan tâm sâu sắc dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc

24/11/2021 14:22 GMT+7

TTO - Dành sự quan tâm sâu sắc với Hội nghị Văn hóa toàn quốc, không chỉ tham dự trực tuyến, nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã có mặt tại hội trường Diên Hồng tòa nhà Quốc hội và chia sẻ những vấn đề tâm huyết.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dành sự quan tâm sâu sắc dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc - Ảnh 1.

Dự hội nghị tại các điểm cầu trung ương và các điểm cầu trong toàn quốc có các ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương Đảng, ủy viên Trung ương Đảng, các ủy viên Tỉnh ủy, Thành ủy, Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc trung ương; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội của trung ương và địa phương; đại diện lãnh đạo liên hiệp hội, hội chuyên ngành về văn hóa nghệ thuật của trung ương, nhà khoa học, nhà văn hóa, trí thức, văn nghệ sĩ tiêu biểu - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Sáng 24-11, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng theo hình thức trực tuyến.

Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Tham dự hội nghị có nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dành sự quan tâm sâu sắc dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc - Ảnh 2.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lời chào tới các đại biểu tham dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc, được tổ chức vào sáng 24-11, tại hội trường Diên Hồng của Nhà Quốc hội - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dành sự quan tâm sâu sắc dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc - Ảnh 3.

Từ trái qua phải: Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dành sự quan tâm sâu sắc dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc - Ảnh 4.

Như vậy là 75 năm sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (24-11-1946), Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 có một ý nghĩa rất quan trọng, nhằm khơi dậy khát vọng của toàn dân tộc để bước sang một thời kỳ mới, tập trung phát triển nhanh và bền vững đất nước - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dành sự quan tâm sâu sắc dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc - Ảnh 5.

Mở đầu Hội nghị Văn hóa toàn quốc sáng 24-11, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã báo cáo tóm tắt về văn hóa với các nội dung như sự kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc; xây dựng, phát triển văn hóa sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước; các định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo tinh thần nghị quyết Đại hội XIII của Đảng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dành sự quan tâm sâu sắc dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc - Ảnh 6.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu tham luận hội nghị - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dành sự quan tâm sâu sắc dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc - Ảnh 7.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trò chuyện với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dành sự quan tâm sâu sắc dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc - Ảnh 8.

GS.TS Vũ Minh Giang, chủ tịch Hội đồng Khoa học và đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội, phát biểu tham luận tại đại hội - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dành sự quan tâm sâu sắc dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc - Ảnh 9.

Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần này nhằm đánh giá việc triển khai đường lối, chủ trương, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ thời gian qua; kết quả xây dựng văn hóa, con người Việt Nam sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn 2021-2026, tầm nhìn đến năm 2045 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dành sự quan tâm sâu sắc dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc - Ảnh 10.

Một đại biểu chăm chú lắng nghe các tham luận tại đại hội - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dành sự quan tâm sâu sắc dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc - Ảnh 11.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trò chuyện với GS.TS Vũ Minh Giang, chủ tịch Hội đồng Khoa học và đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội, bên lề đại hội - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dành sự quan tâm sâu sắc dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc - Ảnh 12.

Mượn lời tiền nhân “văn hóa là bản sắc của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất”, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh sự đồng tình với quan điểm “văn hóa còn là dân tộc còn”. Văn hóa làm nên hồn cốt của dân tộc nên mất văn hóa là mất dân tộc - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dành sự quan tâm sâu sắc dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc - Ảnh 13.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bắt tay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sau khi Tổng bí thư kết thúc bài phát biểu chỉ đạo Hội nghị Văn hóa toàn quốc - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Văn hóa còn là dân tộc cònTổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Văn hóa còn là dân tộc còn

TTO - Trong phát biểu chỉ đạo Hội nghị Văn hóa toàn quốc sáng 24-11, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần khẳng định vai trò lớn của văn hóa: ‘Văn hóa còn là dân tộc còn’.

https://tuoitre.vn/lanh-dao-dang-nha-nuoc-danh-su-quan-tam-sau-sac-du-hoi-nghi-van-hoa-toan-quoc-2021112413080768.htm



1.

