Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tam-phủ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tam-phủ. Hiển thị tất cả bài đăng

19/04/2018

Tinh thần yêu nước của tiên chúa Liễu Hạnh (chữ "yêu nước" được ghi bằng chữ Nôm)


Tức là về mặt thời gian, là cách tới hơn 100 năm ngày Kiều Oánh Mậu từ Hà Nội cất công về dự hội Phủ Giầy năm đó (tạm tính là các năm 1908-1909). Lúc ấy, ông quan về hưu họ Kiều đã ngoài 50.

Sau chuyến đi đó, Kiều Oánh Mậu đã viết những câu thơ bằng chữ Nôm nói về Mẫu Liễu là: "Chúa từ qui pháp rộng đường//Riêng lòng yêu nước ngày thường đinh ninh". Ý là: từ khi đã qui Phật qui Pháp thì tiên chúa Liễu Hạnh hàng ngày hàng giờ không quên nghĩ về lòng yêu nước. Đây là tinh thần yêu nước của tiên chúa (bên chữ Nôm thì là "yêu nước", còn bên chữ Hán ở bên trên thì là "tiên chúa ái quốc"). Ông cho khắc in luôn năm 1910. Cuốn sách đó mang tên Tiên phả dịch lục nổi tiếng ở đời.

14/03/2018

Sự tích ông Hoàng Bảy (Bảo Hà), bản kể của thầy Chén

Đã thấy bản kể này xuất hiện từ khoảng nửa năm trước, trên mạng. Gọi là bản kể của thấy Chén - một đàn anh lão luyện trong giới hầu Thánh ở thủ đô. 

Để phản bác loạt phóng sự của Phạm Ngọc Dương bên VTC, ở đây (hình như loạt phóng sự đã bị xóa hay sao đó, nhưng hiện không truy cập được bằng đường link cũ). Theo thầy Chén, nhà báo VTC là "bố láo".

Một kiến giải về Đức Thánh Trần với Tam Phủ - Tứ Phủ

Bài của trang Bách Việt Trùng CửuCó nhiều kiến giải thú vị. 

Lần này, tác giả đưa ra được một số suy luận khá sát thực, chứ không bát ngát như thường khi. Là bởi có tư liệu sát thực (dù vẫn còn là khá bát ngát với bạn đọc phổ thông).

Bây giờ đưa thêm một cái ảnh về ngôi đền mà tác giả Bách Việt Trùng Cửu có đề cập trong bài, để đánh dấu rằng: bản thân tôi cũng rất quan tâm đến ngôi đền ấy, sẽ viết về nó trong thời gian tới. Ảnh được chụp ở một góc độ khác (do người khác chụp, vào năm 2017):

11/03/2018

Du lãng mạn bắc, ở ngôi chùa không có "nhà Mẫu"

Chúng tôi miệt mài làm việc từ sáng đến chiều tối, ở nơi mà sư Thích Thanh Hanh đã từng tu tập trước khi chuyển hẳn sang coi sóc sơn môn Vĩnh Nghiêm (tầm giờ của 3 năm về trước, thì đã tới thăm quê của ngài, ở đây).

09/09/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : Tranh dân gian Hàng Trống, qua cận cảnh góc chụp Lê Bích

Mình mê cả hai ông. Một ông là nghệ nhân tranh Hàng Trống, là Lê Đình Nghiên, có một số kỉ niệm cá nhân đáng nhớ. Một ông là nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Bích - người với góc chụp cận cảnh tuyệt mĩ và sự tỉ mỉ trong ghi chép như một nhà dân tộc học. Giao Blog thi thoảng có sử dụng ảnh của Lê Bích.

Bây giờ, xem Lê Bích chụp và ghi chép về Lê Đình Nghiên.

03/08/2017

Một ngôi làng "cổ hủ" của người Việt ở Pháp : C.A.F.I sau cuộc chiến 1954

 "Thì phong tục bên nhà vẫn thế. Chúng em trọng khách"

"Bố tôi trước đi lính Pháp, chết trận ở Đông Khê, ông ấy là người Thổ Cao Bằng đấy...".


