Lời dẫn đang viết.
Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
02/03/2025
Nhân loại học Văn hóa của Claude Levi-Strauss như một chủ nghĩa nhân văn mới trong nửa sau thế kỷ 20 (bài Đăng Thành)
Đăng Thành có viết một luận văn cao học về Levi-Strauss. Luận văn ấy nhìn từ góc triết học.
Bây giờ là một bài viết của Đăng Thành trong Tạp chí Triết học và Tư tưởng (chủ bút Nguyễn Hữu Liêm) mới lên trang (hiện là tạp chí mở trên mạng toàn cầu).
25/07/2021
Người Việt đầu thế kỉ 21 bàn về triết học (Nguyễn Hoàng Đức và Dương Ngọc Dũng)
Hai học giả Nguyễn Hoàng Đức và Dương Ngọc Dũng, đều có một số bài đã được lưu trên Giao Blog. Ví dụ, Nguyễn Hoàng Đức đã đưa một bình luận thú vị về nhóm thơ Mở Miệng, theo lời ngỏ của chủ nhân Giao Blog mấy năm trước, xem lại ở đây (năm 2013). Hoặc với Dương Ngọc Dũng, thì Giao Blog đã quan sát ở đây hay ở đây (năm 2016).
Bây giờ, tháng 7 năm 2021, quan sát cuộc tranh luận về triết học giữa hai vị.
19/07/2021
Nguồn gốc sách "Quốc dân độc bản" của phong trào Đông Kinh nghĩa thục (bài Nguyễn Nam)
Gần đây, trong một quan tâm mang tính chi tiết, tôi để ý đến mối quan hệ giữa "chủ nghĩa dân tộc" và "chủ nghĩa siêu nhiên" trong sách giáo khoa của phong trào Đông Kinh nghĩa thục thời đầu thế kỉ XX.
Một thử nghiệm đầu tiên của mối quan tâm này, là tìm hiểu về câu đối dâng Liễu Hạnh công chúa của ông quan Trần Tán Bình vào thập niên 1920. Ông Trần là một trong những nhân vật của Đông Kinh nghĩa thục, nhưng đã ra làm quan. Xem một kết quả của thử nghiệm đó, được cụ thể hóa thành bài viết học thuật, ở đây.
Bây giờ là một bài của học giả Nguyễn Nam về nguồn gốc của sách giáo khoa Quốc dân độc bản - một trong những cuốn giáo trình cơ bản của Đông Kinh nghĩa thục.
Một bài viết công phu và cung cấp nhiều thông tin quan trọng.