Khai mạc Hội nghị Văn hóa toàn quốc, trực tuyến đến 63 tỉnh, thành

Sáng nay (24/11), Ban Bí thư Trung ương Đảng chủ trì tổ chức Hội nghị Văn hoá toàn quốc nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Hội nghị Văn hóa toàn quốc có sự tham dự của 550 đại biểu với hơn 150 tham luận, được kết nối trực tuyến từ Hà Nội đến các điểm cầu ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước.

Theo Ban Tổ chức, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần này nhằm đánh giá việc triển khai đường lối, chủ trương, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ thời gian qua; kết quả xây dựng văn hóa, con người Việt Nam sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn 2021 - 2026, tầm nhìn đến năm 2045.

Khai mạc Hội nghị Văn hóa toàn quốc, trực tuyến đến 63 tỉnh, thành
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, dựa trên các giá trị tiến bộ, nhân văn

Hội nghị cũng là diễn đàn để lắng nghe và là dịp cổ vũ, động viên các nhà văn hóa, trí thức, văn nghệ sĩ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất trong ý chí, hành động; liên kết các lực lượng làm công tác văn hóa, văn nghệ trong và ngoài nước tạo thành một mặt trận đồng lòng, dốc sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại, triển khai thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Với hơn 150 tham luận của các chuyên gia, nhà quản lý, văn nghệ sĩ, trí thức, nhà khoa học… nhằm khẳng định rõ hơn vai trò “soi đường cho quốc dân đi” của văn hóa, đồng thời, các tham luận cũng “hiến kế” định hướng phát triển văn hóa và con người trong giai đoạn mới, từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức của con người Việt Nam thời đại mới…

Trước thềm hội nghị, Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cũng đã có những chia sẻ về ý nghĩa tổ chức Hội nghị Văn hoá toàn quốc trong bối cảnh hiện nay.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nói: 2021 là năm đất nước chúng ta có nhiều sự kiện chính trị quan trọng. Đây là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước 10 năm mà Nghị quyết của Đảng đã xác định.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã hoạch định đường lối phát triển của đất nước đến năm 2030 nhân 100 năm ngày thành lập Đảng, đến năm 2045 kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Nước và đặt ra một mục tiêu đất nước ta đến thời điểm đó phải là một đất nước công nghiệp phát triển.

Ngoài ý nghĩa là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết của Đảng, chúng ta cũng nhìn thấy tình hình trong nước và thế giới có những thuận lợi và thách thức ra sao. Đất nước ta phải đối mặt với đại dịch Covid-19 lan rộng, nhất là từ tháng 4/2021, đợt bùng phát dịch lần thứ 4 đã gây ra những thiệt hại rất lớn trong đó có nền văn hóa thể thao và du lịch. Nhưng được sự lãnh đạo của Đảng cùng với sự đồng lòng đồng sức của nhân dân, đến thời điểm này chúng ta cũng đã từng bước kiểm soát dịch bệnh để đưa đất nước vào trạng thái bình thường mới, thích ứng an toàn, kiểm soát linh hoạt hiệu quả.

Thêm nữa, trong quá trình triển khai Nghị quyết phải gắn liền với các sự kiện quan trọng của đất nước, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta sẽ kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ tổ chức Ngày hội văn hóa toàn quốc lần thứ nhất. Theo đó, chúng ta tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc mà mục tiêu quan trọng nhất là triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về văn hóa. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ của tất cả các tổ chức Đảng dưới sự điều hành lãnh đạo của Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Vì vậy, hội nghị này có tính chất lịch sử.

Bảo Vân

Phải làm cho các giá trị văn hóa truyền thống trở thành sức mạnh nội sinh

Phải làm cho các giá trị văn hóa truyền thống trở thành sức mạnh nội sinh

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, phải làm cho các giá trị văn hóa truyền thống thấm sâu vào đời sống xã hội,

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/khai-mac-hoi-nghi-van-hoa-toan-quoc-truc-tuyen-den-63-tinh-thanh-795646.html


---

BÌNH LUẬN và TƯ LIỆU


3.

