Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn asa-ba. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn asa-ba. Hiển thị tất cả bài đăng

04/07/2018

100 năm bia đá Phan Bội Châu dựng tại thị trấn Asaba (1918-2018) : nhà vua Nhật Bản sắp tới chiêm bái

Tin đã được cơ quan hoàng cung Nhật Bản xác nhận.

Nhà vua Bình Thành sẽ viếng thăm tấm bia đá do cụ Phan Bội Châu dựng tại Nhật Bản năm 1918 để tưởng niệm người bạn là bác sĩ Asaba (đọc về tấm bia ấy ở đây hoặc ở đây). Nhà vua đi cùng hoàng hậu trong một chuyến đi thăm dân chúng thường niên, cũng có thể là chuyến đi cuối cùng trong cương vị thiên hoàng (bởi năm sau thì ngài sẽ thoái vị, đọc ở đây).

Vào tháng 3 năm 2017, nhà vua và hoàng hậu đã đến thăm lều tranh Bến Ngự xưa của Phan Bội Châu tại Huế (xem ở đây) trong khuôn khổ chuyến ngoại giao chính thức tới Việt Nam - cũng là chuyến công cán hải ngoại cuối cùng của ngài.

04/06/2018

Chương trình kỉ niệm 100 năm bia đá Phan Bội Châu dựng tại Nhật Bản (1918-2018)

Chương trình đã được công bố chính thức. Các lễ lạt do phía Nhật Bản tổ chức sẽ diễn ra tại quê hương của bác sĩ Asaba vào tháng 9 năm nay. Điều kiện cho phép thì tôi sẽ có mặt tại thị trấn quê hương Asaba vào thời gian đó. 

Vừa rồi, vào tháng 5, có sự kiện quan trọng trong ngoại giao Việt Nhật: chủ tịch nước Việt Nam đã thăm chính thức Nhật Bản và tham dự lễ kỉ niệm 45 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản (do Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức). Hoàng gia và chính phủ Nhật Bản đã tiếp đón chủ tịch nước ở cấp nghi thức cao nhất. Đây là sự kiện chưa từng có trong lịch sử bang giao giữa hai nước.

Cũng trong khuôn khổ chương trình kỉ niệm 100 năm này, có một cuộc thi viết dành cho lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản.

06/05/2018

Cụ Phan Bội Châu biết viết và đọc chữ quốc ngữ từ khi nào ?

Ở một entry trước (tháng 7 năm 2017), đã đưa hình một trang trong cuốn sách do cụ Phan sống chết xuất bản ở Tokyo cho bằng được trước khi bị nhà đương cục trục xuất khỏi Nhật.

Tiền in sách ấy, theo tự thuật của Phan, là sử dụng vào số tiền giúp đỡ hoàn toàn "không màng báo đáp ngày sau" của bác sĩ Asaba. In mấy ngàn cuốn, nhưng bị Pháp và Nhật câu kết ập đến bắt và đem đốt ở sân Đại sứ quán Pháp tại Tokyo. Cụ Phan may được một số nhân sĩ Nhật tốt bụng báo trước vài phút, mà nhanh tay giấu đi được một ít. Một ít ấy đã về trong nước.

24/04/2018

Ngày xuân 2018 ở Phủ Giầy, ngắm lại một bức cuốn thư dâng năm 1918 của Ngô Giáp Đậu

Hôm qua, lễ hội Phủ Giầy đã kết thúc với hội hoa trượng kéo chữ Quốc thái dân an (xem ở đây). Ngày xuân hôm nay, bên thư phòng, vẫn còn đang mải miết chấp bút một bài dài về Mẫu Liễu ở Phủ Giầy. Giữa nhịp, thường ngó nghiêng một chút ra xung quanh.

27/03/2018

Sakura bung sớm, nơi nơi đang bừng sắc xuân

Bây giờ, mới là cuối tháng 3, mà anh đào đã bung nở tới tám chín phần, đôi chỗ đã là mãn khai. Vậy là có sớm hơn thường lệ. Bởi thời tiết ấm hơn thường niên.

Năm ngoái, mãi tới khoảng ngày 10 tháng 4 thì mới mãn khai (xem lại ở đây).

14/12/2017

Tới Vinh lúc trời đã nhá nhem, trên đường Trường Thi lất phất mưa bay

Bây giờ vừa tới đường Trường Thi. Đúng tiết trời sơ đông, se se lạnh và lất phất mưa. Một cây thông Noel lớn đã dựng ngay sảnh của Mường Thanh.

Đại khái công việc mấy ngày tới là như ở dưới.

25/11/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : sau 100 năm, con cháu mở quán Bún Chả trên quê hương của bác sĩ Asaba

Thời gian tính bằng thế kỉ. Tức 100 năm. 1918 và 2017 (hướng đến 2018 tròn 100 năm, xem ở đây).

Năm 1918, cụ Phan Bội Châu dựng bia đá tưởng niệm người bạn là bác sĩ Asaba (đọc ở đây). Người Việt lúc đó ở Nhật Bản chỉ đếm trên đầu ngón tay.

21/10/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : Hoàng hậu Nhật Bản bày tỏ ấn tượng sâu sắc về chuyến thăm Việt Nam 2017

Hôm qua, ngày 20/10/2017, là sinh nhật lần thứ 83 của Hoàng hậu Nhật Bản.

