Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

21/07/2018

Mưa dầm dề cả tuần biến thủ đô thành Hà Lội sau World Cup 2018

Một mùa bóng đá thế giới sôi động, nhiều kịch tính và rất đáng nhớ (xem ở đây hay ở đây).

Rồi ngay sau đó là "cơn bão" giáo dục Đại Việt nổi lên từ Hà Giang (ở đây). Cơn bão này còn đang quét mạnh qua nhiều nơi nữa. Sức công phá của nó, hiện thời còn chưa lường hết được.

20/07/2018

Quất Lâm không xa xôi : Phong trào văn nghệ ở thị trấn đang lên cao

Biển ở Quất Lâm (Nam Định) thường ngàu đục, hệt như bên Cồn Vành (Thái Bình). Đợt này, khắp miền Bắc đang mưa dầm dề do ảnh hưởng dông bão, nên biển Quất Lâm chắc vẫn lại đục như thế. Nhìn ra biển lúc sóng toàn đất đỏ cuộn lên thế này, có gì đó rất buồn mà không thể nói ra lời.

Đã một thời gian dài, không có điều kiện về thăm quê hương Giao Thủy và ghé thăm thị trấn biển Quất Lâm. Bây giờ, nghe nói phòng trào văn nghệ ở đây đang lên cao.

19/07/2018

Nạn trộm cắp cổ vật đang hoành hoành : tượng Phật mất rất nhanh ở Vĩnh Phúc

Mấy hôm trước, mới nhận thông tin một ngôi chùa độc đáo ở Vĩnh Phúc bị trộm khuân sạch các pho tượng chính yếu. Thật bàng hoàng. Mấy pho tượng ấy bay mất rồi, thì còn gì là chùa ấy nữa ! Dân làng thì hi vọng là phía công an sẽ can thiệp để giúp tìm lại được.

Liên hệ một vài chỗ, thì biết: nạn trộm cắp cổ vật, mà trung tâm là tượng Phật có giá trị, đang hoành hoành ở các nơi. Các tỉnh ngoài Bắc đang bị nạn này làm đau đầu. Riêng các huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc bị nạn này uy hiếp mạnh từ mấy năm rồi, mà không hiểu sao nhà chức trách chưa có cách diệt trừ.

18/07/2018

Cập nhật 2018 về "nhìn lại truyền thống Hiếu Học của người Việt" : đâu chỉ có tỉnh Hà Giang, giáo dục đang mục từ nóc và khắp nơi

Các năm 2011 và 2012, sau khi kết thúc một chương trình cấp nhà nước về văn hóa truyền thống Việt Nam, chúng tôi đã cho đăng tải các bài viết "nhìn lại truyền thống Hiếu Học của người Việt". Một kết quả khảo sát trên toàn quốc trong mấy năm 2008 - 2010, và một khảo luận trộn trải nghiệm trong mấy chục năm.

Bây giờ sẽ cập nhật thêm các sự kiện tiêu biểu cho truyền thống Hiếu Học ấy, của năm 2018, đó là:

17/07/2018

Lại chuyện nhìn thấu đất thấy những kho vàng : trường hợp "nhà ngoại cảm" Lương Gia Long

Có những trường hợp tìm vàng đặc biệt đã và đang diễn ra, ví dụ ở đây hay ở đây. Tiểu biểu nhất là trường hợp cụ Tiệp. Mãi sau này, có người mới cho tôi biết rằng: cụ Tiệp cũng là người có nhiệt thành với công việc hầu Thánh (sẽ tìm hiểu cụ thể thêm sau).

Bây giờ, ở ngoài Bắc, lại rộ lên chuyện "nhà ngoại cảm" Lương Gia L. nhìn thấy cả kho vàng. Báo chí không ghi đầy đủ tên, chỉ viết tắt là L.

Thay những "dải rơm bện lớn" (shime-nawa) tới hơn 5 tấn, ở đền Nhật Bản, bằng cách nào ?