1/Văn kiện thứ nhất:
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Xét rằng hội Khai trí tiến đức là một cơ quan văn hóa phụng sự đế quốc Pháp và Nhật và đã làm những việc đồi bại phong tục;
NGHỊ ĐỊNH
Điều thứ nhất. – Kể từ ngày ký nghị định này, hội Khai trí tiến đức bị giải tán.
Điều thứ 2. – Những động sản và bất động sản của hội Khai trí tiến đức bị tịch thu.
Điều thứ 3. – Việc thi hành nghị định này do ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Bắc bộ và ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà-nội đảm nhiệm.
Hà-nội, ngày 24 tháng 9 năm 1945
VÕ NGUYÊN GIÁP
Nguồn:
Việt Nam Dân Quốc công báo, Hanoi, s. 2 (ngày 6.10.1945), tr. 22.
2/ Văn kiện thứ hai:
TRÍCH LỤC
Theo nghị định của Bộ trưởng bộ Nội-vụ ngày 28 tháng 11 năm 1945;
Hội “Văn hóa Cứu quốc Việt-nam” được tạm hưởng dụng những động sản và bất động sản tịch thu của hội Khai trí tiến đức cũ.
Nguồn:
Việt Nam Dân Quốc công báo, Hanoi, s. 13 (ngày 8.12.1945), tr. 161.

https://www.facebook.com/nguyenan.lai/posts/10223815288549010



2. Ngày 23/11/2021


Cách đây 75 năm, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần đầu tiên họp tại Nhà hát lớn Hà Nội (24-11-1946). Ban đầu theo chương trình nghị sự Hội nghị sẽ họp trong 1 tuần, nhưng do tình thế đặc biệt, chiến tranh đến gần nên Hội nghị chỉ họp 1 ngày theo tinh thần "chớp nhoáng và du kích".
Bởi tình thế gấp rút nên chương trình nghị sự của Hội nghị Văn Hóa bị hủy đi rất nhiều nội dung. Một trong những nội dung đó là việc dừng công chiếu vở kịch Kiều Loan của thi sĩ Hoàng Cầm.
Theo nghị sự, vở kịch Kiều Loan của thi sĩ Hoàng Cầm được chọn để công diễn trong ngày khai mạc Hội nghị Văn Hóa toàn quốc. Ban kịch Đông Phương của họa sĩ Hoàng Tích Chù được giao công diễn vở kịch này. Do tính chất quan trọng của việc trình diễn, ban kịch Đông Phương chuẩn bị rất kỹ lưỡng từ nhiều tháng trước. Phần đạo diễn dàn kịch do Hoàng Tích Linh đảm nhận. Họa sĩ thiết kế, hóa trang, trang trí có Hoàng Tích Chù, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Sĩ Ngọc, Hoàng Lập Ngôn.
Đảm nhận những vai trong vở Kiều Loan là nhà văn Kim Lân (vai Ông già); Trần Hoạt vai người què (ông Trần Hoạt này là nhà văn).
Vai nữ chính duy nhất được giao cho Tuyết Khanh thể hiện. Sau Tuyết Khanh trở thành vợ của thi sĩ Hoàng Cầm. Trả lời phỏng vấn phóng viên báo Bó Đuốc (1946) chị Tuyết Khanh nói:
" Khi sắm vai Kiều Loan tôi dùng tâm hồn nhiều hơn. Kiều Loan điên, một bệnh điên kỳ dị; muốn cũng điên một bệnh điên kỳ dị như Kiều Loan, nhất định phải để tâm hồn mình nhập vào tâm hồn Kiều Loan"
Đáng tiếc do hoàn cảnh không cho phép nên vở Kiều Loan phải hoãn lại không công diễn vào ngày khai mạc Hội nghị Văn Hóa toàn quốc lần thứ nhất nữa. Vở kịch này được hoãn lại đến ngày 8-12-1946 mới được công diễn chỉ một tối duy nhất.