Hoàng hậu đã trả lời phỏng vấn báo chí bằng văn bản. Ngay ở phần mở đầu, bà đề cập đến ấn tượng tốt về chuyến tháp tùng nhà vua tới thăm Việt Nam trong năm 2017 (đã điểm tin trên Giao Blog, ở đâyở đây). Bà có nói đến các chí sĩ trong phong trào Đông Du, về tình bạn Phan Bội Châu - Asaba.

16/09/2017

Trải nghiệm cuộc sống bình thường Nhật Bản trên quê hương bác sĩ Asaba : lần thứ 9 (năm 2017)

Chương trình Trải nghiệm cùng gia đình người Nhật trên chính quê hương của bác sĩ Asaba đã bắt đầu, từ ngày hôm nay, 16/9/2017. Đây là lần thứ 9.

Chương trình của năm ngoái, tức lần thứ 8, thì có thể đọc lại ở đây.

12/09/2017

Hướng đến kỉ niệm 45 năm quan hệ Việt - Nhật (1973-2018): vẫn chưa xuôi nỗi buồn phim hợp tác hồi kỉ niệm 40 năm

5 năm trôi qua thật nhanh. Đấy mới đấy, mà đã sắp tới kỉ niệm tròn 45 năm quan hệ Việt - Nhật. Lần trước, năm 2013, là kỉ niệm tròn 40 năm (1973-2013).

Lúc ấy, có một bộ phim hợp tác hai bên là Người cộng sự (đã đi ở đây, tháng 8/2013).

02/09/2017

Ngày quốc khánh Việt Nam 2017 trên đất Nhật Bản

Đầu tiên là xem cảnh thanh niên Việt Nam đang ở Nhật Bản mừng ngày quốc khánh. Một mâm cơm cúng Hồ Chủ tịch và Võ Đại tướng.

Sau đó là cảnh ở Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo. Ở Đại sứ quán thì lại có hai kênh thông tin: tin từ phía đại sứ (cùng đại sứ quán), tin từ phía người Nhật có gắn bó với Việt Nam (ông Amma ở quê bác sĩ Asaba).

16/07/2017

Hình ảnh Nhật Bản trong trước tác của Phan Bội Châu thời kỳ ở Nhật (1905-1909)

Bài của một chuyên gia về phong trào Đông Du, là Nguyễn Tiến Lực.

Một người có điều kiện vào các tàng thư lớn nhặt từng trang bản thảo của Phan Bội Châu thì hẳn có cách viết hoàn toàn khác với những người chỉ viết qua nghiên cứu của người khác.

15/07/2017

Sách in thạch bản năm 1909 ở Tokyo, bởi nhóm Phan Bội Châu

Sách in thạch bản, đúng như tự thuật sau này của Phan Bội Châu. Kĩ thuật in thạch bản lúc đó rất thịnh hành ở Nhật.

Bản in năm 1909 này vẫn được lưu ở Bộ Ngoại giao Nhật. Được ghi rõ là "tái bản" ở trang cuối cùng.

Lúc ấy, Trần Đông Phong đã tự vẫn tại Tokyo. Tình hình của Phan và các chí sĩ ở Tokyo rơi vào quẫn bách cùng cực. May mà có được sự giúp đỡ vô tư và kịp thời của bác sĩ Asaba.

Các sách vở của Phan và nhóm chí sĩ Việt Nam ở Tokyo được in ra lúc đó là nhờ vào tiền ăn mày từ Asaba (chữ "ăn mày" là của Phan Bội Châu). Trần Đông Phong mất năm Mậu Thân (1908), loạt sách này in năm Kỉ Dậu (1909).

07/07/2017

Cảm tưởng của một học sinh Việt Nam về những ngày trải nghiệm ở Asaba

Về những ngày trải nghiệm ở thị trấn Asaba (tên cũ) thuộc tỉnh Shizuoka (Nhật Bản), gắn với tấm bia tưởng niệm bác sĩ Asaba được Phan Bội Châu dựng năm 1918 tại địa phương, thì đã có một tổng quan ở đây (cuối năm 2016) và  ở đây (bản PDF toàn văn).

09/05/2017

Ngoại giao văn hóa Việt Nhật xung quanh "vị đại sứ đặc biệt" (trước khi nhà vua Nhật Bản tới Huế năm 2017)

Nhà vua Nhật Bản và hoàng hậu đã tới thăm Huế, thăm nhà cũ của Phan Bội Châu, là sự kiện quan hệ ngoại giao Việt - Nhật quan trọng của năm 2017 (đã đi ở đâyở đây).

Bài về vị đại sự đặc biệt ở dưới đây được công bố từ năm 2016. Tức là trước khi nhà vua Nhật Bản tới thăm chính thức Việt Nam (lần đầu tiên của hoàng gia Nhật Bản, và với nhà vua Bình Thành thì là lần đầu tiên và có lẽ cũng là lần cuối cùng).

06/03/2017

Chúng tôi cùng thảo luận về tấm bia, gần ngang thời điểm nhà vua tới thăm

Sự kiện nhà vua và hoàng hậu tới thăm, tức thăm nhà cũ của Phan Bội Châu ở Huế, thì đã điểm tin ở đây (ngày 4/3/2017). 

Duyên cớ trực tiếp của chuyến viếng thăm đặc biệt, vào đầu năm 2017 này, là tấm bia được Phan dựng năm 1918 tại Nhật (đợi xem bài viết toàn văn, đã điểm tin về tóm tắt ở đây). Chuyện được tính bằng thế kỉ.

Gần ngang với thời điểm đó, chúng tôi cũng đã thảo luận về tấm bia.