Mình chưa có dịp trực tiếp chứng kiến cảnh thay những shime-nawa lớn đến nhường này, tới 5 hay 6 tấn, mà là được bện từ rơm mới. Loại lớn thế này cũng được bện bằng máy hay hỗ trợ của máy, chứ không thể làm thủ công. Hình ảnh của đại shime-nawa đã đưa lên từ hồi tháng 1 năm 2015 (ở đây).

Cũng là bởi vì không phải năm nào cũng thay đại shime-nawa. Thường phải 5 hay 6 năm thì các ngôi đến lớn ấy mới thay. Dĩ nhiên là phải dùng cần cẩu, để lấy cái cũ ra, rồi lại đưa cái mới vào. Vị chi phải làm việc cả một ngày. Người xem thì thường rất đông.

Những trang blog và trang báo vừa thông báo tạm nghỉ hoặc đình chỉ

Trước tin tờ Tuổi trẻ bị đình chỉ 3 tháng kèm theo phạt tiền khá nặng, thì đã thấy hai nhà văn thông báo tạm đóng cửa blog hoặc tạm thời hoặc vĩnh viễn. Đó là nhà văn Thế Phong (tức dịch giả Đường Bá Bổn), và nhà văn Vương Trí Nhàn

Giao Blog vẫn thường đưa lại tin của Tuổi trẻ (một tờ báo mà tôi yêu thích trong nhiều năm nay, xem là "hãng thông tấn" thuộc nhóm hàng đầu ở Việt Nam). Đôi khi cũng giới thiệu bài của nhà văn Thế Phong (ví dụ ở đâyở đây), hay nhà văn Vương Trí Nhàn (ví dụ ở đâyở đây).

Mong Tuổi trẻ sớm trở lại. Kính chúc hai nhà văn cao niên sức khỏe.

16/07/2018

Chung kết World Cup 2018 : đội tuyển Pháp lần thứ 2 lên ngôi vương

Một mùa world cup sôi động, nhiều kịch tính, thật đáng nhớ. Đáng nhớ với/về chủ nhà, đội tuyển chủ nhà, ông chủ Putin và cổ động viên Nga. Đáng nhớ về công nghệ VAR lần đầu tiên được chính thức sử dụng. Đáng nhớ về những "chiến binh quả cảm", những bàn thắng đẹp mắt, những cú phản lưới nhà đẹp không kém, những chuyến xe ôm kẹp mấy hay mấy chục của hai bác tài CR7 và M10 (ở đây),...

Đáng nhớ với/về tất cả.

Mình thì đáng nhớ bởi được xem world cup cùng bọn trẻ trong nhà. Bọn trẻ đề nghị không đi học hè tháng 7 ở trường phổ thông với một lí do (trong nhiều lí do) là để được xem world cup toàn tâm toàn ý ! Mình có cơ hội kể lại cho bọn trẻ về mùa hè Italia 1990, ở đây.

15/07/2018

Tiếp các "B - phát ngôn" : "90 năm trước, Bác Hồ đã định hướng nền kinh tế thị trường", và nay chúng ta "soi sáng cách mạng 4.0 bằng tư tưởng của Các Mác"

Về phát ngôn "90 năm trước, Bác Hồ đã định hướng nền kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường" là của ông Vũ Tiến Lộc VCCI hồi năm 2015, đọc lại ở đây.

Còn phát ngôn "Soi sáng Cách mạng 4.0 bằng tư tưởng của Các Mác" là của ông Nguyễn Xuân Thắng (Chủ tịch Hội đồng Lý luận TW) hồi tháng 5 năm nay, dịp kỉ niệm ngày sinh của cụ Mác.

14/07/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : theo dấu chân của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, chuẩn bị tới Vân Đồn (đảo Quan Lạn)

Câu chuyện Vân Đồn, "thương cảng Vân Đồn xưa" rồi "đặc khu Vân Đồn nay", tựa như đang nóng lên trong dư luận. Khởi sự cho công nghiệp thời nay là bắt đầu từ thời xửa xưa lúc vua Lý Anh Tông lập ra "đồn". Đồn Mây, đồn ở trên mây.