Đọc thông tin trên báo Tiền Phong điện tử có nói vở Kiều Loan công diễn lần đầu tiên vào tháng 11-1946, mình chả tin!





https://www.facebook.com/havu.hoang.16/posts/2263471513794741



1. Ngày 22/11/2021


Đại Hội Nghị Văn Hóa Toàn Quốc họp những ngày 16, 17, 18, 19 và 20 tháng 7 năm 1948 tại Đào Giã. Đến dự có đại biểu các ngành các khu. Một số đại biểu dự thính. Đại hội khai mạc hồi 9 giờ ngày 16 tháng 7 năm 1948. Sau lễ chào cờ, mặc niệm, ông Trần Văn Giáp thay mặt Ủy ban Vận động đọc diễn văn khai mạc.
Ông Nguyễn Văn Huyên tuyên đọc thư của Chủ tịch Chính phủ gửi đại hội.
Ông Nguyễn Lân đọc điện văn của hội Văn hóa kháng chiến Nam Bộ và Văn hóa nam phần Trung Bộ gửi hội nghị.
Ông Nguyễn Khánh Toàn giới thiệu những vị được mời vào Chủ tịch đoàn danh dự:
Hồ Chủ Tịch
Giáo sư Joliot Curie
Quách Mạt Nhược
Ilya Ehrenbourg
Upton Sinclair
Bernard Shaw
Hội nghị bầu Chủ tịch đoàn. Những vị sau đây được đề cử và hội nghị tán thành:
Cụ Võ Liêm Sơn
Ông Nguyễn Văn Huyên
Bác sĩ Hồ Đắc Di
Ông Cù Huy Cận
Ông Trần Huy Liệu
Thư ký đoàn có những vị sau này được đề cử và hội nghị tán thành:
Ông Hoàng Thiếu Sơn
Bà Phan Thị An
Bác sĩ Vũ Hữu Hiếu
Ông Nguyễn Xuân Sanh
Ông Đặng Viết Thanh
Ông Tố Hữu trong Ủy ban Vận động đọc chương trình nghị sự. Hội nghị đồng ý thêm vào mục thi đua ái quốc.
Hội nghị phân các tiểu ban. Những vị sau này được cử vào các tiểu ban:
Ban Giáo dục: Ô.ô. Hoàng Ngọc Phách, trưởng ban, Lê Xuân Phương, Hồ Đắc Di, Ngụy Như Kontum, Nguyễn Đình Dụ, Nguyễn Lân, Nguyễn Văn Hiếu.
Ban khoa học tự nhiên: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, trưởng ban, Ô.ô. Nguyễn Xiển, Ngụy Như Kontum, Vũ Hữu Hiếu, Hồ Đắc Di, Lê Văn Dung, Nguyễn Trọng Chấn, Đào Thiện Thi, Nguyễn Văn Chiển.
Ban khoa học xã hội: Ô. Nguyễn Khánh Toàn, trưởng ban, Ô.ô. Đỗ Xuân Sảng, Lã Văn Lô, Trường Chinh, Đặng Thai Mai, Trần Văn Khang, Trần Văn Giáp, Nguyễn Thành Vinh, Phó Đức Thục, bà Phan Thanh.
Ban ngôn ngữ văn tự: ô. Nguyễn Lân, trưởng ban, Ô.ô. Phan Khôi, Nguyễn Công Mỹ, Nguyễn Xiển, Lưu Hữu Phước, Đoàn Phú Tứ, Ngô Quang Châu, Thế Lữ, Ngô Tất Tố.
Ban văn nghệ: ô. Hoài Thanh, trưởng ban, Ô.ô. Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Đoàn Phú Tứ, Lưu Hữu Phước, Văn Cao, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Văn Tỵ, Thế Lữ, Bửu Tiến.
Ban tổ chức văn hóa: ô. Trần Huy Liệu, trưởng ban. Ô.ô. Hải Triều, Xuân Thủy, Phùng Triển, Đào Duy Kỳ, Đào Phan, Hà Phú Hương, Đặng Viết Thanh, Nguyễn Đình Thi.
Ban thi đua ái quốc: ô. Xuân Thủy, trưởng ban; Ô.ô. Thành Thế Vỹ, Tô Ngọc Vân, Học Phi, Hải Triều, Nguyễn Đình Thi, Tạ Mỹ Duật, Đào Thiện Thi.
Ban tuyên ngôn, hiệu triệu, điện văn: ô. Trần Văn Giáp, trưởng ban, Ô.ô. Nguyễn Khánh Toàn, Trần Huy Liệu, Hải Triều, Nguyễn Văn Hiếu, Đỗ Xuân Sảng, Vương Kiêm Toàn, Lã Văn Lô, Hoài Thanh, Xuân Thủy, Tố Hữu, Trường Chinh, Lưu Hữu Phước, Hoàng Như Tiếp, Phan Khôi, bà Phan Thanh.
