Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-đăng-khoa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-đăng-khoa. Hiển thị tất cả bài đăng

02/12/2018

Ngoại cảm qua góc nhìn báo chí : cô Vũ Thị Hòa với Hoàng Anh Sướng

Có một số nhà báo viết về các nhà ngoại cảm, như Hoàng Anh Sướng hay Phạm Ngọc Dương. Về Dương thì có thể đọc thêm ở đây hay ở đây.

Dưới là một ít bài của Sướng. Có lẽ viết từ vài năm về trước. Đại khái Sướng viết về "người đàn bà không ăn gì". Một số nhà báo khác, cũng đã viết về việc cô Hòa không ăn từ năm 2011, ví dụ ở đây.

10/10/2018

Một tay gây dựng phủ, đền (bài Bùi Quang Thanh, về bà Vân Phủ Nấp)

Một bài vừa xuất hiện trên tờ Lao Động.

Bác Thanh viết theo trí nhớ, nên nhiều điểm không chuẩn. Trí nhớ là cái rất dễ làm người ta mắc lừa hay tự mắc lừa. Trong một bài viết học thuật khoảng 12 năm trước, tôi đã phê phán cái gọi là "theo ông bà kể lại". Cái đó, nói kĩ sau.

Nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa cũng do nhớ láng máng, nên đã đinh ninh là đến viếng Phủ Tây Hồ (Hà Nội) vào năm 1969, lúc mới lên mười ! Làm gì mà biết Phủ Tây Hồ năm đó cơ chứ ! Tôi đã phê nhè nhẹ bác Khoa ở điểm này trong bài học thuật (xem lại ở đây, năm 2016). Bác Khoa mãi đến 1999 mới đem thơ mình ra chỉnh lí, nên có sửa bài Hà Nội viết năm 1969, và đưa thêm "Phủ Tây Hồ" vào đó cho cập nhật mà thôi.

27/08/2018

Hà Nội thời "giặc lái" John McCain bắn phá : đọc lại Trần Đăng Khoa và Nguyễn Tuân

"Giặc lái" là từ thường dùng của thời chiến. Thời mà chú bé Trần Đăng Khoa từ quê nhà ra thăm thủ đô lần đầu rồi viết bài thơ Hà Nội được in rất nhanh sau đó.

Đại khái, về bài Hà Nội viết năm 1969 của Trần Đăng Khoa (in năm 1970), thì tôi đã viết thành bài học thuật trong liên quan đến Phủ Tây Hồ (xem ở đây, đã đăng trên tạp chí năm 2016, còn bàn luận thì từ 2015). Chú bé Khoa thì ngây thơ trong trẻo, ghi lại đúng hình ảnh Hà Nội thời chiến sẵn sàng đánh trả B52 của giặc lái. Một Hà Nội giản dị và kiên cường trong khung cảnh thời chiến.

11/11/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : Hơn hẳn tiền nhiệm Obama, ông Đồ Nam nói tới Hai Bà Trưng

Bây giờ thì đã rõ. Đúng ông Đồ Nam.

Tiền nhiệm của ông, là đồng chí Obama, thì mới chỉ nhắc đến Truyện Kiều của Nguyễn Du mà thôi. Xem lại ở đây (tháng 5/2016). Một cốt truyện vay mượn của Trung Quốc, nói quá lên thì chỉ là một bản dịch tiếng Việt. Và thân phận của một người phụ nữ tài sắc nhưng bạc mệnh.

Còn với ông Đồ Nam, thì phải là Hai Bà Trưng hiên ngang cưỡi voi ra trận. Một phụ nữ dòng dõi từ Mê Linh, đánh đuổi ngoại xâm đến từ Trung Quốc. Mình lại đang đi một văn mạch Hai Bà Trưng - Bà Triệu - Mẫu Liễu Hạnh trên blog này (xem ở đây hay ở đây).

