Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

13/06/2015

Văn nghệ Thứ Bảy : Trần Đăng Khoa bị đạo thơ ?

Về thơ Trần Đăng Khoa trước năm 1975, đã có dịp đề cập hơi kĩ một chút ở đây

Còn sự kiện ghi trong tiêu đề entry này thì là lấy về từ bên nhà bác Trần Mỹ Giống (nhà văn ở thành phố Nam Định). Có sắp xếp lại cho dễ hiểu hơn một chút. Còn tư liệu thì hoàn toàn thuộc về trang TMG.


1. Hiện chưa rõ Nguyễn Chí Dũng (A) đạo thơ Trần Đăng Khoa (B), hay Trần Đăng Khoa xài thơ của Nguyễn Chí Dũng ! Nhưng có tư liệu như thấy ở các mục 2 - 4 (các ảnh lấy về từ trang Trần Mỹ Giống).

Cũng có thể chẳng ai xài của ai. Các tư tưởng lớn thì gặp nhau.


2. Có một tuyển thơ Trần Đăng Khoa đã in năm 2002:






3. Lại có một tuyển thơ của Nam Định, in năm 2014 (tức muộn hơn cuốn thơ của Trần Đăng Khoa 12 năm):





4. Kiến giải của ông Nam Thắng Chu Đình An thì như sau:

"
13/06/2015@8h49, 336 lượt xem, viết bởi: Trần Mỹ Giống 


LẠI THÊM MỘT VỤ ĐẠO VĂN
Thân gửi chú Trần Mỹ Giống. Tôi đang bị đau sút lưng không đi được nên sai cháu đem bài viết cùng chứng cứ tới chú. Đây là vấn đề tôi mới phát hiện liên quan đến cuốn Tuyển tập thơ 5 năm (2010 – 2015) của Bộ môn thơ sắp đem ra hội thảo. Đề nghị chú lên trang nguyên bản và nhờ chú chụp một số minh họa cần thiết để làm chứng cứ cho bài. Cảm ơn chú. Nam Thắng Chu Đình An.
.
NGUYỄN CHÍ DŨNG ĐẠO VĂN TRẦN ĐĂNG KHOA
Nam Thắng Chu Đình An
Trong cuốn Tuyển tập thơ 5 năm (2010 – 2015) của Bộ môn Thơ Hội VHNT Nam Định, (Nxb. Hội Nhà văn, 2014), tại trang 27 in bài “Đồng vọng không lời” của Nguyễn Chí Dũng (nguyên Chủ tịch Hội đồng giám khảo bộ môn thơ Giải thưởng VHNT Lương Thế Vinh 2006 – 2010) có hai câu thơ như sau:
Cái gì còn thì sẽ còn thôi
Cái gì mất tưởng bền lâu cũng mất
Hai câu này lặp 4 lần ở bốn khổ mỗi khổ bốn câu, chiếm tỉ lệ 50% số câu của bài thơ.



Trong cuốn Thơ chọn lọc của Trần Đăng Khoa (Nxb. Văn hóa Thông tin, 2002) in bài Trường ca: “Khúc hát người anh hùng”, tại Khúc bốn – Khúc nước lửa, trang 264 có câu:
Cái còn thì vẫn còn nguyên
Cái tan thì tưởng vững bền cũng tan!...
Cuối bài có ghi rõ: “Viết xong tại làng Điền Trì, hè lớp 9, năm 1974)
Rõ ràng hai câu của Nguyễn Chí Dũng và hai câu của Trần Đăng Khoa là đạo ý - tứ - lời của nhau. Thiết nghĩ người cầm bút có lương tâm không thể phủ nhận sự đạo văn trong trường hợp này. Vậy ai đạo văn ai? Chẳng lẽ ông Nguyễn Chí Dũng tuổi ngoại thất tuần lại đi chôm chỉa xào xáo thơ của cậu bé thần đồng thơ ca cả nước biết tên Trần Đăng Khoa?
Án tại hồ sơ, cứ theo năm xuất bản của hai cuốn sách trên thì rõ ràng tuyển thơ của Bộ môn thơ ra đời sau tác phẩm của Trần Đăng Khoa thời gian khá xa. Hơn nữa, trong lời nói đầu cuốn Tuyển tập thơ 5 năm (2010-2015) của Bộ môn thơ (nghe nói chính Nguyễn Chí Dũng viết thuê cho Bộ môn thơ) đã nói rõ: “Khác với nhiều tuyển tập thơ trước, tuyển tập này chỉ nhằm giới thiệu các sáng tác mới của đội ngũ những cây bút thơ Hội VHNT hiện đang sống, học tập, làm việc tại Nam Định quê hương”.
Vậy là đã rõ ràng:
Nguyễn Chí Dũng đạo thơ Trần Đăng Khoa!


NAM THẮNG CHU ĐÌNH AN
Hội viên Bộ môn thơ Hội VHNT Nam Định

"
http://tranmygiong.blogtiengviet.net/2015/06/13/nguy_n_chi_d_ng_o_v_n_tr_n_ng_khoa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.