Ông Xuân Thủy đề nghị xin sát nhập Ban thi đua ái quốc vào tiểu ban tổ chức. Hội nghị tán thành.
Buổi họp bế mạc hồi 10 giờ 20.
Chiều, các tiểu ban họp riêng và thảo luận trước về các vấn đề và chọn các thuyết trình sẽ đưa ra hội nghị.
NGÀY GIÁO DỤC VÀ NGÔN NGỮ VĂN TỰ (16.7.1948)
Chủ tịch: Ông Nguyễn Văn Huyên
Ông Hoàng Ngọc Phách, trưởng tiểu ban giáo dục báo cáo những thành tích và dự án chương trình hoạt động về giáo dục. Sau bản báo cáo, các ông Cù Huy Cận, Hoàng Ngọc Phách, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Đình Thi, Tô Ngọc Vân, Võ Đức Diên, Nguyễn Văn Huyên, Hoài Thanh có trao đổi ý kiến về vấn đề cộng tác giữa Giáo dục và Văn nghệ.
Ông Phan Khôi thuyết trình về “một phương pháp dạy văn pháp”.
Ông Nguyễn Lân thuyết trình về “một đề nghị cải cách chữ quốc ngữ”.
NGÀY KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (17.7.1948)
Chủ tịch: ông Nguyễn Văn Huyên, ông Trần Huy Liệu
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, trưởng ban khoa học tự nhiên báo cáo thành tích và dự án chương trình hoạt động. Tiếp theo báo cáo, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch thuyết trình về “những nhận xét mới về y lý bệnh lao”.
Bác sĩ Hồ Đắc Di thuyết trình về những bước tiến của khoa giải phẫu Việt Nam trong hơn một năm kháng chiến.
Bác sĩ Hoàng Tích Trí thuyết trình về giống muỗi anophèle.
Bác sĩ Vũ Hữu Hiếu đọc thuyết trình của bác sĩ Đỗ Xuân Hợp về “bàn chân người Giao Chỉ”.
Ông Nguyễn Xiển đọc thuyết trình của ông Tạ Quang Bửu về “những phương hướng mới của khoa Lý Toán” và “Lời giới thiệu luận án Tiến sĩ Toán học của giáo sư Lê Văn Thiêm”.
Ông Nguyễn Khánh Toàn báo cáo về tình hình các khoa học xã hội.
Bà Phan Thanh [Lê Thị Xuyến] thuyết trình về tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng những tổ chức phụ thuộc.
Ông Đỗ Xuân Sảng thuyết trình về “một quan niệm về xã hội học”.
Ông Lã Văn Lô thuyết trình về “việc phiên âm các thứ tiếng quốc dân miền núi”.
Ông Trần Văn Giáp thuyết trình về “một phương pháp sử học”.
Trước khi chủ tịch đoàn tuyên bố bế mạc ngày khoa học, ông Hoàng Đạo Thúy xin phép nói về vấn đề thi đua ái quốc đối với các nhà văn hóa.
NGÀY VĂN NGHỆ (18.7.1948)
Chủ tịch: ông Cù Huy Cận
Ông Đoàn Phú Tứ báo cáo tình hình văn nghệ cùng chương trình hoạt động.
Ông Đặng Thai Mai thuyết trình về chủ nghĩa nhân bản.
Ông Tô Ngọc Vân thuyết trình về sơn mài.
Ông Lưu Hữu Phước thuyết trình về việc phổ thông âm nhạc.
Sau đó, các ông Quang, đại biểu thanh niên, Tố Hữu, Hoài Thanh, Hải Triều, Nguyễn Đình Thi và bs. Phạm Ngọc Thạch trao đổi ý kiến về việc chính phủ bù nhìn Nguyễn Văn Xuân ăn cắp bài “Thanh niên hành khúc ca” của ông Lưu Hữu Phước.
