Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

07/03/2025

Hướng đến Hội Phủ Giầy 2025 : đọc ghi chép năm 1910 của Kiều Oánh Mậu khi về Hội năm đó (5)

Các đoạn mang nội dung quan trọng, các đoạn nên thuộc làm lòng của bản diễn Nôm lục bát (từ nguyên bản Hán văn là "Tiên từ phả kí") của Kiều Oánh Mậu năm 1910.

Cụ Kiều dịch ra thơ Nôm, nhưng cũng là lồng thêm các kiến thức mới, các lí giải mới của cụ ở thời điểm năm 1910, nên cơ bản, có thể gọi đây là bản phỏng dịch "Tiên từ phả kí" (văn bản của dòng họ Trần Lê xã Tiên Hương thời Nguyễn).

Các đoạn thơ dưới đây, nên thuộc làm lòng (bản quốc ngữ toàn văn thì xem ở đây).

1. Đại ý toàn sách là câu truyện về vị Tiên đã giáng sinh xuống xã Tiên Hương huyện Thiên Bản (nay là thôn Tiên Hương xã Kim Thái huyện Vụ Bản).

Bởi vậy, toàn cuốn chính là "Tiên Hương Thần Mẫu truyện" (truyện về vị Thần Mẫu xã Tiên Hương) hay "Tiên Hương Thánh Mẫu sự tích" (sự tích về vị Thánh Mẫu xã Tiên Hương).

Vị Tiên của xã Tiên Hương là một trong bộ Tứ Bất Tử của nước Nam. Đặc biệt là nữ trong bộ này (3 vị kia là nam).

Kiều Oánh Mậu viết:

"Trời Nam chung tú mới kỳ,

Bốn người bất tử lại vì nữ Tiên.

Thần Phù Đổng, Thánh Tản Viên,
Đánh Ân, dẹp Thục công yên nước nhà.
Chử Đồng Tử truyện sách ta,
Lam Sơn chân chúa hiển ra mách người.​
Nguyễn Minh Không chốn Phật đài,
Thần thông lục trí nước ngoài biết tên.

Nay người đệ nhị cung tiên,
Phong lưu Ngọc Quýnh Hoa trên thiên đình.

Sáng soi thiện ác rành rành,
Thay trời họa phúc quyền hành một phương.
Kìa kìa hiển tích rõ ràng,
Chớ đem mắt quỷ coi thường người tiên.

Tiên Hương xã ấy huyện Thiên,
Về Sơn Nam trấn cạnh miền núi Gôi."

Nguyên bản (bản in khắc gỗ năm 1910):



2. Có một gia đình nhà Tiên, gồm 3 đời (và nhiều đời) của họ Trần Lê ở xã Tiên Hương thời Nguyễn (xã An Thái thời Lê). Có mộ tổ ở La Hào (chân núi Tiên Hương).

Có Mẫu Đệ Nhất và 2 vị theo hầu, là em dâucháu gái (con của em dâu). Ba vị này chính là Tam vị Thánh Mẫu Phủ Giầy.

Kiều Oánh Mậu viết:

"Vân du tự ý vãng lai,

Đề huề Quảng, Quế lại hai người hầu.

Quảng Cung kìa thực em dâu,

Quế Cung nay thực gái đầu nhà em."


"Ba đời con thánh cháu thần,

La Hào chốn ấy tổ phần dời sang."


3. Kết luận

"Cho hay tiên cũng là người,

Người là tiên ở trên trời lạ chi.

...

Bụt nhà chớ bảo không thiêng,
Này này thần mẫu ở miền bể Nam.
Còn trời, còn nước, còn non,
Còn lăng còn miếu hãy còn làng Tiên.
Nghìn thu quốc điển còn bền,
Truyền kỳ còn lục, phả biên còn tường.

"







4. Kiều Oánh Mậu đã dặn rõ ngay từ đầu đến cuối:

"Kìa kìa hiển tích rõ ràng,

Chớ đem mắt quỷ coi thường người tiên"


và:

"Cho hay tiên cũng là người,
Người là tiên ở trên trời lạ chi."

5. Cuối cùng, chữ "Phủ Dầy" xuất hiện rõ ràng trong tác phẩm năm 1910 này của Kiều Oánh Mậu, mà là dựa hoàn toàn vào tư liệu từ làng Tiên Hương. 



Tài liệu tiếng Pháp năm 1910 thì là "Phủ Giầy", cũng là gắn với xã Tiên Hương.

Phủ Dầy (Kiều Oánh Mậu) = `Phủ Giầy (tài liệu tiếng Pháp) = ngôi đền thờ bộ Tam vị Thánh Mẫu Phủ Giầy mà trung tâm là công chúa Liễu Hạnh = ngôi đền tọa lạc ở xã Tiên Hương thời Nguyễn.


Tháng 3 năm 2025,
Giao Blog

---


..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.