Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhân-loại-học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhân-loại-học. Hiển thị tất cả bài đăng

11/01/2018

"Lévi-Strauss và Emmanuel Todd" (buổi giảng cuối cùng của thầy Shirakawa)

Đến tháng 3 năm nay, thầy Shirakawa - Giáo sư Nhân loại học Văn hóa & Văn hóa Dân gian - của Fukudai sẽ đủ 65 tuổi và về hưu.

Theo thông lệ của đại học ở Nhật Bản, thường sẽ có một buổi giảng cuối cùng của giáo viên chuẩn bị đến ngày về hưu. Buổi giảng cuối cùng của thầy Shirakawa đã diễn ra vào buổi sáng ngày hôm nay, Thứ Năm ngày 11/1/2018, tại phòng học tầng 8 thuộc nhà số 8 trong khuôn viên đại học.

04/11/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : "Hòa nhạc đồng ruộng" lần thứ 13, kỉ niệm việc nhà sư đã đứng lên để giữ lại được bờ xôi ruộng mật

Không phải là "Hòa nhạc đồng quê", mà thực sự là "Hòa nhạc đồng ruộng". Bởi ý tưởng đầu tiên, và cũng là lần đầu tiên buổi hòa nhạc đã tổ chức ngay trên các thửa ruộng tháng 11 vừa thu hoạch xong. Năm 2005.

Những bờ xôi ruộng mật ấy đã giữ lại được từ năm đó (đã ghi nhanh ở đây, và viết thành bài học thuật trong hội thảo năm 2016 ở đây).

19/10/2017

Tiếp tục "ăn thu" ở một làng nông nghiệp : vì mưa, nên 2017 không rước

Hôm trước, là "ăn thu" của các làng chài. Lễ hội lớn nhất trong năm đã được diễn ra. Sau đó là cảnh chuẩn bị cho việc bán hàng (đã đi ở đâyở đây). "Ăn thu" ở các làng chài là "ăn biển" vào mùa thu.

Bây giờ là "ăn thu" ở các làng làm nông. Ở gần biển nhưng không đi biển, cuộc sống hiện tại hầu như không liên quan gì tới biển khơi. "Ăn thu" ở đây là "ăn lúa mới". Lễ hội lớn nhất trong năm thì toát lên ý: mừng cơm mới. Hệt như lễ thường tân (nếm cơm mới) ở làng xã Việt.

Một ngôi làng gắn bó với tôi trong một thời gian khá dài.

19/06/2017

Ảnh hưởng của dân tộc học Nga - Xô đối với học thuật Việt Nam : tọa đàm ngày mai

Thông tin về tọa đàm này, đã đưa ở đây (đầu tháng 4/2017).

Ngày mai, 20/6, là ngày tọa đàm, tại khuôn viên trường Tổng hợp Hà Nội ngày trước (nay là Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội).

Tôi trình bày về nhà dân tộc học lớp tiên phong của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là cụ Lã Văn Lô (1909-1993, nguyên Tri châu Hữu Lũng tỉnh Bắc Giang trước 1945, nguyên trưởng nhóm nghiên cứu của Ủy ban Dân tộc Trung ương thời kì đầu tiên).

15/05/2017

Phí Hiếu Thông với Đại học Vân Nam, và chức vụ trong Đảng

Đàn anh của mình là đệ tử lớp cuối cùng của cụ Phí. Mùa hè năm 2000, tại Bắc Kinh, trên diễn đàn Hội nghị giữa kì của Hiệp hội Nhân loại học Thế giới, cụ Phí có đọc một báo cáo/diễn văn.

Lúc đó, cụ thay mặt giới Dân tộc học - Nhân loại học Trung Quốc trình bày một báo cáo đề dẫn. Do tuổi cao sức yếu, cụ chỉ đọc khoảng 1 trang đầu tiên, rồi sau đó gọi đệ tử (tức đàn anh) lên đọc thay phần còn lại.

10/05/2017

Minh Thệ ở Hải Phòng 2017 : ​Hội thề không tham nhũng thành di sản quốc gia

Về hội cắt máu ăn thề này, mình công bố bài viết học thuật chính thức năm 2012 (khi tiện thì sẽ cho bản chụp lên blog này), trước đó thì có những mẩu ngắn trên báo chí phổ thông. Bản rút gọn bằng tiếng Nhật và tiếng Trung thì đã đăng ở cuốn sách sau (in năm 2014). Bài năm 2012 thì được phía tạp chí đề nghị đổi tên (tên do tạp chí đưa ra), còn bản tiếng Nhật và tiếng Trung thì giữ nguyên tên ban đầu.

26/04/2017

Vụ án mạng ở khu chợ Cách Linh, của 90 năm về trước

Hôm trước, lúc du lãng đã ghé thăm đôi chuông Đà Quận (chùa Viên Minh). Xem thông tin liên quan ở đâyở đây.