Ông Hoài Thanh thuyết trình về “một giai đoạn mới trong văn chương kháng chiến”. Nối lời ông Hoài Thanh, bs. Phạm Ngọc Thạch nói thêm về văn chương kháng chiến ở Nam Bộ. Bác sĩ có thuật qua sự tích hai vở kịch kháng chiến có danh ở Nam Bộ, một vở nhan đề “Cô Simone Chấn”, và một vở kịch nhan đề “Vợ Huỳnh Văn Thọ”.
Ông Trường Chinh thuyết trình về “chủ nghĩa Mác với vấn đề Văn hóa Việt Nam”.
NGÀY TỔ CHỨC VĂN HÓA (19 - 20.7.1948)
Chủ tịch: ông Trần Huy Liệu
Ông Trần Huy Liệu, trưởng ban Tổ chức Văn hóa, trình bày đề án của tiểu ban. Sau một cuộc thảo luận sôi nổi, nhất là vấn đề nên gọi tổ chức Văn hóa toàn quốc là hội hay là liên đoàn, Hội nghị tán thành việc thành lập Hội Văn Hóa Việt Nam, đặt ra những nguyên tắc đại cương và giao cho Ban chấp hành căn cứ vào đó mà thảo điều lệ (Tiểu ban đề cử cụ Hồ Chí Minh làm hội trưởng danh dự, toàn thể hội nghị tán thành bằng cách hoan hô).
Tiểu ban tổ chức đề cử 30 vị vào Ban chấp hành trung ương, hội nghị đề cử thêm 16 vị nữa. Hội nghị bỏ phiếu kín. Các ông Học Phi, Ngô Quang Châu, Trần Văn Giáp, Đào Phan, Đoàn Phú Tứ được cử ra làm kiểm phiếu. Kết quả các vị sau này được cử vào ban chấp hành:
Ban khoa học tự nhiên: ông Trần Đại Nghĩa, bs. Tôn Thất Tùng, các ông Phạm Đình Ái, Đặng Phúc Thông.
Ban khoa học xã hội: các ông Nguyễn Khánh Toàn, Trần Công Tường, Trần Văn Giáp.
Ban giáo dục: ông Ngụy Như Kontum, bà Nguyễn Thị Thục Viên, các ông Nguyễn Công Mỹ, Phạm Thiều.
Ban văn học, báo chí: các ông Đặng Thai Mai, Hoàng Xuân Nhị, Đỗ Đức Dục, Trần Huy Liệu, Hoài Thanh, Đoàn Phú Tứ.
Ban nghệ thuật: các ông Tô Ngọc Vân, Nguyễn Xuân Khoát, Thế Lữ, Nguyễn Cao Luyện.
Hội nghị đề cử ông Đặng Thai Mai làm hội trưởng. Ông Mai cảm ơn và nhận lời. (1)
Hội nghị duyệt bản tuyên ngôn hiệu triệu và những điện văn gửi các nơi.
Ban giám khảo phòng triển lãm Hội họa kháng chiến do báo Cứu quốc tổ chức trong dịp Hội nghị văn hóa toàn quốc, tuyên bố kết quả: Các họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Nguyễn Sĩ Ngọc, Nguyễn Văn Tỵ, Mai Văn Hiến, Tạ Thúc Bình, Trần Duy được giải thưởng.
Kế đó hội nghị thảo luận về vấn đề thi đua ái quốc. Không khí buổi họp hết sức náo nhiệt. Có 20 cuộc thách thức thi đua và nhận lời thách thi đua giữa các nhà văn hóa.
Hội nghị bế mạc hồi 22 giờ ngày 20.7.1948 sau bài diễn văn của ông Trần Huy Liệu nhân danh Chủ tịch đoàn.
--------------
(1) Liền sau hội nghị bế mạc, Ban chấp hành trung ương họp phiên đầu tiên và cử ra một ban thường vụ gồm: Hội trưởng ông Đặng Thai Mai, bí thư ban thường vụ: ông Hoài Thanh, ủy viên: các ông Trần Huy Liệu, Đoàn Phú Tứ, Tô Ngọc Vân, Ngụy Như Kontum, Trần Văn Giáp.
Nguồn:
Kỷ yếu Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ hai, 16 – 20.7.1948. Hội Văn hóa Việt Nam xb., [Việt Bắc], 1948, tr. 7 – 11.