28/05/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : tập thơ vừa bị tuýt còi của Trần Nhuận Minh, có gì lạ

"Bài thứ nhất, "Những điều ấy": Yêu ai thì bịa cho họ lắm điều hay/ Ghét ai thì vu cho họ nhiều lầm lỗi/ Tôi nhận ra những điều ấy trong sách giáo khoa/ Dạy các thế hệ trẻ con về sự trung thực...
Bài thứ hai, "Lúc ấy": Một học sinh lớp 12 đuổi đâm thầy giáo/ Anh chạy theo can/ Và bất ngờ bị đâm thủng ngực/ Lúc ấy trên truyền hình đang có cuộc mít tinh/ Ca ngợi nền giáo dục của chúng ta vô cùng ưu việt! " (những câu thơ trong tập thơ đã được trao giải của Trần Nhuận Minh, theo Lê Thiếu Nhơn ở mục 2)

Nhà thơ Trần Nhuận Minh là anh trai ruột của nhà thơ Trần Đăng Khoa.

27/12/2016

Hậu di sản UNESCO : Loạt bài của báo Văn Hóa cuối tháng 12 năm 2016

Mình không biết sự kiện này cho đến sáng nay.

Quả thực, đến tận sáng nay, sau khi sự kiện đã xong mấy ngày, thì mới biết.

Cũng bây giờ mới biết là nhà thơ Trần Đăng Khoa hiện đang là Tổng Biên tập của báo Văn hóa.

15/05/2016

Đón chào ngài Obama, đọc chơi lại Trần Đăng Khoa 1969 : "Ngu xuẩn nhất nhì, Là tổng thống Mỹ"

Đưa bản gốc năm 1969 sau. Năm 1969 này, trước đó, đã đưa nghi vấn ở đây, dễ trả lời hơn, nhưng chưa nhận thấy thành ý trong phản hồi gián tiếp của ông Trần Đăng Khoa (khác với cậu Trần Đăng Khoa).

Bây giờ, là đọc một vài bàn luận.

25/04/2016

Nhờ bạn nào đó hỏi "chú bé" Trần Đăng Khoa giúp, về câu thơ viết năm 1969

Thấy báo chí loan là nhà thơ Trần Đăng Khoa vừa ra một cuốn sách kép, tập hợp toàn bộ những bài hay trong sự nghiệp thơ của ông. Xem tin ở dưới.

Theo tin đó, thấy ông tâm sự rất nhiều và việc thơ mình được chỉnh sửa ra sao. Chẳng hạn:

11/12/2015

Đọc tự sự của anh Cua để hiểu thêm về thơ của chú bé Khoa

Chú bé Khoa ở đây là nói về nhà thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa.

Gần đây, đọc lại thơ của chú bé Khoa (cuốn Góc sân và khoảng trời) với đám thiếu niên nhi đồng ở trong nhà, chúng tôi đều giật mình về những ý nghĩ thời chiến của cậu. Sẽ diễn dạt rõ hơn ý này ở một dịp khác.

Có thể ghi chép sau đây về thời đó của anh Cua sẽ giúp ta hiểu hơn về thơ của Khoa.

22/09/2015

Hà Nội và Hà Lội (tháng 9 năm 2015)

Trước năm 1975, chú bé Trần Đăng Khoa có bài Hà Nội (đọc lại ở đây).

Bây giờ, năm 2015, tức hơn 40 năm sau, có thể thấy một bài thơ khác, mang tên Hà Lội.

13/06/2015

Văn nghệ Thứ Bảy : Trần Đăng Khoa bị đạo thơ ?

Về thơ Trần Đăng Khoa trước năm 1975, đã có dịp đề cập hơi kĩ một chút ở đây

Còn sự kiện ghi trong tiêu đề entry này thì là lấy về từ bên nhà bác Trần Mỹ Giống (nhà văn ở thành phố Nam Định). Có sắp xếp lại cho dễ hiểu hơn một chút. Còn tư liệu thì hoàn toàn thuộc về trang TMG.

02/04/2015

Cây xanh ở Ba Đình sẽ hỏi thăm chú bé Khoa

Chú bé Khoa ở đây là nhà thơ Trần Đăng Khoa. Tác giả của bài thơ "Hà Nội" được cho là viết năm 1969 (hôm trước, tôi đã cho đăng lại từ bản trực tuyến của Thi Viện, ở đây).

Trong bài đó, theo chính nhà thơ Trần Đăng Khoa, thì có hai dòng sau:

"Mấy năm giặc bắn phá 
Ba Đình vẫn xanh cây"