CAFI là tên viết tắt của khu trại tị nạn ở trên đất Pháp dành cho người Đông Dương sau năm 1954, mà phần đông là người Việt Nam.

Chúng tôi dự tính sẽ tới CAFI trong thời gian tới. Ở đó vốn có một cái Phủ Tây Hồ đúng như nhà văn Nguyễn Quang Thân viết (xem ảnh thứ 3 từ trên xuống).

14/07/2017

Về Tứ Phủ Công Đồng (một luận giải của Bách Việt Trùng Cửu)

Bài viết có một số luận giải thú vị.

Vẫn như mọi khi, ý tưởng của Bách Việt Trùng Cửu thường chạy trước tư liệu. Hoặc tư liệu thì không đủ căn cứ cho ý tưởng. Có khi tư liệu với ý tưởng mỗi thứ chạy một đằng.

12/07/2017

Có nên tôn tín ngưỡng thờ Liễu Hạnh làm "quốc giáo" ? (một phản luận tay ngang)

Bài lấy nguyên về từ trang Book Hunter (bookhunterclub.com). Vốn đã lên mạng từ tháng 1 năm 2017.

Tác giả hoàn toàn là một tay ngang về chủ đề tín ngưỡng Liễu Hạnh. Hoàn toàn mù mờ về những thuật ngữ như Tam Phủ, Tứ Phủ, Tứ Bất Tử,... Đọc mót được vài đoạn sách, liếc liếc một vài tấm ảnh, nhưng "xả súng" thì rất hăng.

Báng bổ đến mức viết như thế này: "Nếu Liễu Hạnh – một sự tổng hợp của Phan Thị Bích Hằng và MC Phan Anh – đáng được thờ thành thần, thì phải nói rằng hai nhân vật công chúng nêu trên cũng xứng đáng tương tự. Nhưng vì Hằng và Phan Anh chỉ là hai gương mặt nhảm nhí, ta không có lý do để tôn thờ một nhân vật nhảm nhí bằng cả hai vị này cộng lại với nhau".

Về lịch sử thì cuồng dại như thế này: "Ngày nay, ngay cả những người thờ Liễu Hạnh cũng phải thừa nhận rằng trong một thời gian dài, chính quyền Lê – Trịnh đã gạt tín ngưỡng thờ Liễu Hạnh ra ngoài vòng pháp luật, và dùng binh mã để đánh dẹp thẳng tay. Đỉnh cao của xung đột là cuộc chiến trên đất Thanh Hóa giữa Nội Đạo Tràng – một tôn giáo phù thủy miền núi dưới vỏ bọc nửa Đạo giáo, nửa Phật giáo mà chính quyền trung ương mượn tay, với tín ngưỡng miền biển thờ Liễu Hạnh. ".

Bây giờ là ngày 12 tháng 7 năm 2017.

25/06/2017

Âm nhạc hát văn hầu ở Hà Nội (luận án Hồ Hồng Dung 2017)

Một luận án tiến sĩ âm nhạc học của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, vừa hoàn thành và bảo vệ thành công vào giữa năm 2017 (cam đoan của tác giả ghi ngày 3/5/2017, bản đăng lên mạng ghi ngày 4/5/2017).

Tác giả là cô Hồ Hồng Dung.

11/06/2017

Ba ngôi, ba tòa, là ba nhưng vẫn là một (một thuyết giải từ Ki-tô giáo)

Ba ngôi, ba tòa, liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam, đang được chúng tôi quan tâm. Ví dụ ở một bài mới nhất về Thánh mẫu Liễu Hạnh, tôi đi đến kết cấu kép ở trung tâm của hệ thần Liễu Hạnh, cũng là chuẩn bị cho những luận giải tiếp theo về ba ngôi, ba tòa (xem lại ở đây).