https://www.facebook.com/nguyenan.lai/posts/10223804675603693


1/ Mấy chuyên gia viết bài về vụ việc này gần đây, dù gì cũng chỉ kế thừa tình trạng "mù thông tin" suốt 70 năm! Chả thế mà có những diễn ngôn "chắp cánh" vô lý bởi vô lối!
-- Nói "sức lan tỏa của hội nghị văn hóa toàn quốc thứ nhất" -- Thật sự hội nghị chỉ họp 1 ngày rồi các đại biểu về lo tản cư rời Hanoi, cái "lan tỏa" chỉ là tản cư;
-- Tác giả Lê Thị Bích Hồng có dự hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ 2 (Phú Thọ, 1948) không mà dám nói những điều hồi ấy không có: "Các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương chủ trì Hội nghị"?
Trong khi kỷ yếu hội nghị (in 1949) ghi rõ: "Hội nghị bầu Chủ tịch đoàn. Những vị sau đây được đề cử và hội nghị tán thành: Cụ Võ Liêm Sơn, Ông Nguyễn Văn Huyên, Bác sĩ Hồ Đắc Di, Ông Cù Huy Cận, Ông Trần Huy Liệu"
Chỉ nêu một sự việc ấy thôi, bởi các "chuyên gia" kiểu này khó tin lắm!
2/ Hai hội nghị văn hóa toàn quốc mới lập ra được "Hội văn hóa Việt Nam" (1948)
Được vài ba năm, lãnh đạo hô biến: không thấy Hội văn hóa VN ở đâu nữa, ngay tại Việt Bắc, từ cuối 1950. Chỉ còn hội văn nghệ VN.
Sang đầu 1951 thấy Đảng Lao động VN ra công khai. Rõ ra: hình như Hội văn hóa VN không nằm trong tầm nghĩ của lãnh đạo nữa, nên lãnh đạo hô biến?!
Đến cuối năm 1953 thấy ló ra Ban Văn Sử Địa, nhưng là cơ quan thuộc trung ương Đảng LĐVN; mãi sau này mới chuyển thành cơ quan nghiên cứu thuộc nhà nước.
Dù gì thì gì, lãnh đạo văn hóa cũng chỉ biến văn hóa thành tên hề đồng lóc cóc chạy theo tuyên giáo của Đảng;
Dù gì thì gi, lãnh đạo văn nghệ cũng chỉ tập hợp được đội ngũ nghệ sĩ thạo làm thứ văn nghệ minh họa; lãnh đạo bảo gì thì làm nấy..
Mãi đến Đổi Mới, do khủng hoảng xã hội chính trị toàn phe XHCN, lãnh đạo lúc bí mới "cởi trói" chút ít cho văn nghệ sĩ., do vậy xã hội mới nghe được một ít sự thật cuộc sống, tâm tư thật của con người.
Chỉ được ít năm, lãnh đạo lại tìm cách trói lại, nhưng chỉ một bộ phận chịu trói, một bộ phận khác không chịu.
Nay đang thấy một khung cảnh khác: Ngôn luận lề phải và lề trái, Văn nghệ cũng có lề phải lề trái.

