Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đắc-lộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đắc-lộ. Hiển thị tất cả bài đăng

23/12/2019

Nhân Noel 2019, kể lại chuyện Đông Chí và Giáng Sinh

Từ thế kỉ 16, ở châu Âu đã có nhiều phản luận về ngày tháng sinh của Đức Kito, cho rằng, thực ra, không phải ngày 25 tháng 12 đâu. 

Ngày 25 tháng 12, theo lịch pháp cổ La Mã, thì chính là ngày Đông Chí - ngày mà thời gian của ban ngày ngắn nhất trong năm, nhưng từ Đông Chí thì dương khí của mặt trời đang nhiều đầy lên, thời gian của ban ngày bắt đầu cứ dài dần dài dần ra. Đọc về Đông Chí với báo hiệu của dương khí, thì ở đây.

01/12/2019

Nói thật : trí thức Việt Nam không đủ sức làm ra văn tự mạnh, cả ngàn năm chỉ loay hoay với chữ Nôm

Lời nói thật, nói rõ, tôi đã viết thành bài học thuật rồi.

Thật sự thì cả một ngàn năm, trí thức Đại Việt đã rất kém, tư duy sáng tạo rất cùn, nên chỉ loay hoay mãi với chữ Nôm. Đọc bài học thuật của tôi ở đây.

Nếu để cho trí thức Đại Việt tự sáng tạo chữ thì không biết hiện nay ta viết bằng văn tự gì ? Cao Xuân Hạo từ lâu đã buồn phiền và băn khoăn với cả chữ Nôm và chữ quốc ngữ.

Bởi học gạo, học chỉ với mong muốn tối thượng là làm quan, nói rõ là lối học để làm quan, nên cả một ngàn năm mà giới trí thức cứ bùng nhà bùng nhùng với chữ Nôm, không có một nỗ lực mạnh mẽ nào để có sáng tạo vượt chữ Nôm. 

Mới đây, tôi cũng đã viết bài học thuật phê phán lối học để làm quan. Đã phát biểu chính thức vào mùa hè năm nay (ở đây), còn viết ra giấy để đăng tải thì từ nhiều năm trước rồi.

23/11/2019

Đắc Lộ bản cập nhật 2019 : vẫn chưa yên với "chữ quốc ngữ" suốt từ 1650s

Thập niên 1650 là một thập niên đáng ghi nhớ trong lịch sử chữ quốc ngữ, với việc giáo sĩ Đắc Lộ đã miệt mài trong suốt mấy năm ở châu Âu để cho ra đời bộ 3 tác phẩm quan trọng:
- Từ điển Việt - Bồ - La,
- Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài,
- Hành trình và truyền giáo.

Bộ sách được chuẩn bị từ mấy chục năm trước, nhưng đến thập niên 1650 mới được in thành sách và phổ biến rộng rãi ở châu Âu.

13/07/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : mùa hè rộn ràng LON "không dấu" và LU "mĩ thuật"

Chuyện LON và LU.

Một bức tranh gọn, thú vị, độc đáo về trạng thái Đại Việt đầu thế kỉ 21, nhất là quan trídân trí.

Chỉ rút gọn hai câu thế này: LON là LON, đừng vẽ chuyện dấu má này nọ một cách ranh mãnh và ngớ ngẩn kẻo làm cụ Đắc Lộ ở thế kỉ 17 cười cho. LU cũng chỉ là LU, khác LON, nhưng tương đồng về mặt tư duy, lại liên lụy cho cả JICA và văn hóa bản địa.

Nghe kĩ thì thấy: LON thì "không dấu" và LU thì "mĩ thuật chút".

Ghi chú: Có hai bạn nữ gắn với LON và LU. Người gắn với LON thì là đương kim cục trưởng của một cục trong Bộ Văn hóa quốc gia. Còn người gắn với LU thì là đương kim trưởng khoa Đô thị học của một đại học thuộc Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.