Cũng trong thời gian đó, nghe rất nhiều câu chuyện linh dị ở trong vùng. Trong đó, có cụ Ph. (cựu chủ tịch ngày trước) nhắc đến vụ án mạng ở khu chợ Cách Linh. Tưởng đâu tới cả 90 năm hay một thế kỉ trước ! 

Chỉ biết nghe thế.

Nhưng bây giờ, thì thấy luôn bài báo năm 1927, tức đúng 90 trước, về đúng vụ án mạng đó.

14/02/2017

Ngày 14 tháng 2 và sự kiện thuyền trưởng lừng danh Cook tử trận ở vùng đảo xa, năm 1779

Câu chuyện dài về thuyền trưởng Cook và những lần tiếp xúc với thổ dân vùng đảo xa xôi, thời xa xôi, là những trang mở đầu cho chuyên môn dân tộc học/dân tộc chí của chúng tôi.

Sau này, chúng tôi đọc về ông qua Salins. Thật ra, nhà dân tộc học Salins đã góp phần phát hiện lại ông.

Hôm nay, 14 tháng 2, là ngày Cook tử trận. Đó là năm 1779.

14/12/2016

Hội thảo Nguồn lực Văn hóa - một ít ảnh (Khoa Nhân học, 13-14/12/2016)

Hội thảo đã kết thúc vào trưa ngày 14/12, sau một ngày rưỡi làm việc khẩn trương (gần 40 báo cáo trên tổng số hơn 70 tham luận đã được trình bày tại 5 tiểu ban).

Dưới là một ít ảnh, mang tính ví dụ, từ nguồn trực tuyến.

16/11/2016

Phát hiện khảo cổ học : quan tài chứa xác ướp Ai Cập mấy ngàn năm trước

Quan tài được trang trí quá đẹp. Cả mấy ngàn năm vẫn tươi như vừa mới vẽ ? Mới đến độ rất, rất khó tin.

Độ bền của một số thứ màu mà con người đã chế ra được, trong quá khứ, có khi vượt qua cả khoảng thời gian tới mấy ngàn năm chăng ?

Ví dụ khác thì là những bức tranh vách đá tô màu ở núi Phia Lài khu vực Tả Giang bên Quảng Tây (Trung Quốc) cũng tồn tại lâu dài như vậy (mới đây, những bức vẽ vĩ đại này của người Choang đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới, đã điểm tin ở đây - tháng 7/2016).

21/10/2016

Lévi-Strauss viết về Nhật Bản (đã có bản dịch tiếng Việt)

Dĩ nhiên Levi-Strauss không biết tiếng Nhật.

Nhưng ông từng cho biết: các bản dịch tiếng Nhật dành cho số tác phẩm của ông có chất lượng mà ông ưng ý nhất, trong đó có cả những dịch phẩm còn tốt hơn cả nguyên bản tiếng Pháp (trong việc truyền tải suy nghĩ của ông tới độc giả)!

Lí do ông cho biết: cách làm việc của giới khoa học Nhật Bản dành cho việc dịch thuật làm ông khâm phục. Chi tiết về việc này, sẽ được viết kĩ ở một dịp khác.

Bây giờ là giới thiệu một bản dịch tiếng Việt cho tác phẩm của ông (bằng tiếng Pháp) về nước Nhật.

25/03/2016

Chung và riêng giữa Tân Sử học và Dân tộc học (tôi viết về Tạ Chí Đại Trường, năm 2010)

Bài đã viết từ lâu, khoảng 6 - 7 năm về trước. Đã in năm 2010, sau đó đăng lại trên mạng Da Màu (ở đây).

Khác với một số bản thảo liên quan đến sử học, riêng bài này, không có điều kiện trao đổi với ông Tạ. Bởi lúc đó, ông Tạ báo là sức khỏe không tốt (một bài khác về cùng chủ đề Tứ Vị Thánh Nương ở Nghệ An công bố trước bài này, thì trao đi đổi lại nhiều lần).

Về bản toàn văn, nếu trên mạng thì đọc ở Da Màu. Dưới là đoạn viết về cách tiếp cận Sử học (Tân Sử học) của Tạ Chí Đại Trường, cũng là chỗ chung và chỗ riêng với Dân tộc học - Nhân loại học Văn hóa của tôi.

23/03/2016

Về dân tộc học và nhân học (những bài của Nguyễn Văn Chính)

Khoảng 10 năm trước, bài dài đã xuất hiện trên tạp chí chuyên ngành.

Tình hình đã có thay đổi trong khoảng 10 năm đó.

Nhưng nội dung của bài thì vẫn nguyên như trước.