Và vô số tác giả tác phẩm lửng lơ...

https://www.facebook.com/nguyenan.lai/posts/10223803803301886

..



---

BỔ SUNG


1. Một bài mới trên trang của Cục Lưu trữ, nhưng sao lại nhầm 1945 với 1946 ?




5 giờ trước | Lượt xem: 88


Xuất phát từ nội dung và ý nghĩa của bản Sắc lệnh và trước yêu cầu tình hình, nhiệm vụ của đất nước trong thời kỳ mới, ngày 24/02/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg về việc hàng năm lấy ngày 23/11 là “Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam”.


Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội (ngày 29/01/1960). Ảnh: Tư liệu.


76 năm trước, ngày 23/11/1945, chỉ hơn 2 tháng sau khi nước nhà giành độc lập, dù nước Việt Nam non trẻ ở trong bộn bề những khó khăn, thử thách, nhưng với tư tưởng và tầm nhìn xa trông rộng đối với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa - thành quả của tiền nhân để lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SL “Ấn định nhiệm vụ của Đông Phương Bác cổ Học viện”. Nội dung bản Sắc lệnh tuy ngắn gọn, súc tích (gồm 6 Điều), song đã thể hiện tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhà nước Việt Nam mới với chính thể Dân chủ Cộng hòa đối với việc bảo tồn “cổ tích” (khái niệm “cổ tích” trong Sắc lệnh ngày nay được gọi là di sản văn hóa gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể); khẳng định việc bảo tồn "cổ tích" là công việc rất quan trọng và rất cần thiết cho công cuộc kiến thiết nước Việt Nam; nêu cao trách nhiệm của Chính phủ, xã hội và mỗi người dân trong việc bao tồn "cổ tích",...

Xuất phát từ nội dung và ý nghĩa của bản Sắc lệnh và trước yêu cầu tình hình, nhiệm vụ của đất nước trong thời kỳ mới, ngày 24/02/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg về việc hàng năm lấy ngày 23/11 là “Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam”.

Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu tài liệu lưu trữ gốc bản Sắc lệnh1 này.



Sắc lệnh 65/SL ngày 23/11/1946.

Nội dung toàn văn Sắc lệnh 65/SL ngày 23/11/1946:

Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hòa

Xét rằng việc bảo tồn cổ tích là việc rất cần trong công cuộc kiến thiết nước Việt Nam;
Xét rằng Đông Dương Bác Cổ học viện có nhiệm vụ bảo tồn tất cả cổ tích trong toàn cõi Việt Nam;

RA SẮC LỆNH:

Điều thứ nhất: Đông phương Bác cổ học viện (Vietnam Oriental Institute) có nhiệm vụ bảo tồn tất cả cổ tích trong toàn cõi Việt Nam.

Điều thứ hai: Đông phương Bác Cổ học viện từ nay sẽ thay Pháp quốc Viễn đông Bác cổ học viện (Ecole Francaise d' Extrême-Orient) bãi đi.

Điều thứ ba: Những luật lệ về việc bảo tồn cổ tích vẫn để nguyên như cũ.

Điều thứ tư: Cấm phá huỷ những đình chùa, đền, miếu hoặc những nơi thờ tự khác, những cung điện, thành, quách cùng lăng mộ chưa được bảo tồn. Cấm phá huỷ những bi ký, đồ vật, chiểu sắc, văn bằng, giấy má, sách vở có tính sách tôn giao hay không, nhưng có ích cho lịch sử mà chưa được bảo tồn.

---------------------

Chú thích:

1. Bản gốc Sắc lệnh 65/SL ngày 23/11/1946 hiện lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông Phủ Thủ tướng, hồ sơ số 1, tờ 112.


https://luutru.gov.vn/cong-bo-gioi-thieu-tai-lieu/sac-lenh-so-65-sl-ngay-23-11-1945-tien-de-ngay-di-san-van-hoa-viet-nam.htm?fbclid=IwAR1GDNALzvkjHhyUxbs9SXvUhZ4AyutsbpJCDMIN7AAyqBnJPYXcZpbADEo

..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.