23/03/2019

Công việc dịch thuật văn học và khoa học : dịch giả Nguyễn Thanh Xuân

Bài đầu tiên lấy từ báo Quảng Nam.

Một dịch giả tôi chưa quen biết. Nhưng thú vị là ông thân với cả nhà văn/dịch giả Đà Linh (về Đà Linh thì đọc ở đây, năm 2013), và nhà khảo cứu/nhà thơ Trần Kỳ Phương. 

Đặc biệt, một dịch phẩm quan trọng gần đây của ông là gắn với cha Thecla (người thời cổ xưa) và cô Olga (người thời nay). Bản dịch của ông, như cách đọc của tôi, với tư cách người đã có khảo cứu nhiều năm nay về các tác phẩm của nhóm Thecla (đây là một nhóm, không phải một người) và các nhóm trước đó rồi sau đó, thì có thể nói: bản dịch tiếng Việt tương đối công phu và thành công. Có một ít lỗi, khi nào cần thiết, tôi sẽ viết một bài học thuật.

09/02/2019

Xuất hành đầu năm : ngang qua Bình Giang, đọc nhanh địa chí Kẻ Sặt

Chúng tôi chọn phương án đi theo hướng qua Hưng Yên rồi xuống Hải Dương. Một thử nghiệm vào chuyến xuất hành đầu năm, thay đổi cách đi quen thuộc xưa nay.

Rồi cứ thế mà xuôi đến Kẻ Sặt danh tiếng. Một vùng công giáo từng có thời gọi là "đạo ba toong" (đạo của cái gậy ba toong, chỉ thời các cha phương Tây mang tư tưởng khá cao mạn).

Kẻ Sặt ngày xưa đã thành ra thị trấn Kẻ Sặt (thuộc huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương). Cũng không xa khu làng Mộ Trạch cũng danh tiếng không kém.

Mà đi ngang qua đó, hẳn cần đọc nhanh địa chí Kẻ Sặt.

11/07/2018

con chữ Quốc Ngữ, từ góc nhìn "tay chơi" : văn bản của nhóm Lưu Trọng Văn 2018

Hồi năm 1993, ông Nguyễn Khắc Xuyên một trí thức công giáo thực thụ, vốn rất lịch lãm mà cũng không giữ được bình tĩnh, đã "cáu tiết" khi người ta phán linh tinh về chữ Quốc Ngữ. Xem lại ở đây (bản đưa lên năm 2013). Lời lẽ của ông Xuyên lúc đó, khi tôi dẫn lại thôi (sau 20 năm) mà cũng tự thấy giật mình !

01/12/2017

Vô ơn với công lao của Đắc Lộ, với từ điển Việt - Bồ - La và nhiều ấn phẩm của đầu thời 1650s

Vô ơn với nhiều nguyên nhân khác nhau. Bây giờ, khi xuất hiện đề án cải tiến quốc ngữ dạng như của ông Bùi Hiền (xem ở đây), chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về sự vô ơn.

Nếu không có các nhà sáng tạo như Đắc Lộ hồi đầu thế kỉ 17, thì người Việt có đủ sức tự mình làm ra được bộ chữ quốc ngữ như ngày nay hay không ? Với tư duy tầm lẹt đẹt như sáng tạo chữ Nôm (tạm tính dùng nhiều từ thời Trần, tới tận giữa thế kỉ 20, tức tới cả 8 - 9 thế kỉ), hay trước mắt như đề án cải tiến hóa bằng vạn lần cải lùi của Bùi Hiền 2017, đại khái với các tinh hoa của trí tuệ Đại Việt như vậy, ta đâm nghi ngờ. Hoặc không có được các căn cứ đảm bảo cho một niềm tin về sáng tạo Việt.