Ngày nay, thì xem khởi sự từ ngài Bí thư Tỉnh ủy các năm đó, xem lại cả hình ảnh và video ở đây (thời điểm các năm 2011-2012).

13/07/2018

Worl Cup 2018 : hai trận cuối cùng (ngày 14 và 15 tháng 7)

Sau khi có kết quả của vòng bán kết (xem ở đây), thì hai trận cuối cùng của World Cup 2018 như dưới đây.

Rất hay là theo giờ Việt Nam, thì cả hai trận đều là vào giờ tối (mà không phải 1 h đêm ở Hà Nội, hay 3 h đêm ở Tokyo, như một số trận ở các vòng trước). Bởi vậy, bọn trẻ cũng xem được.

Trận chung kết giữa Pháp và Croatia, đã thực sự là một cuộc đối đấu ngoài dự đoán của tất cả người hâm mộ. Các ứng cử sáng giá nhất lúc bóng chưa lăn ở nước Nga, thì giờ này, đã về nước cả. Tất cả trên một chuyến xe ôm kẹp tới mấy chục của hai bác tài M10 và CR7 (xem ở đây).

Kiêng sợ "Thứ Sáu ngày 13" : quan niệm của người phương Tây đang lan truyền

Kiêng số 13 ở Việt Nam hiện nay, thì đã lan tới cả những chỗ nho nhỏ, tức khá sâu. Như có lần đã kể lướt qua, ở đây, thì ngay việc đánh số nhà ở chỗ tổ dân phố của tôi hiện nay, người ta cũng đã bỏ số 13 (chỉ có số 11, rồi nhảy cách, sang luôn số 15). Hiện không rõ có qui định gì về việc đánh số nhà ở thành phố Việt Nam hay không. Cần hỏi thêm các nhà luật học.

Ở thành phố và nông thôn Nhật Bản, thì vẫn có số 13 như thường. Không có điều luật nào cụ thể về số 13.

Hôm nay, là Thứ Sáu ngày 13, của tháng 7 năm 2018.

Tính sang âm lịch, thì hôm nay còn là ngày Mùng Một của tháng 6.

12/07/2018

Nhân xem lại bia Mạc, nhớ cụ Dương Quảng Châu - người tiểu đồng của cụ Nguyễn Hải Thần

Bài này đã đưa lên Giao Blog thời Yahoo (nay đã giải thể). Đưa lên vào năm 2010, tức là đã tới 8 năm về trước. 

Nhân tìm tư liệu cũ về các cụ cách mạng Việt Nam từng hoạt động ở Quảng Châu, như Phan Bội Châu, Nguyễn Hải Thần,... thì ngẫu nhiến, hôm nay, đọc lại được những lá thư cũ mà cụ Dương Quảng Châu (một thiếu niên người Việt gốc Hoa từng làm nhiệm vụ giao liên cho các cụ cách mạng nói trên).

Ví dụ cụ thể cho bài viết của ông Trương Minh Tuấn, về "sức thuyết phục của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa"

Sau khi xem lại chiếc đồng hồ của ông Trịnh Xuân Thanh (ở đây), thì có thể tham khảo thêm về chiếc đồng hồ (ở đây) của ông Trương Minh Tuấn - Phó Ban Tuyên giáo TW, Bộ trưởng Bộ 4T.

Bài viết rất kêu của ông Tuấn, là "Sức thuyết phục của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", thì đọc lại ở đây (khoảng 1 năm trước, hồi tháng 6 năm 2017).

Dưới thì đưa các ví dụ cụ thể. AVG với trò làm xiếc (đọc ở đây), phải chăng là một sự thuyết phục, hay chính là đổi mới (về đổi mới thì đọc ở đây) ?