24/11/2017

Tư duy sáng tạo văn tự của người Việt : đề án cải tiến "cực chất" của nhà ngôn ngữ Bùi Hiền

Đề án cải tiến chữ quốc ngữ của cụ Bùi Hiền, nói chơi chút, là: nếu cụ Đắc Lộ (tác giả của từ điển Việt - Bồ - La xuất bản tại châu Âu hồi đầu thập niên 1650) mà có được thấy thì chắc cũng sẽ phát hoảng. Rồi Đắc Lộ sẽ lẳng lặng đem đốt luôn cuốn Việt - Bồ - La tiêu tốn mấy chục năm bôn ba cả Đàng Trong và Đàng Ngoài của cụ, lại cộng với mấy năm ròng rã suốt ngày ngồi tự sắp chữ ở bên trời Tây.

Về cơ bản, cách viết quốc ngữ của chúng ta bây giờ, năm 2017, như tôi đang gõ trên màn hình này, là bắt đầu đã được tạo khuôn từ chính tả do nhóm Đắc Lộ đưa ra từ mấy trăm năm trước.

25/03/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : Lại có tin vịt về chữ của người Giao Chỉ, mà ở Tây Nguyên !

Đem gắn cha Đắc Lộ (vừa đi một entry ngắn hôm qua, ở đây) với bộ chữ người Giao Chỉ đã là ý tưởng kinh khủng rồi. Ngay đến tên của Đắc Lộ còn viết sai mấy lần.

Mấy cái chữ của người Giao Chỉ này, gắn với công "phát hiện" của ông quan Vương Duy Trinh, đã là câu chuyện cũ lắm rồi. Bây giờ, không còn ai, nếu là người nghiêm túc, còn nhắc đến nữa. 

Bài vừa xuất hiện trên tờ báo của ngành công an.

24/03/2017

Đất Việt và người Việt mến yêu hồi thế kỉ 17, từ tấm lòng của cha Đắc Lộ (1593-1660)

Đang viết nhanh một thiên ngắn về Đắc Lộ (một vài thiên ngắn khác, mà thấy ở trên mạng do tôi viết về Đắc Lộ, thì tạm thời thấy ở đây hay ở đây).

Vẫn cảm động với những dòng mà Đắc Lộ viết khi phải miễn cường rời khỏi đất Việt khi đó. Ông bị cả hai chúa Đàng Trong và Đàng Ngoài trục xuất.

07/03/2017

Ngô Đình Nhu trong phác họa như một nhà lưu trữ quan trọng của Việt Nam thời kì 1938-1946 (bài Đào Thị Diến)

Đáng tiếc là chúng ta chưa từng đọc một văn bản tiếng Việt nào của ông Ngô Đình Nhu (1910-1963) về lịch sử - văn hóa Việt Nam. Phải chăng là ông chưa từng viết ?

Luận văn tốt nghiệp đại học viết bằng tiếng Pháp của ông thì gần đây, khi viết bài, tôi đã điểm qua. Ông có những kiến giải riêng, thú vị về ghi chép của người phương Tây về Việt Nam trong khoảng các thế kỉ 17-19.

Bài vốn đăng trên tạp chí Xưa & Nay năm 2014.

15/02/2017

Ngày 14 tháng 2 năm 2017 : giáo dân vùng Quỳnh Lưu và vụ kiện Formosa về ô nhiễm môi trường

Vùng Quỳnh Lưu, trong tư liệu của mình, là vùng gắn bó với cha Đắc Lộ, hồi các thập niên 1620-1630. Những cộng đồng giáo dân đầu tiên ở Quỳnh Lưu tương truyền được chính Đắc Lộ tổ chức ngay từ thời đó.

Quan tâm của mình về vùng Quỳnh Lưu, trong liên quan với Đắc Lộ, chủ yếu là thiên về phần lịch sử. 

Vụ Formosa gây ô nhiễm môi trường ở miền Trung thì vốn vẫn quan sát từ lâu, ví dụ ở đây hay ở đây.